NDAA được Quốc hội Mỹ thông qua vào ngày 1/8/2019 và được Tổng thống Trump ký ngày 13/8/2019. Cho đến trước khi NDAA được thông qua, sự thiếu quyết đoán của Mỹ đã tạo điều kiện cho Trung Quốc có những hành động ngang ngược; đặc biệt là việc thiếu thông tin về những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông. Ảnh: Biên đội tàu sân bay Liêu Ninh tham gia vào một cuộc tổng duyệt tại Biển Đông vào ngày 12/4/2018.Việc minh bạch hóa các thông tin về tình hình Biển Đông, cũng như làm rõ lập trường của Mỹ trước việc Trung Quốc ngang ngược đòi chủ quyền với 80% lãnh thổ trên Biển Đông; bồi đắp và quân sự hóa các đảo chiếm đóng trái phép, sẽ giúp Washington khơi dậy sự quan tâm của công chúng đối với các tranh chấp, đoàn kết các đối tác khu vực và gây áp lực cho Trung Quốc.Khu vực Biển Đông sau một thời gian ổn định tương đối vào đầu những năm 2000, căng thẳng tăng dần từ năm 2009 trở đi, do các hành động gây hấn của Bắc Kinh. Đáng chú ý, Trung Quốc đã giành quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough từ Philippines vào năm 2012 và đã gây ra một căng thẳng kéo dài hai tháng với Việt Nam, khi ngang nhiên đưa giàn khoan dầu vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hai lý của Việt Nam năm 2014. Ảnh: Trung Quốc đã đưa nhiều tàu hộ tống để bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981.Giai đoạn leo thang tiếp theo bắt đầu khi các dự án bồi đắp, xây dựng đảo trái phép vào năm 2014, diện tích các đảo Trung Quốc chiếm giữ trái phép và bồi đắp theo số liệu vệ tinh của Mỹ là khoảng 3.200 ha. Ảnh: Trung Quốc xây dựng trái phép trên đá Chữ Thập của Việt Nam - Nguồn: AMTI/CSISKhông dừng lại ở đó, sau khi bồi đắp đảo trái phép, Trung Quốc đã bố trí radar, xây dựng sân bay, triển khai tên lửa chống hạm, các thiết bị gây nhiễu điện tử trên các đảo nhân tạo của họ; biến các đảo này thành các tiền đồn quân sự trên Biển Đông. Ảnh: Hình chụp vệ tinh do ISI công bố ngày 13/5/2020 cho thấy máy bay quân sự KJ-500, KQ-200 và Z-8 hiện diện tại Bãi đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.Từ năm 2016, Trung Quốc đã bị tố đưa tên lửa ra Hoàng Sa. Đây được xem là sự leo thang rõ ràng của chương trình quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc.Nhằm phản đối những hành động quân sự hóa Biển Đông, Mỹ đã loại bỏ Trung Quốc khỏi cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC). Bộ Quốc phòng Mỹ đã mô tả, sự bất đồng này như một phản ứng ban đầu của Mỹ với những hành động “lấy thịt đè người” của Trung Quốc, trên vùng biển quốc tế quan trọng này. Ảnh: Đảo đá Vành Khăn, nơi Trung Quốc đã triển khai thiết bị phá sóng.Trong những năm gần đây, sự bất ổn ngày càng tăng đã thúc đẩy Mỹ can thiệp trực tiếp hơn vào Biển Đông, nâng cấp quan hệ đối tác quốc phòng với Philippines, dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam và tăng cường quan hệ với ASEAN. Ảnh: Khu trục hạm USS Mustin của Hải quân Mỹ đang tuần tra trên Biển Đông.Kể từ tháng 10/2015, Hải quân Mỹ đã tiến hành một số Hoạt