Hôm 6/6 vừa qua, tàu sân bay HMS Queen Elizabeth (R08) của Hải quân Hoàng gia Anh đã nhận đủ 700 thủy thủ đoàn và sỹ quan điều khiển, sẵn sàng "vươn khơi, bám biển" bất cứ lúc nào. Nguồn ảnh: Crown.Những thủy thủ được vinh hạnh phục vụ trên con tàu sân bay lớn nhất lịch sử nước Anh này phần lớn là những người đã từng có kinh nghiệm phục vụ trên các tàu sân bay khác của Anh, ngoài ra cũng có không ít thủy thủ vừa mới tốt nghiệp từ Học viện Hải quân Hoàng gia Anh. Nguồn ảnh: Crown.Tất cả các sỹ quan chỉ huy đều là những người có dày dặn kinh nghiệm đi biển. Với phần lớn các thủy thủ đoàn và sỹ quan được nhận nhiệm vụ phục vụ trên tàu sân bay HMS Queen Elizabeth lần này, rất có thể đây sẽ là con tàu cuối cùng họ được phục vụ trước khi... nghỉ hưu vì tuổi thọ của một con tàu sân bay có thể lên tới 40 năm. Nguồn ảnh: Crown.Theo thiết kế, tàu sân bay lớn nhất nước Anh sẽ có biên chế thủy thủ đoàn khoảng 679 người trong đó bao gồm cả các sỹ quan chỉ huy. Con tàu mang tên Nữ hoàng Elizabeth này có độ giãn nước 77.800 tấn, dài 280 mét, lườn rộng 73 mét và mớm nước tới 11 mét. Nguồn ảnh: Crown.Bắt đầu được đóng mới từ năm 2008, chi phí để đóng con tàu này tốn tới 3,1 tỷ Bảng Anh, tương đương với khoảng 4,5 tỷ USD. Mặc dù chi phí đóng mới cực kỳ tốn kém, tuy nhiên tàu sân bay HMS Queen Elizabeth lại vẫn sử dụng hệ thống cầu nhảy để cất cánh máy bay thay vì dùng hệ thống phóng máy bay. Nguồn ảnh: Crown.Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth cũng không sử dụng động cơ hạt nhân. Hiện tại trên thế giới mới chỉ có Mỹ và Pháp có thể làm chủ được công nghệ đóng tàu sân bay sử dụng động cơ hạt nhân. Nước Anh vẫn chưa có khả năng tự đóng được tàu sân bay sử dụng động cơ hạt nhân. Nguồn ảnh: Crown.Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth có tầm hoạt động lên tới 19.000 km, tốc độ tối đa tàu có thể đạt được lên tới 25 hải lý tương đương với 46 km/h. Tàu được trang bị 3 pháo cao tốc Palanx và 4 pháo tự động 30 mm để phòng thủ tầm gần. Nguồn ảnh: Crown.Con tàu sân bay lớn nhất lịch sử nước Anh này có khả năng chở được tối đa 40 máy bay chiến đấu. Tuy nhiên nhiều thông tin cho rằng HMS Queen Elizabeth có thể mang theo tới 50, thậm chí là 70 chiến đấu cơ các loại. Nguồn ảnh: Crown.Được áp dụng nhiều công nghệ tự động hóa điều khiển tiên tiến, tàu sân bay HMS Queen Elizabeth không cần nhiều người điều khiển. 700 thủy thủ vừa được biên chế sẽ thay nhau làm việc mỗi ngày 2 ca mỗi ca 12 tiếng. Điều đó có nghĩa mỗi ca làm việc tàu HMS Queen Elizabeth chỉ cần khoảng 300 người điều khiển. Nguồn ảnh: Crown.Các thủy thủ vừa được nhận về tàu sân bay HMS Queen Elizabeth sẽ bắt đầu quá trình luyện tập, làm quen với việc điều khiển tàu trước khi con tàu này được đưa ra chạy thử nghiệm những lần cuối cùng trước khi được dự kiến gia nhập chính thức vào biên chế Hải quân Hoàng gia Anh, dự kiến vào cuối năm 2017 này. Nguồn ảnh: Crown.Queen Elizabeth cũng là con tàu đầu tiên trong lớp tàu sân bay cùng tên của Hải quân Hoàng gia Anh. Dự kiến Anh sẽ đóng thêm một chiếc tàu sân bay nữa thuộc loại này. Nguồn ảnh: Crown.
