Trong một bài phân tích về Chiến tranh Việt Nam mới đây trên trang War History Online, trang quân sự này nhận định chiến trường Việt Nam đã trở thành một nền tảng chứng minh cho sự phát triển song song của các dòng vũ khí thế hệ mới và cách thức con người thực hiện một cuộc chiến. Từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc chiến tranh, chiến trường Việt Nam là nơi duy nhất trên thế giới có thể khiến nước Mỹ phải thay đổi hoàn toàn học thuyết chiến tranh cũng như cách tạo ra các loại vũ khí mới, để họ có thể dành được chiến thắng trong cuộc chiến ở Việt Nam.Kéo dài từ tháng 11/1955 cho tới tháng 4/1975, Chiến tranh Việt Nam là một trong những cuộc chiến khốc liệt và dai dẳng nhất mà quân đội Mỹ từng tham gia kể từ khi xuất hiện vào năm 1775 cho tới nay. Trên chiến trường Việt Nam, Mỹ đã ứng dụng những thành tựu lớn nhất về khoa học kỹ thuật của mình để tìm ra loại chiến đấu cơ và trực thăng tốt nhất có thể phù hợp với lối đánh du kích cực kỳ khó chịu mà quân giải phóng sáng tạo nên.Để đáp ứng được các nhu cầu đòi hỏi của chiến trường, Mỹ đã tập trung vào nghiên cứu các loại chiến đấu cơ đánh chặn, chiến đấu cơ đa năng và tiêm kích – bom để tìm hiểu xem, loại chiến đấu cơ nào có thể trở thành “Át chủ bài” của Mỹ ở miền Nam Việt Nam.
Ban đầu, Mỹ vốn chỉ đóng vai trò cố vấn trong Chiến tranh Việt Nam, đặt ra các giới hạn nghiêm ngặt trong việc để quân đội Mỹ tham gia vào quá trình vận chuyển khí tài, hàng hoá của quân đội Miền nam Việt Nam cũng như tham gia vào các nhiệm vụ yểm trợ, tìm kiếm, cứu hộ. Mọi chuyện bắt đầu thay đổi vào ngày 2/8/1964 khi tàu khu trục hạm Maddox của Hải quân Mỹ thực thiện một loạt các nhiệm vụ “ăn vạ” để dựng lên sự kiện Vịnh Bắc Bộ nhằm kiếm cớ leo thang chiến tranh ra miền Bắc Việt Nam.
Một thời gian ngắn sau đó, lấy cớ bị tấn công ở “vùng biển quốc tế” bởi Hải quân Nhân dân Việt Nam, Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ Lyndon B. Johnson và Quốc hội Mỹ đã thông qua cái gọi là “Giải pháp Vịnh Bắc Bộ” – cho phép quân đội Mỹ tham chiến ở miền Bắc Việt Nam trong khi chưa cần tuyên chiến với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Kể từ giờ phút này, chiến trường Việt Nam trở thành bãi thử nghiệm với cả các loại chiến đấu cơ thế hệ mới cũng như các chiến thuật mới của quân đội Mỹ. Từ khi bắt đầu cho tới lúc kết thúc, thế trận trên chiến trường đã thay đổi rất nhiều, cho phép quân đội Mỹ có thể thử nghiệm các khí tài mới cũng như chiến thuật mới theo nhiều cách thức khác nhau và đặc biệt là thử nghiệm và tìm ra lối tác chiến hiệu quả với chiến đấu cơ phản lực – một loại vũ khí không mới nhưng chưa có môi trường thử nghiệm cao độ kể từ khi ra đời sau Chiến tranh Thế giới thứ hai tới Chiến tranh Việt Nam.
Chiến dịch Không kích quy mô lớn đầu tiên được Mỹ tiến hành ở Việt Nam mang tên Sấm Rền (Rolling Thunder) được triển khai từ năm 1965. Mục đích quan trọng nhất của Mỹ trong chiến dịch này đó là ngăn chặn được sự tiến công của quân giải phóng ở miền Nam và phá huỷ các kho tàng, hệ thống giao thông ở miền Bắc Việt Nam, tránh đưa chiến tranh Việt Nam trở thành một cuộc xung đột trên bộ - qua đó giảm thiểu được sinh mạng của phía Mỹ và đồng minh trong cuộc chiến này.
Để phục vụ cho mục đích đó, Mỹ đã kéo dài vô thời hạn chiến dịch Sấm Rền và biến đây thành một trong những chiến dịch ném bom chiến lược dài nhất lịch sử nhân loại và gián tiếp khiến Mỹ dấn sâu thêm vào cuộc chiến tranh này.
