Đó là tàu cảnh sát biển Việt Nam 8020 – chiếc tàu tuần duyên cỡ lớn 3.250 tấn do Mỹ cung cấp lại cho Cảnh sát biển Việt Nam. Tháng 5/2017, Lực lượng tuần duyên Mỹ đã chuyển giao cho Cảnh sát biển Việt Nam tàu USCGC Morgenthau (WHEC-722) đã qua sử dụng. Tàu được trang bị hệ thống vũ khí khá tốt gồm một pháo hạm Oto Melara 76mm Mk75, hai pháo 25mm Mk38, một bệ pháo 20mm 6 nòng Phalanx CIWS và 6 đại liên 12,7mm. Ảnh: DVIDSTuy nhiên, trước khi chuyển giao cho Việt Nam cũng như nhiều nước khác, các tàu này sẽ bị tháo gần hết vũ khí, rất may là khẩu Oto Melara 76mm sẽ được giữ lại. So với phần lớn vũ khí trên tàu Cảnh sát biển Việt Nam hiện nay, đây là loại vũ khí “bự nhất”. Bởi đa phần các tàu cảnh sát biển kể cả loại DN-2000 chỉ trang bị tới pháo 23mm. Ảnh: DVIDS76mm Mk75 là phiên bản của pháo hạm Oto Melara 76mm dành cho các tàu hộ vệ và tàu tuần duyên của Hải quân Mỹ do Công ty Oto Melara (Italya) thiết kế và sản xuất. Thế nên, đa phần người ta vẫn quen gọi chúng là Oto Melara 76mm thay vì Mk75. Những khẩu Mk-75 đầu tiên được bàn giao cho Mỹ từ tháng 8/1978. Ảnh: WikipediaTheo nhà sản xuất, Oto Melara 76mm Mk75 có sức mạnh tương đương pháo hạm AK-176 của Nga mà Việt Nam sử dụng phổ biến trên các tàu hải quân. Ưu điểm của pháo có tốc độ bắn nhanh, tầm bắn xa, chính xác cao, đáng tin cậy, có thể sử dụng để tấn công không chỉ mục tiêu mặt nước mà còn mục tiêu trên không bao gồm máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình.... Ảnh: WikipediaPháo có thể điều khiển hoàn toàn tự động từ trong cabin riêng bố trí trong khoang chiến đấu của tàu, hệ thống nạp đạn hoàn toàn tự động. Ảnh: WikipediaTất nhiên, khi cần các pháo thủ vẫn có thể vào bên trong tháp pháo thao tác chiến đấu. Ảnh: WikipediaTốc độ bắn của pháo Mk75 khoảng 85 phát/phút (lý thuyết), các phiên bản hiện đại sau này có tốc độ bắn 120 phát/phút. Ảnh: WikipediaTầm bắn của pháo tối đa đạt 16km, tuy nhiên chỉ thực sự hiệu quả cự ly 8km với mục tiêu mặt nước và 4km với mục tiêu trên không góc nghiêng 85 độ. Ảnh: WikipediaTổng trọng lượng hệ thống pháo là khoảng 7,5 tấn, chiều dài nòng 4,72m, trang bị đạn cỡ 76x636mmR nặng 6,3kg, sơ tốc đầu nòng 915m/s. Ảnh: WikipediaNhìn chung, pháo 76mm là hỏa lực quá mạnh với các tàu tuần duyên của Cảnh sát biển. Trên thế giới hiện nay, có lẽ cũng chỉ có Mỹ-Nga và một vài nước khác là sử dụng pháo 76mm cho cảnh sát biển. Trung Quốc hiện cũng chỉ mới bắt đầu trang bị cỡ pháo này cho một số tàu lớn của hải cảnh. Ảnh: WikipediaVideo pháo hạm 76,2mm Mk75 khai hỏa hết tốc lực. Nguồn: Youtube
