Indonesia đã và đang mua các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật mới, trong đó có các vũ khí tấn công có độ chính xác cao, vũ khí tầm xa cho hải quân và không quân, vũ khí tàng hình, cơ động và có thể triển khai ở nơi xa. Ảnh: Một chiếc F-16C chuẩn bị giao cho Quân đội Indonesia, ngày 21/11/2017 tại căn cứ Hill, bang Utah, Mỹ. Nguồn: Không quân Mỹ.Về không quân, năm 2018, Quân đội Indonesia gây bất ngờ lớn khi ký hợp đồng mua 11 chiếc máy bay tiêm kích Su-35 của Nga. Su-35 được coi là dòng máy bay chiến đấu cực mạnh, có khả năng đối đầu với cả tiêm kích thế hệ thứ 5. Với việc đặt mua Su-35, Indonesia trở thành quốc gia nước ngoài thứ hai sau Trung Quốc đặt mua Su-35 của Nga. Ảnh: Chiến đấu cơ Su-35 của Nga. Nguồn: Wikipedia.Không quân Indonesia rất kỳ vọng vào hợp đồng mua 11 chiếc máy bay tiêm kích Su-35 này, bởi đây là nguồn bổ sung đáng kể cho họ sau khi đã có kinh nghiệm vận hành các máy bay tiêm kích Flanker thế hệ cũ bao gồm máy bay Su-27SKM và Su-30MK2. Ảnh: Su-30MK2 của Indonesia. Nguồn: pinterestChưa dừng lại ở đó, Indonesia còn mua thêm 32 chiếc máy bay tiêm kích F-16 cùa Mỹ. Không quân Indonesia vẫn có truyền thống sử dụng máy bay Mỹ, hiện họ cũng đang duy trì hoạt động 25 chiếc F-16 đã được nâng cấp lên phiên bán C/D. Ảnh: Chiến đấu cơ F-16C của Không quân Indonesia. Nguồn: pinterestKhá bất ngờ là 32 chiếc đặt mua mới là phiên bản F-16V Block 70/72, hay còn gọi là F-16V Viper; F-16V Viper có nhiều ứng dụng những công nghệ của tiêm kích tàng hình F-22 và F-35. Nhà sản xuất Lockheed Martin cho biết, năng lực chiến đấu của biến thể mới này gấp 2,5 lần so với biến thế F-16 trước đây. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-16V Viper. Nguồn: Wikipedia.Nếu cùng lúc sở hữu cả F-16V và Su-35, Không quân Indonesia đã vượt qua Không quân Singapore, để trở thành lực lượng không quân hùng mạnh nhất ở khu vực Đông Nam Á hiện nay. Ảnh: F-16V mà Lockheed dự định chế tạo cho Indonesia. Nguồn: lockheedmartin.Cùng với đầu tư cho không quân, là một quốc gia biển, Indonesia đã mạnh tay chi cho phát triển hải quân, trong đó tàu ngầm là hướng ưu tiên. Ngày 12/4/2019, Công ty đóng tàu PT PAL của Indonesia đã hạ thủy chiếc tàu ngầm thứ ba KRI Alugoro, số hiệu 405. Ảnh: Tàu ngầm KRI Alugoro 405. Nguồn: BmpdTàu ngầm KRI Alugoro được lắp ráp tại Indonesia theo thỏa thuận chuyến giao ký với Công ty đóng tàu Daevvoo (DSME) của Hàn Quốc (tại Hàn Quốc được gọi là tàu lớp Chang Bogo). Indonesia cũng đã ký hợp đồng với DSME trị giá khoảng 1 tỷ USD đế đóng thêm 3 tàu, nâng tổng số tàu ngầm lớp Nagapasa lên thành 6 chiếc. Ảnh: Tàu ngầm KRI Alugoro 405. Nguồn: BmpdVề lục quân, Tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport của Nga cho biết, Nga đã ký một hợp đồng cung cấp cho lục quân Indonesia 22 xe chiến đấu bộ binh BMP-3F trị giá 108 triệu USD và 21 chiếc BT-3F trị giá 67,2 triệu USD. Đây là hợp đồng đầu tiên trong lịch sử của Nga về việc xuất khẩu xe bọc thép lội nước BT-3F ra nước ngoài; số xe này sẽ bàn giao hết cho Indonesia vào năm 2020. Ảnh: BMP-3F của Indonesia đang thử nghiệm. Nguồn: Bmpd.Năm 2018, Quân đội Indonesia đã chính thức ký hợp đồng mua 25 xe tăng chiến đấu hạng trung Black Tiger; đây là sản phẩm liên doanh giữa Công ty PT Pindad của Indonesia với Công ty FNSS của Thổ Nhĩ Kỳ. Black Tiger được giới thiệu trước công chúng tại Triển lãm quốc phòng Indo Defence 2017, và đã gây ấn tượng mạnh. Quân đội Indonesia có kế hoạch mua từ 