động tự do Hàng hải (FONOP) ở Biển Đông, để thách thức các dự án xây đảo trái phép của Trung Quốc; tuy nhiên FONOP không thể ngăn cản được việc Trung Quốc quân sự hóa vùng biển này và thực chất FONOP cũng không phải là công cụ thực hiện việc đó. Ảnh: Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Barry của Mỹ đang tuần tra trên Biển Đông.Mục 1262 của NDAA sẽ rất quan trọng, trong việc ngăn chặn việc bá quyền của Trung Quốc tại Biển Đông; trước hết các nhà lãnh đạo Washington cần sự ủng hộ của công chúng Mỹ trong vấn đề Biển Đông. Hơn nữa, Washington cần sự hỗ trợ của các đối tác khu vực và công chúng của họ, đặc biệt là Philippines. Ảnh: Tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động trên Biển Đông.Để đưa tin về việc quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc, gần đây Lầu Năm Góc lần đầu tiên cho phép các phóng viên CNN đi cùng trên chiếc máy bay săn ngầm P-8 Poseidon, cho phép phóng viên ghi hình và đưa các cảnh quay về máy bay chiến đấu của hải quân Trung Quốc xua đuổi máy bay Mỹ trên Biển Đông. Ảnh: Tàu USS Mustin của Mỹ vừa di chuyển gần quần đảo Hoàng Syria.Vào ngày 17/4/2018, Philip Davidson, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ đã thông báo trước Quốc hội Mỹ về việc Trung Quốc hiện có khả năng kiểm soát Biển Đông trong mọi tình huống chiến tranh với Mỹ. Do vậy Đạo luật ủy quyền quốc phòng mới nhất của Mỹ, là công cụ chống lại âm mưu bá quyền nước lớn của Trung Quốc trên Biển Đông. Ảnh: Tàu sân bay Liêu Ninh cùng nhiều tàu chiến khác của Trung Quốc diễn tập ở Biển Đông hồi năm 2018.
Video Trung Quốc ồ ạt đưa người ra Biển Đông, Mỹ điều tàu chiến - Nguồn: VTV16
NDAA được Quốc hội Mỹ thông qua vào ngày 1/8/2019 và được Tổng thống Trump ký ngày 13/8/2019. Cho đến trước khi NDAA được thông qua, sự thiếu quyết đoán của Mỹ đã tạo điều kiện cho Trung Quốc có những hành động ngang ngược; đặc biệt là việc thiếu thông tin về những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông. Ảnh: Biên đội tàu sân bay Liêu Ninh tham gia vào một cuộc tổng duyệt tại Biển Đông vào ngày 12/4/2018.
Việc minh bạch hóa các thông tin về tình hình Biển Đông, cũng như làm rõ lập trường của Mỹ trước việc Trung Quốc ngang ngược đòi chủ quyền với 80% lãnh thổ trên Biển Đông; bồi đắp và quân sự hóa các đảo chiếm đóng trái phép, sẽ giúp Washington khơi dậy sự quan tâm của công chúng đối với các tranh chấp, đoàn kết các đối tác khu vực và gây áp lực cho Trung Quốc.
Khu vực Biển Đông sau một thời gian ổn định tương đối vào đầu những năm 2000, căng thẳng tăng dần từ năm 2009 trở đi, do các hành động gây hấn của Bắc Kinh. Đáng chú ý, Trung Quốc đã giành quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough từ Philippines vào năm 2012 và đã gây ra một căng thẳng kéo dài hai tháng với Việt Nam, khi ngang nhiên đưa giàn khoan dầu vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hai lý của Việt Nam năm 2014. Ảnh: Trung Quốc đã đưa nhiều tàu hộ tống để bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981.
