Từ khi những bệ phóng pháo phản lực cơ động phóng loạt (MLRS) HIMARS, được Mỹ viện trợ cho Ukraine và đưa vào chiến trường, thì trong các bản tin, Bộ Quốc phòng Nga liên tục thông báo phá hủy các bệ phóng này; nhưng đến nay vẫn chưa có đủ bằng chứng?Các nhà phân tích thì nghi ngờ những tuyên bố này; trong khi các blogger quân sự Nga thì thẳng thắn hơn, cho rằng các thông tin sai lệch từ báo chí nước ngoài, sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến uy tín của Bộ Quốc phòng Nga.Trong khi đó, phía Ukraine lại khẳng đỉnh rằng các bệ phóng HIMARS của họ đang hoạt động rất tốt, đưa ra nhiều bằng chứng về việc bệ phóng tên lửa tầm xa BM-30 Tornado của quân đội Nga đã HIMARS loại khỏi cuộc chiến. Khi Quân đội Nga rút lui, chưa rõ họ đã phá hủy những vũ khí gì trên đường triệt thoái khỏi khu vực Kharkov; nhưng có một hệ thống tên lửa BM-30 Tornado đã được tìm thấy ở khu vực Izyum trong tình trạng bị phá hủy hoàn toàn. Đây là loại pháo phản lực tầm xa, đang có trong biên chế của quân đội Nga. Pháo phản lực phóng loạt BM-30 Tornado của Nga, vượt qua HIMARS của Mỹ ở tầm bắn và sức mạnh đầu đạn. Tuy nhiên, vẫn có một khoảng cách lớn về mức độ thông tin hóa, tốc độ phản hồi và độ chính xác của đòn đánh. Cùng lúc đó, quân đội Nga ở chiến trường tiết lộ, tên lửa HIMARS của quân đội Ukraine đang mở rộng mục tiêu tấn công; trước đây, Ukraine chủ yếu sử dụng HIMARS để tấn công sở chỉ huy, kho đạn và đầu mối giao thông vận tải hay các cơ sở quan trọng của quân đội Nga. Nhưng bắt đầu từ cuộc phản công vào Izyum vừa qua, tên lửa HIMARS bắt đầu tấn công các trang thiết bị nhỏ lẻ của quân đội Nga. Như vậy số lượng HIMARS trong Quân đội Ukraine đã tăng lên rất nhiều và họ đã có thể dùng vũ khí này để tiêu diệt những mục tiêu có giá trị thấp hơn. Nếu tin tức này là sự thật, thì MLRS BM-30 Tornado có khả năng bị tiêu diệt bởi HIMARS. Với sự hỗ trợ của tín hiệu vệ tinh GPS cấp quân sự, tên lửa dẫn đường bằng vệ tinh M31 do HIMARS phóng đi, đã được chứng minh là có khả năng bắn trúng mục tiêu với độ lệch khoảng 1 mét. Còn độ chính xác của loại đạn dẫn đường bằng laser M30, mà Mỹ vừa cung cấp cho Ukraine; loại đầu đạn sau này được trang bị 182.000 quả bóng hợp kim vonfram và 1 bệ phóng có thể bao phủ 1 km vuông. Đạn M30 đủ để tiêu diệt mọi mục tiêu mềm, kể cả xe bọc thép hạng nhẹ; nên đối phó với BM-30 Tornado cũng không thành vấn đề. Cả Tornado và HIMARS đều là pháo phản lực phóng loạt (MLRS) tầm xa, nhưng so với HIMARS, Tornado của Nga hoạt động không hiệu quả trên chiến trường Ukraine. Ngoài việc thiếu đạn dược dẫn đường, vấn đề chính là quân đội Nga gặp khó khăn trong việc xác định đâu là mục tiêu quan trọng, do vậy không thể tiến hành các cuộc tấn công chính xác. Lý do tại sao quân đội Ukraine có thể sử dụng vũ khí chiến thuật của bệ phóng tên lửa HIMARS gần như một vũ khí chiến lược, phần lớn là do nó có thể phóng