Đó là tàu cảnh sát biển Việt Nam 8020 – chiếc tàu tuần duyên cỡ lớn 3.250 tấn do Mỹ cung cấp lại cho Cảnh sát biển Việt Nam. Tháng 5/2017, Lực lượng tuần duyên Mỹ đã chuyển giao cho Cảnh sát biển Việt Nam tàu USCGC Morgenthau (WHEC-722) đã qua sử dụng. Tàu được trang bị hệ thống vũ khí khá tốt gồm một pháo hạm Oto Melara 76mm Mk75, hai pháo 25mm Mk38, một bệ pháo 20mm 6 nòng Phalanx CIWS và 6 đại liên 12,7mm. Ảnh: DVIDS
Tuy nhiên, trước khi chuyển giao cho Việt Nam cũng như nhiều nước khác, các tàu này sẽ bị tháo gần hết vũ khí, rất may là khẩu Oto Melara 76mm sẽ được giữ lại. So với phần lớn vũ khí trên tàu Cảnh sát biển Việt Nam hiện nay, đây là loại vũ khí “bự nhất”. Bởi đa phần các tàu cảnh sát biển kể cả loại DN-2000 chỉ trang bị tới pháo 23mm. Ảnh: DVIDS
76mm Mk75 là phiên bản của pháo hạm Oto Melara 76mm dành cho các tàu hộ vệ và tàu tuần duyên của Hải quân Mỹ do Công ty Oto Melara (Italya) thiết kế và sản xuất. Thế nên, đa phần người ta vẫn quen gọi chúng là Oto Melara 76mm thay vì Mk75. Những khẩu Mk-75 đầu tiên được bàn giao cho Mỹ từ tháng 8/1978. Ảnh: Wikipedia
Theo nhà sản xuất, Oto Melara 76mm Mk75 có sức mạnh tương đương pháo hạm AK-176 của Nga mà Việt Nam sử dụng phổ biến trên các tàu hải quân. Ưu điểm của pháo có tốc độ bắn nhanh, tầm bắn xa, chính xác cao, đáng tin cậy, có thể sử dụng để tấn công không chỉ mục tiêu mặt nước mà còn mục tiêu trên không bao gồm máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình.... Ảnh: Wikipedia
Pháo có thể điều khiển hoàn toàn tự động từ trong cabin riêng bố trí trong khoang chiến đấu của tàu, hệ thống nạp đạn hoàn toàn tự động. Ảnh: Wikipedia
Tất nhiên, khi cần các pháo thủ vẫn có thể vào bên trong tháp pháo thao tác chiến đấu. Ảnh: Wikipedia
Tốc độ bắn của pháo Mk75 khoảng 85 phát/phút (lý thuyết), các phiên bản hiện đại sau này có tốc độ bắn 120 phát/phút. Ảnh: Wikipedia
Tầm bắn của pháo tối đa đạt 16km, tuy nhiên chỉ thực sự hiệu quả cự ly 8km với mục tiêu mặt nước và 4km với mục tiêu trên không góc nghiêng 85 độ. Ảnh: Wikipedia
Tổng trọng lượng hệ thống pháo là khoảng 7,5 tấn, chiều dài nòng 4,72m, trang bị đạn cỡ 76x636mmR nặng 6,3kg, sơ tốc đầu nòng 915m/s. Ảnh: Wikipedia
Nhìn chung, pháo 76mm là hỏa lực quá mạnh với các tàu tuần duyên của Cảnh sát biển. Trên thế giới hiện nay, có lẽ cũng chỉ có Mỹ-Nga và một vài nước khác là sử dụng pháo 76mm cho cảnh sát biển. Trung Quốc hiện cũng chỉ mới bắt đầu trang bị cỡ pháo này cho một số tàu lớn của hải cảnh. Ảnh: Wikipedia
Video pháo hạm 76,2mm Mk75 khai hỏa hết tốc lực. Nguồn: Youtube