Mới đây, một khoảnh khắc kịch tính lại xảy ra trên chiến trường Ukraine, khi Quân đội Ukraine bất ngờ tung lực lượng vào khu vực Kherson; chỉ trong vài ngày, đã chọc thủng tuyến phòng thủ do quân đội Nga xây dựng kiên cố từ trước.Lực lượng tấn công của quân Ukraine bao gồm một số binh lính của đơn vị bộ binh cơ giới, đã đột nhập vào Hull; nơi đây cách khu vực phòng thủ phía bắc Kherson hơn 70 km, nằm ở bờ tây sông Dnepr và do quân đội Nga đang trấn giữ, đã bị xuyên thủng.Phóng viên chiến trường Nga Roman Sapenkov viết trên trang mạng xã hội Telegram của ông rằng, nhóm tấn công của lực lượng cơ giới Ukraine, cũng đã tiến hành ngụy trang thích hợp, sơn các phương tiện chiến đấu của họ với biểu tượng chiến thuật "V" và "Z" của quân đội Nga.Lực lượng tấn công của Ukraine đã tổ chức đột nhập vào sâu tung thâm trận địa phòng ngự của quân Nga, sau đó nhanh chóng vào thế “cài răng lược” với quân Nga.Khi đó cả quân Nga và Ukraine đang ở thế “cài răng lược”, nên các đơn vị pháo binh trên bờ phía đông sông Dnepr của quân đội Nga, vì sợ có thể bắn nhầm vào “quân mình”, nên đã không dám nổ súng. Do vậy chỉ trong vòng một giờ, mũi tiến công của quân Ukraine đã tiến sâu vào hậu cứ của tuyến phòng thủ Nga.Quân đội Ukraine cũng đã điều động máy bay không người lái, xâm nhập hơn 200 km vào Nga và thực hiện một cuộc tấn công xuyên biên giới vào căn cứ Shekovka ở Kaluga, nằm sâu trong lãnh thổ Nga. Mặc dù cuộc tấn công trên không gây tổn thất cho quân đội Nga; tuy nhiên việc để một chiếc UAV tầm trung-xa, đã bay hàng chục phút ở khu vực biên giới khiến tình hình căng thẳng. Mặc dù chiếc UAV với đặc điểm mục tiêu rất rõ ràng, nhưng đã không bị hệ thống phòng không mặt đất nào cũng như bất kỳ hệ thống nhận dạng trên không nào của Nga phát hiện. Các nhà phân tích quân sự cho rằng, tình thế của quân đội Nga trên chiến trường Kherson, thực chất phụ thuộc vào khả năng kiểm soát điện từ trên chiến trường của quân đội Nga. Đã có nhiều nghi ngờ về hệ thống nhận dạng chiến trường mặt đất (IFF), hiện đang có mặt trong Quân đội Nga.Thiết bị nhận dạng chiến trường (IFF) là một trong những công nghệ cốt lõi của tác chiến điện tử, được phát triển từ những năm 1960. Nói chung, thiết bị nhận dạng địch-ta trên chiến trường, là một thiết bị điện tử có tính bí mật cao. Thiết bị nhận dạng địch-ta (IFF) nhằm giúp cải thiện đáng kể khả năng chỉ huy, kiểm soát và phối hợp chiến đấu của từng đơn vị; nhất là trong chiến đấu ban đêm, chiến đấu trong thế xen cài răng lược; cải thiện khả năng phản ứng chiến đấu và giảm khả năng bị thương do “tai nạn” bắn nhầm. Trên chiến trường thông tin hiện đại, khoảng cách giữa hai bên tham chiến đã vượt quá tầm nhìn, những vũ khí sử dụng hệ thống IFF có thể xác định đối phương trên chiến trường một cách nhanh chóng và chính xác;Với những quân đội trang bị hiện đại, thiết bị nhận dạng địch-ta điện tử, cũng là điều kiện tiên quyết để đánh bại đối thủ trên chiến trường thông tin hiện đại; là một trong những yếu tố quan trọng, để đạt được các hoạt động tác chiến hiệp đồng quân binh chủng. Trong khi đó, những thiết bị cảnh báo sớm và trinh sát từ trên không của Quân đội Nga có khả năng rất hạn chế; điều này đòi hỏi quân đội Nga ít nhất phải có khả năng xác định “bạn hay thù” bằng các biện pháp truyền thống.Vào những năm 1990, NATO đã đưa IFF vào hệ thống chỉ huy ra quyết định