chính xác các tên lửa vào các mục tiêu của Nga, nhất là các mục tiêu như sở chỉ huy, trung tâm thông tin, kho đạn, cầu cống... Cần lưu ý rằng, ngoài việc dựa vào các phương tiện kỹ thuật để xác định tọa độ mục tiêu, người dân Ukraine tại các khu vực Nga kiểm soát cũng đóng vai trò quan trọng, khi họ chụp ảnh các cơ sở quân sự quan trọng của Nga mà họ phát hiện được và đăng tải lên mạng. Căn cứ vào các thông tin trên, các nhân viên tình báo quân đội Ukraine đã phân tích và xác nhận mục tiêu và kịp thời tấn công bằng tên lửa HIMARS. Với khả năng của loại tên lửa này, HIMARS có thể phóng 6 tên lửa dẫn đường bằng vệ tinh M31 và rời đi trong vòng vài chục giây. Đầu đạn xuyên giáp của đạn dẫn đường bằng vệ tinh M31 nặng 90 kg. Đầu đạn này là đủ để tiêu diệt hầu hết các mục tiêu; tất nhiên, cầu Antonov là một ngoại lệ. Để tiêu diệt loại mục tiêu này, ít nhất phải sử dụng đạn dẫn đường có trọng lượng 500 kg.Kể từ khi HIMARS xuất hiện trên chiến trường Ukraine, quân đội Nga đã nghiên cứu cách tiêu diệt nó nhưng quá khó. Hàng loạt kết quả do Bộ Quốc phòng Nga công bố, nhưng cách tấn công tiêu diệt HIMARS, vẫn là một bí mật.Bệ phóng tên lửa HIMARS quá cơ động, lại hoạt động mạnh ở sâu phía sau mặt trận Ukraine; HIMARS cũng chỉ mất vài phút từ khi vào vị trí phóng đạn rồi rời đi, nên việc xác định vị trí chính xác và huy động hỏa lực tiêu diệt kịp thời là điều thực sự khó khăn. Với sự xuất hiện của máy bay không người lái (UAV) dày đặc, quân đội Nga có một số hy vọng có thể phát hiện và tiêu diệt loại vũ khí nguy hiểm này. Loại UAV của Iran được đề cập ở đây, không phải là loại máy bay không người lái cảm tử. Loại UAV cảm tử của Iran được sử dụng bởi quân đội Nga, thì chỉ có thể tấn công các mục tiêu cố định. Nhưng loại UAV trinh sát thì có cả khả năng tấn công các mục tiêu khác nhau, bằng tên lửa không đối đất có điều khiển. Loại UAV này có khả năng phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu có độ cơ động cao như HIMARS.Qua kiểm tra UAV của Iran bị thu giữ và bị bắn rơi, phía Ukraine nhận thấy rằng, những UAV này cũng rất nguy hiểm, mang vũ khí khó có thể đối phó. Tuy nhiên Mỹ và Israel cùng các nước khác cũng đang cung cấp nhiều loại thiết bị chống UAV và hỗ trợ kỹ thuật cho Ukraine. Ngoài việc cố gắng bù đắp những thiếu sót của hệ thống trinh sát chiến trường của riêng mình, lý do khiến quân đội Nga sử dụng UAV của Iran, phần lớn là do UAV của Iran có giá rẻ; đặc biệt là loại UAV cảm tử, có lẽ chỉ vài chục nghìn USD/chiếc. .. Trong khi đó, đơn giá tên lửa hành trình thấp nhất của Nga là vài triệu USD/quả.Quân đội Nga gần đây đã ít sử dụng tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo chiến thuật trong việc tiêu diệt các mục tiêu chiến thuật ở Ukraine; việc Nga sử dụng ít tên lửa, khiến mạng lưới phòng không của Ukraine ngày càng mạnh hơn do ít bị đánh tiêu hao như giai đoạn đầu của cuộc xung đột.
