Hàng loạt tờ báo Anh đã cho biết thông tin được xác nhận rằng chiếc tàu sân bay lớn nhất của nước này đang sử dụng Windows XP cho mọi hệ thống điều khiển trên tàu và việc nâng cấp một hệ điều hành khác cho chiếc tàu sân bay này là điều không thể trong tương lai gần sắp tới. Nguồn ảnh: Sina.Với những chiếc máy tính cá nhân hiện tại, Windows XP cũng đã là quá lỗi thời và trong khoảng 10 năm trở lại đây số lượng máy tính sử dụng hệ điều hành này đang ngày càng giảm. Hiện nay, sau nhiều năm bị ngừng hỗ trợ, hệ điều hành Windows XP đã đang và sẽ có hàng nghìn lỗ hổng bảo mật trong tương lai và chắc chắn những lỗ hổng đó sẽ không được vá vì hệ điều hành này vốn dĩ đã bị cả nhà sản xuất và người dùng bỏ rơi từ lâu. Nguồn ảnh: Sina.Việc tàu sân bay HMS Queen Elizabeth sử dụng hệ thống phần mềm chạy trên Windows XP có thể là do hai nguyên nhân chính. Thứ nhất, những phần mềm đang được sử dụng trên tàu Queen Elizabeth vốn dĩ đã được Hải quân Anh sử dụng từ lâu, các phần mềm đó được đồng bộ với nhiều hệ thống trong toàn bộ mạng lưới thiết bị quân sự trải rộng trên khắp nước Anh. Hệ thống này chắc chắn đã được xây dựng từ lâu và việc sử dụng Windows XP cho những hệ thống đã có tuổi đời trên 10 năm cũng là điều dễ hiểu. Nguồn ảnh: Sina.Lý do thứ hai, bản thân tàu sân bay HMS Queen Elizabeth vốn cũng đã được thiết kế từ năm 2006. Trong thời gian đó, Windows XP vẫn được coi là phiên bản hệ điều hành gọn nhẹ và ổn định nhất cho mọi hệ thống máy tính. Chính quá trình hoàn thiện kéo dài tới hàng chục năm đã khiến từ một hệ thống hệ điều hành được coi là "ổn định" trở thành "lạc hậu". Nguồn ảnh: Sina.Việc sử dụng các phiên bản hệ điều hành lạc hậu không phải là vấn đề riêng của chiếc tàu sân bay lớn nhất nước Anh này mà nó còn là vấn đề chung của toàn bộ các công trình, dự án ở cả lĩnh vực quân sự lẫn dân sự có thời gian thi công kéo dài hàng chục năm. Nguồn ảnh: Sina.Theo đó, trên bản vẽ thiết kế các kỹ sư trưởng sẽ sử dụng những công nghệ mới nhất, những hệ thống phần mềm hiện đại nhất lúc bấy giờ những đến khi công trình được hoàn thiệt sau hàng chục năm thì chắc chắn các thiết bị, thiết kế đó sẽ bị lỗi thời. Nguồn ảnh: Sina.Các tờ báo của Anh cho rằng, hiện tại Hải quân Anh cũng chỉ có thể thực hiện việc tìm kiếm, phát hiện, vá lỗi và cải thiện hiệu suất chiến đấu, làm việc của hệ thống phần mềm máy tính trên chiếc HMS Queen Elizabeth một cách thủ công bằng tay, hoàn toàn không nhận được bất cứ sự giúp đỡ nào của hãng phần mềm Microsoft. Ngoài ra, các hệ thống máy tính trên tàu cũng được hoạt động theo kiểu độc lập, không có kết nối internet và kết nối USB để đảm bảo tính an toàn, ngăn cản mã độc lây lan trong trường hợp cố ý phá hoại. Nguồn ảnh: Sina.Việc nâng cấp hệ điều hành cho chiếc tàu sân bay này được coi là nhiệm vụ bất khả thi nhất là trong tương lai gần. Việc nâng cấp hệ điều hành sẽ dẫn tới việc các phiên bản phần mềm của hệ thống điều khiển có thể sẽ không tương thích, đòi hỏi phải viết lại. Chưa kể, các hệ thống phần cứng sử dụng trên tàu sân bay cũng rất khác so với hệ thống phần cứng của các máy tính cá nhân và khó có thể tương thích được với các phiên bản hệ điều hành mới. Nguồn ảnh: Sina.Tàu sân bay lớn nhất lịch sử Hải quân Hoàng gia Anh chiếc HMS Queen Elizabeth hiện đang thực hiện hành trình chạy thử trên biển lần đầu tiên. Chiếc tàu sân bay trị giá 4,5 tỷ USD này dự kiến sẽ được đưa vào biên chế chính thức vào năm 2020 tới đây. Nguồn ảnh: Sina.Từ giờ tới lúc đó, các kỹ sư thiết kế sẽ còn rất nhiều việc để làm với con tàu bao gồm cả việc nâng cấp hệ thống phần mềm trên tàu. Nhất là trong thời điểm hiện tại khi những cuộc tấn công của tin tặc đang diễn ra ngày càng nhiều và có quy mô ngày càng lớn thì chiếc tàu sân bay này càng không được chủ quan. Nguồn ảnh: Sina.Sử dụng hệ thống phóng máy bay kiểu cũ, không có động cơ hạt nhân nhưng lại có giá thành lên tới 4,5 tỷ USD, trong tương lai gần sắp tới khó có chiếc tàu chiến nào của Hải quân Anh vượt qua được giá thành "cắt cổ" của chiếc tàu sân bay này. Nguồn ảnh: Sina.
