Hôm 26/8, tại Quảng trường 10-3, TP Buôn Ma Thuật, tỉnh Đắk Lắk, Bộ Công an đã tổ chức Lễ khai mạc chung kết Hội thi điều lệnh, bắn súng, võ thuật CAND lần thứ 5, năm 2019 khu vực phía Nam. Ngay trong buổi đầu, lực lượng Cảnh sát Cơ động đã trình diễn nhiều kỹ thuật chiến đấu mạnh mẽ, khiến người dân không khỏi trầm trồ thán phục. Ảnh: CANDĐáng chú ý, tại buổi lễ này, Cảnh sát Cơ động Việt Nam trình diễn một loạt các loại vũ khí trang bị đặc chủng, rất hiện đại được Đảng và Nhà nước mua sắm để tăng cường khả năng thực thi nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội… của Cảnh sát Cơ động nói riêng và Công an Nhân dân nói chung. Trong khung hình xuất hiện 3 trên 4 chiếc xe “taxi bọc thép” hiện đại của Cảnh sát Cơ động Việt Nam. Ảnh: ZingĐầu tiên là mẫu SUV chống đạn Hummer H2 do Mỹ sản xuất. Theo nhà sản xuất, toàn bộ khu vực khoang hành khách của chiếc xe được bọc thép và các vật liệu composite nhẹ có khả năng chống đạn, nó chịu được sức nổ của 10 kg TNT cách xa vài mét. Ảnh: CANDLoại xe này được dùng để tiếp cận mục tiêu, chống khủng bố, giải cứu con tin..., hoạt động trên nhiều địa hình tác chiến phức tạp. Tùy trường hợp, xe còn có thể trang bị súng máy PKM trên nóc xe. Ảnh: ZingHummer H2 trang bị động cơ chạy xăng loại 6.2 lít V8 mạnh 393 mã lực, có khả năng vượt chướng ngại vật cao 0,5 m và lội nước sâu 1 m, leo dốc 60% (31 độ) và đạt tốc độ tối đa 190 km/h. Ảnh: InfonetTiếp theo dòng xe bọc thép RAM-2000 MK3 do Israel sản xuất, nó có thể sử dụng cho lực lượng quân sự, bán quân sự, cảnh sát với vai trò chở quân chiến trường, trấn áp khủng bộ, tội phạm. Thậm chí, có thể làm nền tảng tổ hợp vũ khí hạng nặng. Ảnh: InfonetChiếc xe có chiều cao thấp và giảm trọng lượng để tăng khả năng sống sót trên chiến trường và để khi cần có thể không vận tới các điểm nóng triển khai các nhiệm vụ đặc biệt. Lớp giáp thép công nghệ cao có khả năng kháng mìn và chống được đạn xuyên giáp cỡ 7,62mm hoặc hơn nữa theo yêu cầu cụ thể của từng khách hàng. Ảnh: ZingNgười ta đánh giá nó là một chiếc xe bọc thép chiến đấu thực sự khi sở hữu nhiều đặc tính hiếm có như khả năng chống đạn và kháng mìn, khoang động cơ và thùng nhiên liệu tách biệt hẳn khỏi khoang chiến đấu được bọc thép toàn phần để bảo vệ kíp xe. Trong trường hợp bánh xe đè trúng mìn, vụ nổ có thể khiến bộ phận truyền động và bánh xe văng ra, nhưng thân xe bọc thép vẫn còn nguyên vẹn. Ảnh: ZingRAM-2000 MK3 đạt tốc độ tối đa 100km/h, leo dốc cao 60 độ, lội nước sâu 1m, kíp chiến đấu 8 người. Xe có thể lắp thêm một đại liên 12,7mm NSV/DShK và 2 khẩu PKM 7,62mm để yểm trợ, tiêu diệt mục tiêu.Trong ảnh là xe bọc thép Shinjeong S5 do Hàn Quốc sản xuất từ năm 2014, Việt Nam đã mua số lượng nhỏ trang bị cho Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động Việt Nam. Xe thường xuất hiện trong những cuộc diễu hành hoặc trực tiếp tham chiến. Đặc biệt, tháng 6/2018, 2 chiếc S5 tham gia vào vụ vây bắt trùm ma túy ở Lóng Luông (Sơn La). Ảnh: InfonetXe có chiều dài 6.460 mm, rộng 2.550 mm và cao 2.410 mm khi chưa lắp vũ khí. Thân xe làm bằng thép và kính lái