Từ khi những bệ phóng pháo phản lực cơ động phóng loạt (MLRS) HIMARS, được Mỹ viện trợ cho Ukraine và đưa vào chiến trường, thì trong các bản tin, Bộ Quốc phòng Nga liên tục thông báo phá hủy các bệ phóng này; nhưng đến nay vẫn chưa có đủ bằng chứng?
Các nhà phân tích thì nghi ngờ những tuyên bố này; trong khi các blogger quân sự Nga thì thẳng thắn hơn, cho rằng các thông tin sai lệch từ báo chí nước ngoài, sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến uy tín của Bộ Quốc phòng Nga.
Trong khi đó, phía Ukraine lại khẳng đỉnh rằng các bệ phóng HIMARS của họ đang hoạt động rất tốt, đưa ra nhiều bằng chứng về việc bệ phóng tên lửa tầm xa BM-30 Tornado của quân đội Nga đã HIMARS loại khỏi cuộc chiến.
Khi Quân đội Nga rút lui, chưa rõ họ đã phá hủy những vũ khí gì trên đường triệt thoái khỏi khu vực Kharkov; nhưng có một hệ thống tên lửa BM-30 Tornado đã được tìm thấy ở khu vực Izyum trong tình trạng bị phá hủy hoàn toàn. Đây là loại pháo phản lực tầm xa, đang có trong biên chế của quân đội Nga.
Pháo phản lực phóng loạt BM-30 Tornado của Nga, vượt qua HIMARS của Mỹ ở tầm bắn và sức mạnh đầu đạn. Tuy nhiên, vẫn có một khoảng cách lớn về mức độ thông tin hóa, tốc độ phản hồi và độ chính xác của đòn đánh.
Cùng lúc đó, quân đội Nga ở chiến trường tiết lộ, tên lửa HIMARS của quân đội Ukraine đang mở rộng mục tiêu tấn công; trước đây, Ukraine chủ yếu sử dụng HIMARS để tấn công sở chỉ huy, kho đạn và đầu mối giao thông vận tải hay các cơ sở quan trọng của quân đội Nga.
Nhưng bắt đầu từ cuộc phản công vào Izyum vừa qua, tên lửa HIMARS bắt đầu tấn công các trang thiết bị nhỏ lẻ của quân đội Nga. Như vậy số lượng HIMARS trong Quân đội Ukraine đã tăng lên rất nhiều và họ đã có thể dùng vũ khí này để tiêu diệt những mục tiêu có giá trị thấp hơn.
Nếu tin tức này là sự thật, thì MLRS BM-30 Tornado có khả năng bị tiêu diệt bởi HIMARS. Với sự hỗ trợ của tín hiệu vệ tinh GPS cấp quân sự, tên lửa dẫn đường bằng vệ tinh M31 do HIMARS phóng đi, đã được chứng minh là có khả năng bắn trúng mục tiêu với độ lệch khoảng 1 mét.
Còn độ chính xác của loại đạn dẫn đường bằng laser M30, mà Mỹ vừa cung cấp cho Ukraine; loại đầu đạn sau này được trang bị 182.000 quả bóng hợp kim vonfram và 1 bệ phóng có thể bao phủ 1 km vuông. Đạn M30 đủ để tiêu diệt mọi mục tiêu mềm, kể cả xe bọc thép hạng nhẹ; nên đối phó với BM-30 Tornado cũng không thành vấn đề.
Cả Tornado và HIMARS đều là pháo phản lực phóng loạt (MLRS) tầm xa, nhưng so với HIMARS, Tornado của Nga hoạt động không hiệu quả trên chiến trường Ukraine. Ngoài việc thiếu đạn dược dẫn đường, vấn đề chính là quân đội Nga gặp khó khăn trong việc xác định đâu là mục tiêu quan trọng, do vậy không thể tiến hành các cuộc tấn công chính xác.