tương tác, dựa trên thông tin chiến trường theo thời gian thực. Lần đầu tiên, IFF được đánh dấu là một "hệ thống nhận dạng chiến trường" và nó được phản ánh ở hai khía cạnh "nhận thức tình huống" và "nhận dạng mục tiêu”.Trong lĩnh vực "nhận thức tình huống", hệ thống IDF hiện đại sẽ giúp người chỉ huy chiến trường chịu trách nhiệm ra quyết định, hiểu được động thái của không gian chiến trường, cập nhật thông tin các sự kiện chiến trường đang diễn ra, để các chỉ huy nắm được tình hình cơ bản của trận giao tranh giữa ta và địch. Cùng với đó, hệ thống IFF cho người chỉ huy nắm trực tiếp về các vị trí tương đối của ta và địch trên chiến trường. Đồng thời IFF còn bảo đảm chức năng: "báo cáo ngay khi phát hiện, báo cao ngay khi xảy ra và báo ngay khi nhận được"; giúp người chỉ huy ra mệnh lệnh nhanh chóng. Trong lĩnh vực "nhận dạng mục tiêu", hệ thống nhận dạng IFF có thể đánh dấu các thuộc tính của địch, ta, đơn vị bạn có liên quan và các bên trung lập trong thời gian thực; điều này có lợi cho các hoạt động hiệp đồng chiến đấu của các binh sĩ và đơn vị tác chiến trên chiến trường. Nhưng các phân tích cho rằng, điều này phản ánh rằng, quân đội Nga đã bị tụt hậu so với quân đội NATO về khả năng tác chiến điện tử toàn diện và khả năng thông tin hóa chiến trường. Các thiết bị nhận dạng của quân đội Nga và lực lượng dân quân thân Nga, đã không được tích hợp vào hệ thống tác chiến điện tử, dẫn đến việc hai bên không thể thực hiện liên lạc dựa trên hệ thống của người chỉ huy, khiến việc hiệp đồng trở nên khó khăn hơn.
Mới đây, một khoảnh khắc kịch tính lại xảy ra trên chiến trường Ukraine, khi Quân đội Ukraine bất ngờ tung lực lượng vào khu vực Kherson; chỉ trong vài ngày, đã chọc thủng tuyến phòng thủ do quân đội Nga xây dựng kiên cố từ trước.
Lực lượng tấn công của quân Ukraine bao gồm một số binh lính của đơn vị bộ binh cơ giới, đã đột nhập vào Hull; nơi đây cách khu vực phòng thủ phía bắc Kherson hơn 70 km, nằm ở bờ tây sông Dnepr và do quân đội Nga đang trấn giữ, đã bị xuyên thủng.
Phóng viên chiến trường Nga Roman Sapenkov viết trên trang mạng xã hội Telegram của ông rằng, nhóm tấn công của lực lượng cơ giới Ukraine, cũng đã tiến hành ngụy trang thích hợp, sơn các phương tiện chiến đấu của họ với biểu tượng chiến thuật "V" và "Z" của quân đội Nga.
Lực lượng tấn công của Ukraine đã tổ chức đột nhập vào sâu tung thâm trận địa phòng ngự của quân Nga, sau đó nhanh chóng vào thế “cài răng lược” với quân Nga.
Khi đó cả quân Nga và Ukraine đang ở thế “cài răng lược”, nên các đơn vị pháo binh trên bờ phía đông sông Dnepr của quân đội Nga, vì sợ có thể bắn nhầm vào “quân mình”, nên đã không dám nổ súng. Do vậy chỉ trong vòng một giờ, mũi tiến công của quân Ukraine đã tiến sâu vào hậu cứ của tuyến phòng thủ Nga.
Quân đội Ukraine cũng đã điều động máy bay không người lái, xâm nhập hơn 200 km vào Nga và thực hiện một cuộc tấn công xuyên biên giới vào căn cứ Shekovka ở Kaluga, nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
Mặc dù cuộc tấn công trên không gây tổn thất cho quân đội Nga; tuy nhiên việc để một chiếc UAV tầm trung-xa, đã bay hàng chục phút ở khu vực biên giới khiến tình hình căng thẳng. Mặc dù chiếc UAV với đặc điểm mục tiêu rất rõ ràng, nhưng đã không bị hệ thống phòng không mặt đất nào cũng như bất kỳ hệ thống nhận dạng trên không nào của Nga phát hiện.