đều có khả năng chống đạn chuẩn EN1603 BR7, có thể chống được đạn 7,62x51 mm. Gầm xe kết cấu kiểu chữ V để chống mìn mức TNT 6,8 kg. Bộ cản phía trước cũng làm từ thép chống đạn, có thể nâng lên, hạ xuống 30 cm. Ảnh: ZingS5 có thể đạt tốc độ tối đa 100km/h trên đường bằng, mức tiêu thụ nhiên liệu 25 lít/100km, dự trữ hành trình 800km, leo dốc cao 45 độ, vượt chướng ngại vật cao 0,5m. Ảnh: Dọc hai bên hông xe đều bố trí “lỗ châu mai” để các chiến sĩ sử dụng vũ khí cá nhân chiến đấu. Ảnh: ZingỤ súng máy 12,7mm được lắp các tấm thép để bảo vệ xạ thủ, bên dưới là 14 ống phóng lựu đạn khói che mắt quân địch, ngoài ra còn có nhiều camera cung cấp trường quan sát đầu – đuôi xe. Ảnh: ZingNgoài ra, trong trận đột kích Lóng Luông (Sơn La), Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động lần đầu tiên sử dụng xe thiết giáp Guardian Tactical 4x4 do hãng IAG đến từ Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất - UAE chế tạo. Đây là dòng xe chuyên dụng dành cho các nhiệm vụ tác chiến cơ động, bọc lớp giáp chống đạn, chống sức ép nổ và khả năng vượt địa hình mạnh mẽ. Ảnh: ANTVTheo thông tin từ nhà sản xuất, xe thiết giáp IAG 4x4 Guardian Tactical có khả năng chở được tối đa 10 chiến sĩ cùng kíp điều khiển 2 người trong mỗi lần ra quân tác chiến. Về vũ khí trang bị, nó được trang bị tháp súng có khả năng xoay 360 độ và có thể lắp thêm các loại vũ khí khác như tên lửa hay súng phóng lựu. Ảnh: ANTVVideo lực lượng Cảnh sát cơ động trang bị hiện đại làm nhiệm vụ tại khách sạn Melia. Nguồn: Vietnamnet
Hôm 26/8, tại Quảng trường 10-3, TP Buôn Ma Thuật, tỉnh Đắk Lắk, Bộ Công an đã tổ chức Lễ khai mạc chung kết Hội thi điều lệnh, bắn súng, võ thuật CAND lần thứ 5, năm 2019 khu vực phía Nam. Ngay trong buổi đầu, lực lượng Cảnh sát Cơ động đã trình diễn nhiều kỹ thuật chiến đấu mạnh mẽ, khiến người dân không khỏi trầm trồ thán phục. Ảnh: CAND
Đáng chú ý, tại buổi lễ này, Cảnh sát Cơ động Việt Nam trình diễn một loạt các loại vũ khí trang bị đặc chủng, rất hiện đại được Đảng và Nhà nước mua sắm để tăng cường khả năng thực thi nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội… của Cảnh sát Cơ động nói riêng và Công an Nhân dân nói chung. Trong khung hình xuất hiện 3 trên 4 chiếc xe “taxi bọc thép” hiện đại của Cảnh sát Cơ động Việt Nam. Ảnh: Zing
Đầu tiên là mẫu SUV chống đạn Hummer H2 do Mỹ sản xuất. Theo nhà sản xuất, toàn bộ khu vực khoang hành khách của chiếc xe được bọc thép và các vật liệu composite nhẹ có khả năng chống đạn, nó chịu được sức nổ của 10 kg TNT cách xa vài mét. Ảnh: CAND
Loại xe này được dùng để tiếp cận mục tiêu, chống khủng bố, giải cứu con tin..., hoạt động trên nhiều địa hình tác chiến phức tạp. Tùy trường hợp, xe còn có thể trang bị súng máy PKM trên nóc xe. Ảnh: Zing
Hummer H2 trang bị động cơ chạy xăng loại 6.2 lít V8 mạnh 393 mã lực, có khả năng vượt chướng ngại vật cao 0,5 m và lội nước sâu 1 m, leo dốc 60% (31 độ) và đạt tốc độ tối đa 190 km/h. Ảnh: Infonet