Lý do tại sao quân đội Ukraine có thể sử dụng vũ khí chiến thuật của bệ phóng tên lửa HIMARS gần như một vũ khí chiến lược, phần lớn là do nó có thể phóng chính xác các tên lửa vào các mục tiêu của Nga, nhất là các mục tiêu như sở chỉ huy, trung tâm thông tin, kho đạn, cầu cống...
Cần lưu ý rằng, ngoài việc dựa vào các phương tiện kỹ thuật để xác định tọa độ mục tiêu, người dân Ukraine tại các khu vực Nga kiểm soát cũng đóng vai trò quan trọng, khi họ chụp ảnh các cơ sở quân sự quan trọng của Nga mà họ phát hiện được và đăng tải lên mạng.
Căn cứ vào các thông tin trên, các nhân viên tình báo quân đội Ukraine đã phân tích và xác nhận mục tiêu và kịp thời tấn công bằng tên lửa HIMARS. Với khả năng của loại tên lửa này, HIMARS có thể phóng 6 tên lửa dẫn đường bằng vệ tinh M31 và rời đi trong vòng vài chục giây.
Đầu đạn xuyên giáp của đạn dẫn đường bằng vệ tinh M31 nặng 90 kg. Đầu đạn này là đủ để tiêu diệt hầu hết các mục tiêu; tất nhiên, cầu Antonov là một ngoại lệ. Để tiêu diệt loại mục tiêu này, ít nhất phải sử dụng đạn dẫn đường có trọng lượng 500 kg.
Kể từ khi HIMARS xuất hiện trên chiến trường Ukraine, quân đội Nga đã nghiên cứu cách tiêu diệt nó nhưng quá khó. Hàng loạt kết quả do Bộ Quốc phòng Nga công bố, nhưng cách tấn công tiêu diệt HIMARS, vẫn là một bí mật.
Bệ phóng tên lửa HIMARS quá cơ động, lại hoạt động mạnh ở sâu phía sau mặt trận Ukraine; HIMARS cũng chỉ mất vài phút từ khi vào vị trí phóng đạn rồi rời đi, nên việc xác định vị trí chính xác và huy động hỏa lực tiêu diệt kịp thời là điều thực sự khó khăn.
Với sự xuất hiện của máy bay không người lái (UAV) dày đặc, quân đội Nga có một số hy vọng có thể phát hiện và tiêu diệt loại vũ khí nguy hiểm này. Loại UAV của Iran được đề cập ở đây, không phải là loại máy bay không người lái cảm tử.
Loại UAV cảm tử của Iran được sử dụng bởi quân đội Nga, thì chỉ có thể tấn công các mục tiêu cố định. Nhưng loại UAV trinh sát thì có cả khả năng tấn công các mục tiêu khác nhau, bằng tên lửa không đối đất có điều khiển. Loại UAV này có khả năng phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu có độ cơ động cao như HIMARS.
Qua kiểm tra UAV của Iran bị thu giữ và bị bắn rơi, phía Ukraine nhận thấy rằng, những UAV này cũng rất nguy hiểm, mang vũ khí khó có thể đối phó. Tuy nhiên Mỹ và Israel cùng các nước khác cũng đang cung cấp nhiều loại thiết bị chống UAV và hỗ trợ kỹ thuật cho Ukraine.
Ngoài việc cố gắng bù đắp những thiếu sót của hệ thống trinh sát chiến trường của riêng mình, lý do khiến quân đội Nga sử dụng UAV của Iran, phần lớn là do UAV của Iran có giá rẻ; đặc biệt là loại UAV cảm tử, có lẽ chỉ vài chục nghìn USD/chiếc. .. Trong khi đó, đơn giá tên lửa hành trình thấp nhất của Nga là vài triệu USD/quả.
Quân đội Nga gần đây đã ít sử dụng tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo chiến thuật trong việc tiêu diệt các mục tiêu chiến thuật ở Ukraine; việc Nga sử dụng ít tên lửa, khiến mạng lưới phòng không của Ukraine ngày càng mạnh hơn do ít bị đánh tiêu hao như giai đoạn đầu của cuộc xung đột.