Hàng loạt tờ báo Anh đã cho biết thông tin được xác nhận rằng chiếc tàu sân bay lớn nhất của nước này đang sử dụng Windows XP cho mọi hệ thống điều khiển trên tàu và việc nâng cấp một hệ điều hành khác cho chiếc tàu sân bay này là điều không thể trong tương lai gần sắp tới. Nguồn ảnh: Sina.
Với những chiếc máy tính cá nhân hiện tại, Windows XP cũng đã là quá lỗi thời và trong khoảng 10 năm trở lại đây số lượng máy tính sử dụng hệ điều hành này đang ngày càng giảm. Hiện nay, sau nhiều năm bị ngừng hỗ trợ, hệ điều hành Windows XP đã đang và sẽ có hàng nghìn lỗ hổng bảo mật trong tương lai và chắc chắn những lỗ hổng đó sẽ không được vá vì hệ điều hành này vốn dĩ đã bị cả nhà sản xuất và người dùng bỏ rơi từ lâu. Nguồn ảnh: Sina.
Việc tàu sân bay HMS Queen Elizabeth sử dụng hệ thống phần mềm chạy trên Windows XP có thể là do hai nguyên nhân chính. Thứ nhất, những phần mềm đang được sử dụng trên tàu Queen Elizabeth vốn dĩ đã được Hải quân Anh sử dụng từ lâu, các phần mềm đó được đồng bộ với nhiều hệ thống trong toàn bộ mạng lưới thiết bị quân sự trải rộng trên khắp nước Anh. Hệ thống này chắc chắn đã được xây dựng từ lâu và việc sử dụng Windows XP cho những hệ thống đã có tuổi đời trên 10 năm cũng là điều dễ hiểu. Nguồn ảnh: Sina.
Lý do thứ hai, bản thân tàu sân bay HMS Queen Elizabeth vốn cũng đã được thiết kế từ năm 2006. Trong thời gian đó, Windows XP vẫn được coi là phiên bản hệ điều hành gọn nhẹ và ổn định nhất cho mọi hệ thống máy tính. Chính quá trình hoàn thiện kéo dài tới hàng chục năm đã khiến từ một hệ thống hệ điều hành được coi là "ổn định" trở thành "lạc hậu". Nguồn ảnh: Sina.
Việc sử dụng các phiên bản hệ điều hành lạc hậu không phải là vấn đề riêng của chiếc tàu sân bay lớn nhất nước Anh này mà nó còn là vấn đề chung của toàn bộ các công trình, dự án ở cả lĩnh vực quân sự lẫn dân sự có thời gian thi công kéo dài hàng chục năm. Nguồn ảnh: Sina.
Theo đó, trên bản vẽ thiết kế các kỹ sư trưởng sẽ sử dụng những công nghệ mới nhất, những hệ thống phần mềm hiện đại nhất lúc bấy giờ những đến khi công trình được hoàn thiệt sau hàng chục năm thì chắc chắn các thiết bị, thiết kế đó sẽ bị lỗi thời. Nguồn ảnh: Sina.
Các tờ báo của Anh cho rằng, hiện tại Hải quân Anh cũng chỉ có thể thực hiện việc tìm kiếm, phát hiện, vá lỗi và cải thiện hiệu suất chiến đấu, làm việc của hệ thống phần mềm máy tính trên chiếc HMS Queen Elizabeth một cách thủ công bằng tay, hoàn toàn không nhận được bất cứ sự giúp đỡ nào của hãng phần mềm Microsoft. Ngoài ra, các hệ thống máy tính trên tàu cũng được hoạt động theo kiểu độc lập, không có kết nối internet và kết nối USB để đảm bảo tính an toàn, ngăn cản mã độc lây lan trong trường hợp cố ý phá hoại. Nguồn ảnh: Sina.
Việc nâng cấp hệ điều hành cho chiếc tàu sân bay này được coi là nhiệm vụ bất khả thi nhất là trong tương lai gần. Việc nâng cấp hệ điều hành sẽ dẫn tới việc các phiên bản phần mềm của hệ thống điều khiển có thể sẽ không tương thích, đòi hỏi phải viết lại. Chưa kể, các hệ thống phần cứng sử dụng trên tàu sân bay cũng rất khác so với hệ thống phần cứng của các máy tính cá nhân và khó có thể tương thích được với các phiên bản hệ điều hành mới. Nguồn ảnh: Sina.
Tàu sân bay lớn nhất lịch sử Hải quân Hoàng gia Anh chiếc HMS Queen Elizabeth hiện đang thực hiện hành trình chạy thử trên biển lần đầu tiên. Chiếc tàu sân bay trị giá 4,5 tỷ USD này dự kiến sẽ được đưa vào biên chế chính thức vào năm 2020 tới đây. Nguồn ảnh: Sina.
Từ giờ tới lúc đó, các kỹ sư thiết kế sẽ còn rất nhiều việc để làm với con tàu bao gồm cả việc nâng cấp hệ thống phần mềm trên tàu. Nhất là trong thời điểm hiện tại khi những cuộc tấn công của tin tặc đang diễn ra ngày càng nhiều và có quy mô ngày càng lớn thì chiếc tàu sân bay này càng không được chủ quan. Nguồn ảnh: Sina.
Sử dụng hệ thống phóng máy bay kiểu cũ, không có động cơ hạt nhân nhưng lại có giá thành lên tới 4,5 tỷ USD, trong tương lai gần sắp tới khó có chiếc tàu chiến nào của Hải quân Anh vượt qua được giá thành "cắt cổ" của chiếc tàu sân bay này. Nguồn ảnh: Sina.