Tiếp theo dòng xe bọc thép RAM-2000 MK3 do Israel sản xuất, nó có thể sử dụng cho lực lượng quân sự, bán quân sự, cảnh sát với vai trò chở quân chiến trường, trấn áp khủng bộ, tội phạm. Thậm chí, có thể làm nền tảng tổ hợp vũ khí hạng nặng. Ảnh: Infonet
Chiếc xe có chiều cao thấp và giảm trọng lượng để tăng khả năng sống sót trên chiến trường và để khi cần có thể không vận tới các điểm nóng triển khai các nhiệm vụ đặc biệt. Lớp giáp thép công nghệ cao có khả năng kháng mìn và chống được đạn xuyên giáp cỡ 7,62mm hoặc hơn nữa theo yêu cầu cụ thể của từng khách hàng. Ảnh: Zing
Người ta đánh giá nó là một chiếc xe bọc thép chiến đấu thực sự khi sở hữu nhiều đặc tính hiếm có như khả năng chống đạn và kháng mìn, khoang động cơ và thùng nhiên liệu tách biệt hẳn khỏi khoang chiến đấu được bọc thép toàn phần để bảo vệ kíp xe. Trong trường hợp bánh xe đè trúng mìn, vụ nổ có thể khiến bộ phận truyền động và bánh xe văng ra, nhưng thân xe bọc thép vẫn còn nguyên vẹn. Ảnh: Zing
RAM-2000 MK3 đạt tốc độ tối đa 100km/h, leo dốc cao 60 độ, lội nước sâu 1m, kíp chiến đấu 8 người. Xe có thể lắp thêm một đại liên 12,7mm NSV/DShK và 2 khẩu PKM 7,62mm để yểm trợ, tiêu diệt mục tiêu.
Trong ảnh là xe bọc thép Shinjeong S5 do Hàn Quốc sản xuất từ năm 2014, Việt Nam đã mua số lượng nhỏ trang bị cho Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động Việt Nam. Xe thường xuất hiện trong những cuộc diễu hành hoặc trực tiếp tham chiến. Đặc biệt, tháng 6/2018, 2 chiếc S5 tham gia vào vụ vây bắt trùm ma túy ở Lóng Luông (Sơn La). Ảnh: Infonet
Xe có chiều dài 6.460 mm, rộng 2.550 mm và cao 2.410 mm khi chưa lắp vũ khí. Thân xe làm bằng thép và kính lái đều có khả năng chống đạn chuẩn EN1603 BR7, có thể chống được đạn 7,62x51 mm. Gầm xe kết cấu kiểu chữ V để chống mìn mức TNT 6,8 kg. Bộ cản phía trước cũng làm từ thép chống đạn, có thể nâng lên, hạ xuống 30 cm. Ảnh: Zing
S5 có thể đạt tốc độ tối đa 100km/h trên đường bằng, mức tiêu thụ nhiên liệu 25 lít/100km, dự trữ hành trình 800km, leo dốc cao 45 độ, vượt chướng ngại vật cao 0,5m. Ảnh: Dọc hai bên hông xe đều bố trí “lỗ châu mai” để các chiến sĩ sử dụng vũ khí cá nhân chiến đấu. Ảnh: Zing
Ụ súng máy 12,7mm được lắp các tấm thép để bảo vệ xạ thủ, bên dưới là 14 ống phóng lựu đạn khói che mắt quân địch, ngoài ra còn có nhiều camera cung cấp trường quan sát đầu – đuôi xe. Ảnh: Zing
Ngoài ra, trong trận đột kích Lóng Luông (Sơn La), Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động lần đầu tiên sử dụng xe thiết giáp Guardian Tactical 4x4 do hãng IAG đến từ Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất - UAE chế tạo. Đây là dòng xe chuyên dụng dành cho các nhiệm vụ tác chiến cơ động, bọc lớp giáp chống đạn, chống sức ép nổ và khả năng vượt địa hình mạnh mẽ. Ảnh: ANTV
Theo thông tin từ nhà sản xuất, xe thiết giáp IAG 4x4 Guardian Tactical có khả năng chở được tối đa 10 chiến sĩ cùng kíp điều khiển 2 người trong mỗi lần ra quân tác chiến. Về vũ khí trang bị, nó được trang bị tháp súng có khả năng xoay 360 độ và có thể lắp thêm các loại vũ khí khác như tên lửa hay súng phóng lựu. Ảnh: ANTV
Video lực lượng Cảnh sát cơ động trang bị hiện đại làm nhiệm vụ tại khách sạn Melia. Nguồn: Vietnamnet