Giai đoạn leo thang tiếp theo bắt đầu khi các dự án bồi đắp, xây dựng đảo trái phép vào năm 2014, diện tích các đảo Trung Quốc chiếm giữ trái phép và bồi đắp theo số liệu vệ tinh của Mỹ là khoảng 3.200 ha. Ảnh: Trung Quốc xây dựng trái phép trên đá Chữ Thập của Việt Nam - Nguồn: AMTI/CSIS
Không dừng lại ở đó, sau khi bồi đắp đảo trái phép, Trung Quốc đã bố trí radar, xây dựng sân bay, triển khai tên lửa chống hạm, các thiết bị gây nhiễu điện tử trên các đảo nhân tạo của họ; biến các đảo này thành các tiền đồn quân sự trên Biển Đông. Ảnh: Hình chụp vệ tinh do ISI công bố ngày 13/5/2020 cho thấy máy bay quân sự KJ-500, KQ-200 và Z-8 hiện diện tại Bãi đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Từ năm 2016, Trung Quốc đã bị tố đưa tên lửa ra Hoàng Sa. Đây được xem là sự leo thang rõ ràng của chương trình quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc.
Nhằm phản đối những hành động quân sự hóa Biển Đông, Mỹ đã loại bỏ Trung Quốc khỏi cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC). Bộ Quốc phòng Mỹ đã mô tả, sự bất đồng này như một phản ứng ban đầu của Mỹ với những hành động “lấy thịt đè người” của Trung Quốc, trên vùng biển quốc tế quan trọng này. Ảnh: Đảo đá Vành Khăn, nơi Trung Quốc đã triển khai thiết bị phá sóng.
Trong những năm gần đây, sự bất ổn ngày càng tăng đã thúc đẩy Mỹ can thiệp trực tiếp hơn vào Biển Đông, nâng cấp quan hệ đối tác quốc phòng với Philippines, dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam và tăng cường quan hệ với ASEAN. Ảnh: Khu trục hạm USS Mustin của Hải quân Mỹ đang tuần tra trên Biển Đông.
Kể từ tháng 10/2015, Hải quân Mỹ đã tiến hành một số Hoạt động tự do Hàng hải (FONOP) ở Biển Đông, để thách thức các dự án xây đảo trái phép của Trung Quốc; tuy nhiên FONOP không thể ngăn cản được việc Trung Quốc quân sự hóa vùng biển này và thực chất FONOP cũng không phải là công cụ thực hiện việc đó. Ảnh: Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Barry của Mỹ đang tuần tra trên Biển Đông.
Mục 1262 của NDAA sẽ rất quan trọng, trong việc ngăn chặn việc bá quyền của Trung Quốc tại Biển Đông; trước hết các nhà lãnh đạo Washington cần sự ủng hộ của công chúng Mỹ trong vấn đề Biển Đông. Hơn nữa, Washington cần sự hỗ trợ của các đối tác khu vực và công chúng của họ, đặc biệt là Philippines. Ảnh: Tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động trên Biển Đông.
Để đưa tin về việc quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc, gần đây Lầu Năm Góc lần đầu tiên cho phép các phóng viên CNN đi cùng trên chiếc máy bay săn ngầm P-8 Poseidon, cho phép phóng viên ghi hình và đưa các cảnh quay về máy bay chiến đấu của hải quân Trung Quốc xua đuổi máy bay Mỹ trên Biển Đông. Ảnh: Tàu USS Mustin của Mỹ vừa di chuyển gần quần đảo Hoàng Syria.
Vào ngày 17/4/2018, Philip Davidson, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ đã thông báo trước Quốc hội Mỹ về việc Trung Quốc hiện có khả năng kiểm soát Biển Đông trong mọi tình huống chiến tranh với Mỹ. Do vậy Đạo luật ủy quyền quốc phòng mới nhất của Mỹ, là công cụ chống lại âm mưu bá quyền nước lớn của Trung Quốc trên Biển Đông. Ảnh: Tàu sân bay Liêu Ninh cùng nhiều tàu chiến khác của Trung Quốc diễn tập ở Biển Đông hồi năm 2018.
Video Trung Quốc ồ ạt đưa người ra Biển Đông, Mỹ điều tàu chiến - Nguồn: VTV16