Trong chiến dịch này, chiến đấu cơ siêu âm đầu tiên của Mỹ đã tham chiến, đó là chiếc F-100 Super Sabre. Nhiệm vụ của loại chiến đấu cơ này đó là thực hiện các phi vụ tấn công mặt đất ở mức độ chiến thuật nhưng có độ chính xác cao nhắm vào các mục tiêu đắt giá. Tuy nhiên bên cạnh đó, Không quân Mỹ vẫn chú trọng vào việc ném bom chiến lược với sức mạnh huỷ diệt hơn với sự tham gia của các loại máy bay ném bom hạng nặng hay các siêu pháo đài bay thời bấy giờ.
Với khả năng chiến đấu như một tiêm kích – bom, các chiến đấu cơ F-100 Super Sabre của Mỹ khi này sẽ phải kiêm luôn nhiệm vụ yểm trợ, bảo vệ các đội hình máy bay ném bom chiến lược của Không quân Mỹ.
Các loại máy bay ném bom của Mỹ, vốn dĩ có thể dễ dàng trở thành mồi cho hệ thống hoả lực phòng không hay cho lực lượng tiêm kích MiG của Không quân Việt Nam trong khi đó, F-100 cũng không phải là loại máy bay có độ cơ động tốt cho lắm, nhất là khi nó mang theo đầy tải bao gồm bình nhiên liệu phụ và bom. Mặc dù vậy, F-100 vẫn là loại máy bay được tham gia nhiều phi vụ xuất kích nhất và có số giờ bay nhiều nhất trong toàn bộ cuộc chiến này.
Tham chiến nhiều kéo theo một vấn đề đó là khả năng bị bắn hạ cũng nhiều hơn bình thường. Thực tế thì số lượng chiến đấu cơ F-100 của Mỹ thiệt hại ở miền Nam Việt Nam là không hề nhỏ. Sau khi cân nhắc cả về vấn đề kinh tế cũng như khả năng tác chiến và hiệu quả của việc yểm trợ mặt đất, Không quân Mỹ nhận ra rằng F-100 thực tế không phải lựa chọn sáng suốt nhất, nhất là khi nó cũng không tỏ ra nổi bật trong vai trò yểm trợ máy bay ném bom.
Để tìm kiếm ứng viên cho các vụ ném bom yểm trợ mặt đất và ném bom chiến thuật, Không quân Mỹ cần một loại máy bay rẻ tiền hơn, hiệu quả cao hơn và nhất là phải đối phó được với MiG cũng như với tên lửa phòng không của quân giải phóng.
Douglas A-1D Skyraider – một loại chiến đấu cơ được nghiên cứu từ Chiến tranh Thế giới thứ hai và ra đời vào cuối cuộc chiến này đã được Mỹ đưa vào sử dụng cho những nhiệm vụ ném bom mức độ chiến lược ở miền Nam Việt Nam.
Thực tế sử dụng cho thấy, A-1D Skyraider có khả năng cơ động cực tốt ở độ cao thấp, nó cũng phù hợp với mọi yêu cầu nhiệm vụ yểm trợ thường thấy của Không quân Mỹ lúc bấy giờ và quan trọng nhất là nó hoạt động được trong gần như mọi loại thời tiết bất kể mưa gió (trừ bão – tất nhiên). Khả năng mang bom của A-1D Skyraider cũng khá đáng nể vào thời điểm bấy giờ với tổng cộng 15 giá treo ngoài và tối đa 3,6 tấn bom các loại.
Đối thủ trên không của A-1D Skyraider – tất nhiên là trong trường hợp Không quân Việt Nam đánh xuống dưới vĩ tuyến 17 được Mỹ nhận định chỉ có thể là MiG-17 và MiG-21. Các loại phản lực cơ này có tốc độ tối thiểu rất lớn, yêu cầu vòng cua cực rộng mới có thể quay đầu được trên không. Khả năng cơ động của A-1D Skyraider ở tốc độ thấp hơn nhiều tốc độ tối thiểu của phản lực MiG cho phép nó có thể khéo léo tránh khỏi sự theo đuổi của các phản lực cơ do Liên Xô thiết kế.
Thậm chí Không quân Mỹ còn từng ghi nhận có tới hai lần, Skyraider bắn hạ được MiG-17 (không rõ ở chiến trường Việt Nam hay ở đâu). Điều này khiến A-1D Skyraider có thể được coi là loại tiêm kích – bom hiệu quả nhất trong Chiến tranh Việt Nam, dù rằng những đóng góp của nó là không nhiều, chủ yếu thực hiện những nhiệm vụ ném bom chiến thuật yểm trợ các lực lượng mặt đất... còn nữa
Mời độc giả xem Video: Tiêm kích - bom A-1 Skyraider của Mỹ tới nay vẫn bay tốt.
