Có giá thành lên tới 3 tỷ Bảng, HMS Queen Elizabeth là chiếc tàu sân bay lớn nhất nước Anh. Đồng thời nó cũng sở hữu giá thành đóng mới đắt đỏ nhất trong lịch sử lực lượng Hải quân nước này. Hôm 26/6/2017, tàu sân bay HMS Queen Elizabeth đã thực hiện chuyến chạy thử trên biển lần đầu tiên của mình. Nguồn ảnh: Sina.Dự kiến, tới cuối năm 2017 này chiếc HMS Queen Elizabeth sẽ được biên chế chính thức vào Hải quân Hoàng gia Anh. Mặc dù hiện tại vẫn còn nằm ngoài biên chế, chiếc HMS Queen Elizabeth đã "cầm chắc" một xuất vào vị trí Soái hạm (Flagship) của lực lượng Hải quân Hoàng gia Anh. Nguồn ảnh: Sina.Có chiều dài 280 mét, lượng giãn nước 65.000 tấn, đây là con tàu lớn nhất của lực lượng Hải quân Hoàng gia Anh tính đến thời điểm hiện tại. Trong chuyến chạy thử đầu tiên này, tàu sân bay HMS Queen Elizabeth sẽ được kiểm tra khoảng 54 tính năng kỹ thuật khác nhau trong đó quan trọng nhất là bộ phận máy, bánh lái và các hệ thống cảm biến, định vị trên tàu. Nguồn ảnh: Sina.Bên trong con tàu vẫn ngổn ngang như một công trường. Mặc dù có chi phí đóng mới lên tới 3 tỷ Bảng Anh, tương đương với khoảng 4,5 tỷ USD, đây vẫn chỉ là một con tàu sân bay sử dụng động cơ thông thường, không phải tàu sân bay sử dụng động cơ hạt nhân. Có thể khẳng định, đây là chiếc tàu sân bay loại thường đắt nhất trong lịch sử Hải quân thế giới. Cái giá 4,5 tỷ USD bằng với giá thành đóng mới một chiếc tàu sân bay lớp Nimitz sử dụng động cơ hạt nhân của Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.Ngoài ra, dù có giá thành lớn tới như vậy, chiếc tàu sân bay lớn nhất nước Anh này cũng vẫn sử dụng kiểu cất cánh cầu nhảy kiểu cũ, nghĩa là trên tàu không có hệ thống phóng máy bay hiện đại mà chỉ có hệ thống dây cáp hãm thu hồi máy bay hạ cánh. Việc tốn quá nhiều chi phí nhưng lại mang trong mình toàn công nghệ "cổ" khiến dư luận nước Anh đặc biệt là giới báo chí đã phải đặt ra nhiều dấu hỏi về thực lực của chiếc tàu sân bay này từ trước khi nó được hạ thủy. Nguồn ảnh: Sina.Trước khi được chính thức ra khơi lần đầu tiên, chiếc HMS Queen Elizabeth vẫn còn ngồn ngang như một đại công trường. Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth có khả năng mang theo khoảng 40 máy bay chiến đấu các loại, tối đa khoảng 50 máy bay và có thể mở rộng lên tới 70 chiếc. Dự kiến trong tương lai, những chiếc F-35B đầu tiên của Hải quân Hoàng gia Anh sẽ nằm trong biên chế của chiếc tàu sân bay này. Nguồn ảnh: Sina.Khu vực thang máy di chuyển máy bay từ dưới nhà chứa lên đường băng trên boong tàu. Việc được trang bị các chiến đấu cơ F-35B với khả năng cất cánh thẳng đứng sẽ khiến HMS Queen Elizabeth tăng cường tối đa khả năng hoạt động của mình, khi đó hệ thống cầu nhảy trên máy bay chỉ còn mang tác dụng "làm cảnh". Nguồn ảnh: Sina.Do không sử dụng động cơ hạt nhân nên chiếc tàu sân bay này chỉ có thể hoạt động được tối đa khoảng 19.000 km trước trước khi hết nhiên liệu. Tốc độ tối đa mà con tàu có thể đạt được vào khoảng 25 hải lý trên giờ, tương đương với khoảng 46 km/h, hơi chậm so với các loại tàu sân bay sử dụng động cơ hạt nhân hiện tại. Nguồn ảnh: Sina.Hôm 26/6 vừa rồi, chiếc HMS Queen Elizabeth đã chính thức rời cảng đóng tàu Rosyth để di chuyển tới vùng biển Scottish của nước này trong chuyến đi thử nghiệm lần đầu tiên. Giới quan sát cho rằng, chuyến di chuyển này sẽ ít gặp phải vướng mắc nào khó khăn do hệ thống động cơ và truyền lực của HMS Queen Elizabeth được thiết kế theo kiểu truyền thống, đảm bảo ổn định và ít xảy ra vấn đề nghiêm trọng trong quá trình vận hành. Nguồn ảnh: Sina.Điểm yếu được nhắc tới nhiều nhất trong những ngày vừa qua của chiếc HMS Queen Elizabeth chính là ở hệ thống tác chiến điện tử của nó, một vài tờ báo uy tín của Anh đã đưa ra đầy đủ bằng chứng về việc chiếc HMS Queen Elizabeth quá yếu thế và sẽ dễ bị tổn thương thậm chí là bị "vô hiệu hóa hoàn toàn" trong trường hợp bị đối phương tấn công áp chế điện tử quy mô lớn. Nguồn ảnh: Sina.