200-400 xe tăng chiến chiếc Black Tiger. Ảnh: Xe tăng Black Tiger của Indonesia. Nguồn: pinterestVề mua sắm tên lửa hàng không, tên lửa chống tàu, năm 2016, Indonesia đã ký hợp đồng trị giá 90 triệu USD để mua 60 hệ thống tên lửa không đối không AIM-120C-7 của Hãng Raytheon, Mỹ. Ảnh: Tên lửa không đối không AIM-120C-7. Nguồn: Wikipedia.Trước đó, vào năm 2015, Indonesia cũng đã ký hợp đồng với trị giá 50 triệu USD để mua 175 tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9X-2 Sidewinder của Mỹ; ký hợp đồng trị giá 48 triệu USD để mua tên lửa chống hạm Kh-31A, tên lửa chống radar Kh-31P và tên lửa không đối đất Kh-59ME của Nga. Ảnh: Tên lửa chống hạm Kh-31A của Nga. Nguồn: Wikipedia.Cùng với việc mua sắm tên lửa không đối không, Indonesia cũng đang tăng cường khả năng phòng không bằng cách mua sắm các hệ thống phòng không cơ động hiện đại. Ảnh: Hệ thống phòng không Rapid Ranger mà Indonesia đã trang bị. Nguồn: Bmpd.Năm 2014, Indonesia ký hợp đồng trị giá 164 triệu USD với Hãng Thales của Anh để mua 48 hệ thống phòng không Forceshield. Gói họp đồng gồm tên lửa phòng không tầm ngắn Starstreak, ra-đa ControlMaster200, các hệ thống điều khiển vũ khí và thiết bị phóng tên lửa Rapid Ranger. Hệ thống có thể tiêu diệt các mục tiêu bay chậm trong cự ly từ 300m đến 7.000 m. Ảnh: Hệ thống phòng không tầm thấp Starstreak. Nguồn: Wikipedia.Năm 2017, Indonesia cũng đã ký hợp đồng trị giá 77 triệu USD để mua các hệ thống tên lửa phòng không tâm trung hiện đại NASAMS cúa Hãng Kongsberg Nauy. Với hợp đồng này, Indonesia đã trở thành lực lượng đầu tiên ở khu vực Châu Á mua hệ thống NASAMS. Ảnh: Hệ thống phòng không NASAMS. Nguồn: kongsberg. Video Sức mạnh Quân Sự Việt Nam 2020 - Nguồn: QPVN
Indonesia đã và đang mua các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật mới, trong đó có các vũ khí tấn công có độ chính xác cao, vũ khí tầm xa cho hải quân và không quân, vũ khí tàng hình, cơ động và có thể triển khai ở nơi xa. Ảnh: Một chiếc F-16C chuẩn bị giao cho Quân đội Indonesia, ngày 21/11/2017 tại căn cứ Hill, bang Utah, Mỹ. Nguồn: Không quân Mỹ.
Về không quân, năm 2018, Quân đội Indonesia gây bất ngờ lớn khi ký hợp đồng mua 11 chiếc máy bay tiêm kích Su-35 của Nga. Su-35 được coi là dòng máy bay chiến đấu cực mạnh, có khả năng đối đầu với cả tiêm kích thế hệ thứ 5. Với việc đặt mua Su-35, Indonesia trở thành quốc gia nước ngoài thứ hai sau Trung Quốc đặt mua Su-35 của Nga. Ảnh: Chiến đấu cơ Su-35 của Nga. Nguồn: Wikipedia.
Không quân Indonesia rất kỳ vọng vào hợp đồng mua 11 chiếc máy bay tiêm kích Su-35 này, bởi đây là nguồn bổ sung đáng kể cho họ sau khi đã có kinh nghiệm vận hành các máy bay tiêm kích Flanker thế hệ cũ bao gồm máy bay Su-27SKM và Su-30MK2. Ảnh: Su-30MK2 của Indonesia. Nguồn: pinterest
Chưa dừng lại ở đó, Indonesia còn mua thêm 32 chiếc máy bay tiêm kích F-16 cùa Mỹ. Không quân Indonesia vẫn có truyền thống sử dụng máy bay Mỹ, hiện họ cũng đang duy trì hoạt động 25 chiếc F-16 đã được nâng cấp lên phiên bán C/D. Ảnh: Chiến đấu cơ F-16C của Không quân Indonesia. Nguồn: pinterest
Khá bất ngờ là 32 chiếc đặt mua mới là phiên bản F-16V Block 70/72, hay còn gọi là F-16V Viper; F-16V Viper có nhiều ứng dụng những công nghệ của tiêm kích tàng hình F-22 và F-35. Nhà sản xuất Lockheed Martin cho biết, năng lực chiến đấu của biến thể mới này gấp 2,5 lần so với biến thế F-16 trước đây. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-16V Viper. Nguồn: Wikipedia.