Trong một bài phân tích về Chiến tranh Việt Nam mới đây trên trang War History Online, trang quân sự này nhận định chiến trường Việt Nam đã trở thành một nền tảng chứng minh cho sự phát triển song song của các dòng vũ khí thế hệ mới và cách thức con người thực hiện một cuộc chiến. Từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc chiến tranh, chiến trường Việt Nam là nơi duy nhất trên thế giới có thể khiến nước Mỹ phải thay đổi hoàn toàn học thuyết chiến tranh cũng như cách tạo ra các loại vũ khí mới, để họ có thể dành được chiến thắng trong cuộc chiến ở Việt Nam.
Kéo dài từ tháng 11/1955 cho tới tháng 4/1975, Chiến tranh Việt Nam là một trong những cuộc chiến khốc liệt và dai dẳng nhất mà quân đội Mỹ từng tham gia kể từ khi xuất hiện vào năm 1775 cho tới nay. Trên chiến trường Việt Nam, Mỹ đã ứng dụng những thành tựu lớn nhất về khoa học kỹ thuật của mình để tìm ra loại chiến đấu cơ và trực thăng tốt nhất có thể phù hợp với lối đánh du kích cực kỳ khó chịu mà quân giải phóng sáng tạo nên.
Để đáp ứng được các nhu cầu đòi hỏi của chiến trường, Mỹ đã tập trung vào nghiên cứu các loại chiến đấu cơ đánh chặn, chiến đấu cơ đa năng và tiêm kích – bom để tìm hiểu xem, loại chiến đấu cơ nào có thể trở thành “Át chủ bài” của Mỹ ở miền Nam Việt Nam.
Ban đầu, Mỹ vốn chỉ đóng vai trò cố vấn trong Chiến tranh Việt Nam, đặt ra các giới hạn nghiêm ngặt trong việc để quân đội Mỹ tham gia vào quá trình vận chuyển khí tài, hàng hoá của quân đội Miền nam Việt Nam cũng như tham gia vào các nhiệm vụ yểm trợ, tìm kiếm, cứu hộ. Mọi chuyện bắt đầu thay đổi vào ngày 2/8/1964 khi tàu khu trục hạm Maddox của Hải quân Mỹ thực thiện một loạt các nhiệm vụ “ăn vạ” để dựng lên sự kiện Vịnh Bắc Bộ nhằm kiếm cớ leo thang chiến tranh ra miền Bắc Việt Nam.
Một thời gian ngắn sau đó, lấy cớ bị tấn công ở “vùng biển quốc tế” bởi Hải quân Nhân dân Việt Nam, Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ Lyndon B. Johnson và Quốc hội Mỹ đã thông qua cái gọi là “Giải pháp Vịnh Bắc Bộ” – cho phép quân đội Mỹ tham chiến ở miền Bắc Việt Nam trong khi chưa cần tuyên chiến với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Kể từ giờ phút này, chiến trường Việt Nam trở thành bãi thử nghiệm với cả các loại chiến đấu cơ thế hệ mới cũng như các chiến thuật mới của quân đội Mỹ. Từ khi bắt đầu cho tới lúc kết thúc, thế trận trên chiến trường đã thay đổi rất nhiều, cho phép quân đội Mỹ có thể thử nghiệm các khí tài mới cũng như chiến thuật mới theo nhiều cách thức khác nhau và đặc biệt là thử nghiệm và tìm ra lối tác chiến hiệu quả với chiến đấu cơ phản lực – một loại vũ khí không mới nhưng chưa có môi trường thử nghiệm cao độ kể từ khi ra đời sau Chiến tranh Thế giới thứ hai tới Chiến tranh Việt Nam.
Chiến dịch Không kích quy mô lớn đầu tiên được Mỹ tiến hành ở Việt Nam mang tên Sấm Rền (Rolling Thunder) được triển khai từ năm 1965. Mục đích quan trọng nhất của Mỹ trong chiến dịch này đó là ngăn chặn được sự tiến công của quân giải phóng ở miền Nam và phá huỷ các kho tàng, hệ thống giao thông ở miền Bắc Việt Nam, tránh đưa chiến tranh Việt Nam trở thành một cuộc xung đột trên bộ - qua đó giảm thiểu được sinh mạng của phía Mỹ và đồng minh trong cuộc chiến này.
Để phục vụ cho mục đích đó, Mỹ đã kéo dài vô thời hạn chiến dịch Sấm Rền và biến đây thành một trong những chiến dịch ném bom chiến lược dài nhất lịch sử nhân loại và gián tiếp khiến Mỹ dấn sâu thêm vào cuộc chiến tranh này.