Hôm 6/6 vừa qua, tàu sân bay HMS Queen Elizabeth (R08) của Hải quân Hoàng gia Anh đã nhận đủ 700 thủy thủ đoàn và sỹ quan điều khiển, sẵn sàng "vươn khơi, bám biển" bất cứ lúc nào. Nguồn ảnh: Crown.
Những thủy thủ được vinh hạnh phục vụ trên con tàu sân bay lớn nhất lịch sử nước Anh này phần lớn là những người đã từng có kinh nghiệm phục vụ trên các tàu sân bay khác của Anh, ngoài ra cũng có không ít thủy thủ vừa mới tốt nghiệp từ Học viện Hải quân Hoàng gia Anh. Nguồn ảnh: Crown.
Tất cả các sỹ quan chỉ huy đều là những người có dày dặn kinh nghiệm đi biển. Với phần lớn các thủy thủ đoàn và sỹ quan được nhận nhiệm vụ phục vụ trên tàu sân bay HMS Queen Elizabeth lần này, rất có thể đây sẽ là con tàu cuối cùng họ được phục vụ trước khi... nghỉ hưu vì tuổi thọ của một con tàu sân bay có thể lên tới 40 năm. Nguồn ảnh: Crown.
Theo thiết kế, tàu sân bay lớn nhất nước Anh sẽ có biên chế thủy thủ đoàn khoảng 679 người trong đó bao gồm cả các sỹ quan chỉ huy. Con tàu mang tên Nữ hoàng Elizabeth này có độ giãn nước 77.800 tấn, dài 280 mét, lườn rộng 73 mét và mớm nước tới 11 mét. Nguồn ảnh: Crown.
Bắt đầu được đóng mới từ năm 2008, chi phí để đóng con tàu này tốn tới 3,1 tỷ Bảng Anh, tương đương với khoảng 4,5 tỷ USD. Mặc dù chi phí đóng mới cực kỳ tốn kém, tuy nhiên tàu sân bay HMS Queen Elizabeth lại vẫn sử dụng hệ thống cầu nhảy để cất cánh máy bay thay vì dùng hệ thống phóng máy bay. Nguồn ảnh: Crown.
Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth cũng không sử dụng động cơ hạt nhân. Hiện tại trên thế giới mới chỉ có Mỹ và Pháp có thể làm chủ được công nghệ đóng tàu sân bay sử dụng động cơ hạt nhân. Nước Anh vẫn chưa có khả năng tự đóng được tàu sân bay sử dụng động cơ hạt nhân. Nguồn ảnh: Crown.
Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth có tầm hoạt động lên tới 19.000 km, tốc độ tối đa tàu có thể đạt được lên tới 25 hải lý tương đương với 46 km/h. Tàu được trang bị 3 pháo cao tốc Palanx và 4 pháo tự động 30 mm để phòng thủ tầm gần. Nguồn ảnh: Crown.
Con tàu sân bay lớn nhất lịch sử nước Anh này có khả năng chở được tối đa 40 máy bay chiến đấu. Tuy nhiên nhiều thông tin cho rằng HMS Queen Elizabeth có thể mang theo tới 50, thậm chí là 70 chiến đấu cơ các loại. Nguồn ảnh: Crown.
Được áp dụng nhiều công nghệ tự động hóa điều khiển tiên tiến, tàu sân bay HMS Queen Elizabeth không cần nhiều người điều khiển. 700 thủy thủ vừa được biên chế sẽ thay nhau làm việc mỗi ngày 2 ca mỗi ca 12 tiếng. Điều đó có nghĩa mỗi ca làm việc tàu HMS Queen Elizabeth chỉ cần khoảng 300 người điều khiển. Nguồn ảnh: Crown.
Các thủy thủ vừa được nhận về tàu sân bay HMS Queen Elizabeth sẽ bắt đầu quá trình luyện tập, làm quen với việc điều khiển tàu trước khi con tàu này được đưa ra chạy thử nghiệm những lần cuối cùng trước khi được dự kiến gia nhập chính thức vào biên chế Hải quân Hoàng gia Anh, dự kiến vào cuối năm 2017 này. Nguồn ảnh: Crown.
Queen Elizabeth cũng là con tàu đầu tiên trong lớp tàu sân bay cùng tên của Hải quân Hoàng gia Anh. Dự kiến Anh sẽ đóng thêm một chiếc tàu sân bay nữa thuộc loại này. Nguồn ảnh: Crown.