Có giá thành lên tới 3 tỷ Bảng, HMS Queen Elizabeth là chiếc tàu sân bay lớn nhất nước Anh. Đồng thời nó cũng sở hữu giá thành đóng mới đắt đỏ nhất trong lịch sử lực lượng Hải quân nước này. Hôm 26/6/2017, tàu sân bay HMS Queen Elizabeth đã thực hiện chuyến chạy thử trên biển lần đầu tiên của mình. Nguồn ảnh: Sina.
Dự kiến, tới cuối năm 2017 này chiếc HMS Queen Elizabeth sẽ được biên chế chính thức vào Hải quân Hoàng gia Anh. Mặc dù hiện tại vẫn còn nằm ngoài biên chế, chiếc HMS Queen Elizabeth đã "cầm chắc" một xuất vào vị trí Soái hạm (Flagship) của lực lượng Hải quân Hoàng gia Anh. Nguồn ảnh: Sina.
Có chiều dài 280 mét, lượng giãn nước 65.000 tấn, đây là con tàu lớn nhất của lực lượng Hải quân Hoàng gia Anh tính đến thời điểm hiện tại. Trong chuyến chạy thử đầu tiên này, tàu sân bay HMS Queen Elizabeth sẽ được kiểm tra khoảng 54 tính năng kỹ thuật khác nhau trong đó quan trọng nhất là bộ phận máy, bánh lái và các hệ thống cảm biến, định vị trên tàu. Nguồn ảnh: Sina.
Bên trong con tàu vẫn ngổn ngang như một công trường. Mặc dù có chi phí đóng mới lên tới 3 tỷ Bảng Anh, tương đương với khoảng 4,5 tỷ USD, đây vẫn chỉ là một con tàu sân bay sử dụng động cơ thông thường, không phải tàu sân bay sử dụng động cơ hạt nhân. Có thể khẳng định, đây là chiếc tàu sân bay loại thường đắt nhất trong lịch sử Hải quân thế giới. Cái giá 4,5 tỷ USD bằng với giá thành đóng mới một chiếc tàu sân bay lớp Nimitz sử dụng động cơ hạt nhân của Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.
Ngoài ra, dù có giá thành lớn tới như vậy, chiếc tàu sân bay lớn nhất nước Anh này cũng vẫn sử dụng kiểu cất cánh cầu nhảy kiểu cũ, nghĩa là trên tàu không có hệ thống phóng máy bay hiện đại mà chỉ có hệ thống dây cáp hãm thu hồi máy bay hạ cánh. Việc tốn quá nhiều chi phí nhưng lại mang trong mình toàn công nghệ "cổ" khiến dư luận nước Anh đặc biệt là giới báo chí đã phải đặt ra nhiều dấu hỏi về thực lực của chiếc tàu sân bay này từ trước khi nó được hạ thủy. Nguồn ảnh: Sina.
Trước khi được chính thức ra khơi lần đầu tiên, chiếc HMS Queen Elizabeth vẫn còn ngồn ngang như một đại công trường. Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth có khả năng mang theo khoảng 40 máy bay chiến đấu các loại, tối đa khoảng 50 máy bay và có thể mở rộng lên tới 70 chiếc. Dự kiến trong tương lai, những chiếc F-35B đầu tiên của Hải quân Hoàng gia Anh sẽ nằm trong biên chế của chiếc tàu sân bay này. Nguồn ảnh: Sina.
Khu vực thang máy di chuyển máy bay từ dưới nhà chứa lên đường băng trên boong tàu. Việc được trang bị các chiến đấu cơ F-35B với khả năng cất cánh thẳng đứng sẽ khiến HMS Queen Elizabeth tăng cường tối đa khả năng hoạt động của mình, khi đó hệ thống cầu nhảy trên máy bay chỉ còn mang tác dụng "làm cảnh". Nguồn ảnh: Sina.
Do không sử dụng động cơ hạt nhân nên chiếc tàu sân bay này chỉ có thể hoạt động được tối đa khoảng 19.000 km trước trước khi hết nhiên liệu. Tốc độ tối đa mà con tàu có thể đạt được vào khoảng 25 hải lý trên giờ, tương đương với khoảng 46 km/h, hơi chậm so với các loại tàu sân bay sử dụng động cơ hạt nhân hiện tại. Nguồn ảnh: Sina.
Hôm 26/6 vừa rồi, chiếc HMS Queen Elizabeth đã chính thức rời cảng đóng tàu Rosyth để di chuyển tới vùng biển Scottish của nước này trong chuyến đi thử nghiệm lần đầu tiên. Giới quan sát cho rằng, chuyến di chuyển này sẽ ít gặp phải vướng mắc nào khó khăn do hệ thống động cơ và truyền lực của HMS Queen Elizabeth được thiết kế theo kiểu truyền thống, đảm bảo ổn định và ít xảy ra vấn đề nghiêm trọng trong quá trình vận hành. Nguồn ảnh: Sina.
Điểm yếu được nhắc tới nhiều nhất trong những ngày vừa qua của chiếc HMS Queen Elizabeth chính là ở hệ thống tác chiến điện tử của nó, một vài tờ báo uy tín của Anh đã đưa ra đầy đủ bằng chứng về việc chiếc HMS Queen Elizabeth quá yếu thế và sẽ dễ bị tổn thương thậm chí là bị "vô hiệu hóa hoàn toàn" trong trường hợp bị đối phương tấn công áp chế điện tử quy mô lớn. Nguồn ảnh: Sina.