Trong chiến dịch này, chiến đấu cơ siêu âm đầu tiên của Mỹ đã tham chiến, đó là chiếc F-100 Super Sabre. Nhiệm vụ của loại chiến đấu cơ này đó là thực hiện các phi vụ tấn công mặt đất ở mức độ chiến thuật nhưng có độ chính xác cao nhắm vào các mục tiêu đắt giá. Tuy nhiên bên cạnh đó, Không quân Mỹ vẫn chú trọng vào việc ném bom chiến lược với sức mạnh huỷ diệt hơn với sự tham gia của các loại máy bay ném bom hạng nặng hay các siêu pháo đài bay thời bấy giờ.
Với khả năng chiến đấu như một tiêm kích – bom, các chiến đấu cơ F-100 Super Sabre của Mỹ khi này sẽ phải kiêm luôn nhiệm vụ yểm trợ, bảo vệ các đội hình máy bay ném bom chiến lược của Không quân Mỹ.
Các loại máy bay ném bom của Mỹ, vốn dĩ có thể dễ dàng trở thành mồi cho hệ thống hoả lực phòng không hay cho lực lượng tiêm kích MiG của Không quân Việt Nam trong khi đó, F-100 cũng không phải là loại máy bay có độ cơ động tốt cho lắm, nhất là khi nó mang theo đầy tải bao gồm bình nhiên liệu phụ và bom. Mặc dù vậy, F-100 vẫn là loại máy bay được tham gia nhiều phi vụ xuất kích nhất và có số giờ bay nhiều nhất trong toàn bộ cuộc chiến này.
Tham chiến nhiều kéo theo một vấn đề đó là khả năng bị bắn hạ cũng nhiều hơn bình thường. Thực tế thì số lượng chiến đấu cơ F-100 của Mỹ thiệt hại ở miền Nam Việt Nam là không hề nhỏ. Sau khi cân nhắc cả về vấn đề kinh tế cũng như khả năng tác chiến và hiệu quả của việc yểm trợ mặt đất, Không quân Mỹ nhận ra rằng F-100 thực tế không phải lựa chọn sáng suốt nhất, nhất là khi nó cũng không tỏ ra nổi bật trong vai trò yểm trợ máy bay ném bom.
Để tìm kiếm ứng viên cho các vụ ném bom yểm trợ mặt đất và ném bom chiến thuật, Không quân Mỹ cần một loại máy bay rẻ tiền hơn, hiệu quả cao hơn và nhất là phải đối phó được với MiG cũng như với tên lửa phòng không của quân giải phóng.
Douglas A-1D Skyraider – một loại chiến đấu cơ được nghiên cứu từ Chiến tranh Thế giới thứ hai và ra đời vào cuối cuộc chiến này đã được Mỹ đưa vào sử dụng cho những nhiệm vụ ném bom mức độ chiến lược ở miền Nam Việt Nam.
Thực tế sử dụng cho thấy, A-1D Skyraider có khả năng cơ động cực tốt ở độ cao thấp, nó cũng phù hợp với mọi yêu cầu nhiệm vụ yểm trợ thường thấy của Không quân Mỹ lúc bấy giờ và quan trọng nhất là nó hoạt động được trong gần như mọi loại thời tiết bất kể mưa gió (trừ bão – tất nhiên). Khả năng mang bom của A-1D Skyraider cũng khá đáng nể vào thời điểm bấy giờ với tổng cộng 15 giá treo ngoài và tối đa 3,6 tấn bom các loại.
Đối thủ trên không của A-1D Skyraider – tất nhiên là trong trường hợp Không quân Việt Nam đánh xuống dưới vĩ tuyến 17 được Mỹ nhận định chỉ có thể là MiG-17 và MiG-21. Các loại phản lực cơ này có tốc độ tối thiểu rất lớn, yêu cầu vòng cua cực rộng mới có thể quay đầu được trên không. Khả năng cơ động của A-1D Skyraider ở tốc độ thấp hơn nhiều tốc độ tối thiểu của phản lực MiG cho phép nó có thể khéo léo tránh khỏi sự theo đuổi của các phản lực cơ do Liên Xô thiết kế.
Thậm chí Không quân Mỹ còn từng ghi nhận có tới hai lần, Skyraider bắn hạ được MiG-17 (không rõ ở chiến trường Việt Nam hay ở đâu). Điều này khiến A-1D Skyraider có thể được coi là loại tiêm kích – bom hiệu quả nhất trong Chiến tranh Việt Nam, dù rằng những đóng góp của nó là không nhiều, chủ yếu thực hiện những nhiệm vụ ném bom chiến thuật yểm trợ các lực lượng mặt đất... còn nữa
Mời độc giả xem Video: Tiêm kích - bom A-1 Skyraider của Mỹ tới nay vẫn bay tốt.