Các nhà phân tích quân sự cho rằng, tình thế của quân đội Nga trên chiến trường Kherson, thực chất phụ thuộc vào khả năng kiểm soát điện từ trên chiến trường của quân đội Nga. Đã có nhiều nghi ngờ về hệ thống nhận dạng chiến trường mặt đất (IFF), hiện đang có mặt trong Quân đội Nga.
Thiết bị nhận dạng chiến trường (IFF) là một trong những công nghệ cốt lõi của tác chiến điện tử, được phát triển từ những năm 1960. Nói chung, thiết bị nhận dạng địch-ta trên chiến trường, là một thiết bị điện tử có tính bí mật cao.
Thiết bị nhận dạng địch-ta (IFF) nhằm giúp cải thiện đáng kể khả năng chỉ huy, kiểm soát và phối hợp chiến đấu của từng đơn vị; nhất là trong chiến đấu ban đêm, chiến đấu trong thế xen cài răng lược; cải thiện khả năng phản ứng chiến đấu và giảm khả năng bị thương do “tai nạn” bắn nhầm.
Trên chiến trường thông tin hiện đại, khoảng cách giữa hai bên tham chiến đã vượt quá tầm nhìn, những vũ khí sử dụng hệ thống IFF có thể xác định đối phương trên chiến trường một cách nhanh chóng và chính xác;
Với những quân đội trang bị hiện đại, thiết bị nhận dạng địch-ta điện tử, cũng là điều kiện tiên quyết để đánh bại đối thủ trên chiến trường thông tin hiện đại; là một trong những yếu tố quan trọng, để đạt được các hoạt động tác chiến hiệp đồng quân binh chủng.
Trong khi đó, những thiết bị cảnh báo sớm và trinh sát từ trên không của Quân đội Nga có khả năng rất hạn chế; điều này đòi hỏi quân đội Nga ít nhất phải có khả năng xác định “bạn hay thù” bằng các biện pháp truyền thống.
Vào những năm 1990, NATO đã đưa IFF vào hệ thống chỉ huy ra quyết định tương tác, dựa trên thông tin chiến trường theo thời gian thực. Lần đầu tiên, IFF được đánh dấu là một "hệ thống nhận dạng chiến trường" và nó được phản ánh ở hai khía cạnh "nhận thức tình huống" và "nhận dạng mục tiêu”.
Trong lĩnh vực "nhận thức tình huống", hệ thống IDF hiện đại sẽ giúp người chỉ huy chiến trường chịu trách nhiệm ra quyết định, hiểu được động thái của không gian chiến trường, cập nhật thông tin các sự kiện chiến trường đang diễn ra, để các chỉ huy nắm được tình hình cơ bản của trận giao tranh giữa ta và địch.
Cùng với đó, hệ thống IFF cho người chỉ huy nắm trực tiếp về các vị trí tương đối của ta và địch trên chiến trường. Đồng thời IFF còn bảo đảm chức năng: "báo cáo ngay khi phát hiện, báo cao ngay khi xảy ra và báo ngay khi nhận được"; giúp người chỉ huy ra mệnh lệnh nhanh chóng.
Trong lĩnh vực "nhận dạng mục tiêu", hệ thống nhận dạng IFF có thể đánh dấu các thuộc tính của địch, ta, đơn vị bạn có liên quan và các bên trung lập trong thời gian thực; điều này có lợi cho các hoạt động hiệp đồng chiến đấu của các binh sĩ và đơn vị tác chiến trên chiến trường.
Nhưng các phân tích cho rằng, điều này phản ánh rằng, quân đội Nga đã bị tụt hậu so với quân đội NATO về khả năng tác chiến điện tử toàn diện và khả năng thông tin hóa chiến trường.
Các thiết bị nhận dạng của quân đội Nga và lực lượng dân quân thân Nga, đã không được tích hợp vào hệ thống tác chiến điện tử, dẫn đến việc hai bên không thể thực hiện liên lạc dựa trên hệ thống của người chỉ huy, khiến việc hiệp đồng trở nên khó khăn hơn.