Nếu cùng lúc sở hữu cả F-16V và Su-35, Không quân Indonesia đã vượt qua Không quân Singapore, để trở thành lực lượng không quân hùng mạnh nhất ở khu vực Đông Nam Á hiện nay. Ảnh: F-16V mà Lockheed dự định chế tạo cho Indonesia. Nguồn: lockheedmartin.
Cùng với đầu tư cho không quân, là một quốc gia biển, Indonesia đã mạnh tay chi cho phát triển hải quân, trong đó tàu ngầm là hướng ưu tiên. Ngày 12/4/2019, Công ty đóng tàu PT PAL của Indonesia đã hạ thủy chiếc tàu ngầm thứ ba KRI Alugoro, số hiệu 405. Ảnh: Tàu ngầm KRI Alugoro 405. Nguồn: Bmpd
Tàu ngầm KRI Alugoro được lắp ráp tại Indonesia theo thỏa thuận chuyến giao ký với Công ty đóng tàu Daevvoo (DSME) của Hàn Quốc (tại Hàn Quốc được gọi là tàu lớp Chang Bogo). Indonesia cũng đã ký hợp đồng với DSME trị giá khoảng 1 tỷ USD đế đóng thêm 3 tàu, nâng tổng số tàu ngầm lớp Nagapasa lên thành 6 chiếc. Ảnh: Tàu ngầm KRI Alugoro 405. Nguồn: Bmpd
Về lục quân, Tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport của Nga cho biết, Nga đã ký một hợp đồng cung cấp cho lục quân Indonesia 22 xe chiến đấu bộ binh BMP-3F trị giá 108 triệu USD và 21 chiếc BT-3F trị giá 67,2 triệu USD. Đây là hợp đồng đầu tiên trong lịch sử của Nga về việc xuất khẩu xe bọc thép lội nước BT-3F ra nước ngoài; số xe này sẽ bàn giao hết cho Indonesia vào năm 2020. Ảnh: BMP-3F của Indonesia đang thử nghiệm. Nguồn: Bmpd.
Năm 2018, Quân đội Indonesia đã chính thức ký hợp đồng mua 25 xe tăng chiến đấu hạng trung Black Tiger; đây là sản phẩm liên doanh giữa Công ty PT Pindad của Indonesia với Công ty FNSS của Thổ Nhĩ Kỳ. Black Tiger được giới thiệu trước công chúng tại Triển lãm quốc phòng Indo Defence 2017, và đã gây ấn tượng mạnh. Quân đội Indonesia có kế hoạch mua từ 200-400 xe tăng chiến chiếc Black Tiger. Ảnh: Xe tăng Black Tiger của Indonesia. Nguồn: pinterest
Về mua sắm tên lửa hàng không, tên lửa chống tàu, năm 2016, Indonesia đã ký hợp đồng trị giá 90 triệu USD để mua 60 hệ thống tên lửa không đối không AIM-120C-7 của Hãng Raytheon, Mỹ. Ảnh: Tên lửa không đối không AIM-120C-7. Nguồn: Wikipedia.
Trước đó, vào năm 2015, Indonesia cũng đã ký hợp đồng với trị giá 50 triệu USD để mua 175 tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9X-2 Sidewinder của Mỹ; ký hợp đồng trị giá 48 triệu USD để mua tên lửa chống hạm Kh-31A, tên lửa chống radar Kh-31P và tên lửa không đối đất Kh-59ME của Nga. Ảnh: Tên lửa chống hạm Kh-31A của Nga. Nguồn: Wikipedia.
Cùng với việc mua sắm tên lửa không đối không, Indonesia cũng đang tăng cường khả năng phòng không bằng cách mua sắm các hệ thống phòng không cơ động hiện đại. Ảnh: Hệ thống phòng không Rapid Ranger mà Indonesia đã trang bị. Nguồn: Bmpd.
Năm 2014, Indonesia ký hợp đồng trị giá 164 triệu USD với Hãng Thales của Anh để mua 48 hệ thống phòng không Forceshield. Gói họp đồng gồm tên lửa phòng không tầm ngắn Starstreak, ra-đa ControlMaster200, các hệ thống điều khiển vũ khí và thiết bị phóng tên lửa Rapid Ranger. Hệ thống có thể tiêu diệt các mục tiêu bay chậm trong cự ly từ 300m đến 7.000 m. Ảnh: Hệ thống phòng không tầm thấp Starstreak. Nguồn: Wikipedia.
Năm 2017, Indonesia cũng đã ký hợp đồng trị giá 77 triệu USD để mua các hệ thống tên lửa phòng không tâm trung hiện đại NASAMS cúa Hãng Kongsberg Nauy. Với hợp đồng này, Indonesia đã trở thành lực lượng đầu tiên ở khu vực Châu Á mua hệ thống NASAMS. Ảnh: Hệ thống phòng không NASAMS. Nguồn: kongsberg.
Video Sức mạnh Quân Sự Việt Nam 2020 - Nguồn: QPVN