Theo Business Insider, kể từ lần thử nghiệm tên lửa đầu tiên vào năm 1984 cho tới nay Triều Tiên là một trong những quốc gia có số lần thử nghiệm tên lửa nhiều nhất thế giới thậm chí ngang ngửa cả Mỹ và Nga từ sau năm 1990. Điều đáng nói là cũng trong chừng đó thời gian họ nằm trong vòng cấm vận của phương Tây. Nguồn ảnh: Korea Times Us.Với nguồn lực tưởng chừng như vô hạn của mình, trong 33 năm kể từ năm 1984 tới nay Bình Nhưỡng đã thực hiện khoảng 112 lần thử nghiệm tên lửa đạn đạo và mỗi lần thử nghiệm số lượng tên lửa được phóng đi hoàn toàn không thể thống kê được có thể lên đến hàng trăm đơn vị. Còn giá trị của mỗi tên lửa đạn đạo do Triều Tiên chế tạo cũng không hề rẻ có thể lên đến hàng triệu USD cho mỗi quả. Nguồn ảnh: Korea Times Us.Trong ảnh là đồ thị số lần thử nghiệm tên lửa của Triều Tiên từ năm 1984 cho đến nay, trong đó có cả số lần thử nghiệm thành công đánh dấu màu xanh và số lần thất bại đánh dấu màu đỏ. Năm 2016 được xem là năm đỉnh điểm của chương trình phát triển tên lửa của Triều Tiên với 24 tên lửa được thử nghiệm. Nguồn ảnh: AM News.Tuy nhiên, năm 2017 mới là năm dấu ấn của chương trình phát triển tên lửa Triều Tiên, khi từ đầu năm cho tới nay họ đã thực hiện ít nhất 19 lần thử nghiệm tên lửa với 15 lần thử nghiệm thành công. Trong những lần thành công đó thì cái tên Hwasong-12 được nhắc đến nhiều nhất. Nguồn ảnh: Ardrossan & Saltcoats.Kể từ mẫu tên lửa đạn đạo Scud-B nội địa đầu tiên cho đến Hwasong-12 và Hwasong-14, công nghệ tên lửa Triều Tiên đã có sự thay đổi vượt bậc cả về chất lẫn lượng. Các tên lửa này không chỉ có tầm bắn xa hơn, cao hơn mà còn ngày càng trở nên chính xác hơn. Và đích đến cuối cùng của chúng chính là khả năng triển khai được đầu đạn hạt nhân. Nguồn ảnh: Business Insider.Công nghệ động cơ đẩy tên lửa của Triều Tiên cũng được “hà hơi thổi ngạt” mạnh mẽ từ các biến động chính trị trên thế giới, nhất là từ khu vực Đông Âu. Bình Nhưỡng nhanh chóng tiếp cận được công nghệ động cơ tên lửa của Ukraine chỉ trong hai năm họ đã hoàn thiện được hầu hết các dòng tên lửa đạn đạo của mình. Nguồn ảnh: Japan Times.Và bước cuối cùng như đã nói ở trên về chương trình tên lửa của Triều Tiên, chính là việc tích hợp đầu đạn hạt nhân vào các tên lửa đạn đạo của nước này. Chỉ mới năm ngoái đây thôi nhiều chuyên gia tên lửa còn dự đoán Bình Nhưỡng phải mất ít nhất 5 năm nữa để có thể làm được điều này. Nguồn ảnh: Euronews.Nhưng vào cuối tháng 9 vừa rồi họ đã làm được điều đó khi thử nghiệm thành công vũ khí nhiệt hạch đầu tiên, cũng như thu nhỏ nó vào bên trong một đầu đạn tên lửa chỉ nặng hơn 500kg một chút. Tới thời điểm hiện tại nhiều khả năng Triều Tiên đã sở hữu đòn tấn công phủ đầu bằng hạt nhân đầu tiên. Nguồn ảnh: UPI.com.Nhưng vào cuối tháng 9 vừa rồi họ đã làm được điều đó khi thử nghiệm thành công vũ khí nhiệt hạch đầu tiên, cũng như thu nhỏ nó vào bên trong một đầu đạn tên lửa chỉ nặng hơn 500kg một chút. Tới thời điểm hiện tại nhiều khả năng Triều Tiên đã sở hữu đòn tấn công phủ đầu bằng hạt nhân đầu tiên. Nguồn ảnh: UPI.com.Chương trình phát triển tên lửa của Triều Tiên thậm chí giờ đây cũng đã lôi Hàn Quốc vào cuộc khi Seoul không thể ngồi yên để Bình Nhưỡng ưa làm gì cũng được. Và họ đang và đã đẩy mạnh hơn bao giờ hết chương trình phát triển tên lửa đạn đạo Hyunmoo. Trong ảnh là tên lửa đạn đạo Hwasong-14 của Triều Tiên và Hyunmoo-3 của Hàn Quốc được phóng thử nghiệm cách nhau chỉ 1 ngày trong tháng 7 vừa rồi. Nguồn ảnh: AP News.Từ những dữ kiện trên ta có thể thấy nguy cơ chạy đua công nghệ tên lửa hay thậm chí là hạt nhân hóa toàn bộ Bán đảo Triều Tiên hoàn toàn có thể xảy ra khi các bên đều muốn bảo vệ bản thân trước các mối đe dọa từ đối phương. Triều Tiên hay Hàn Quốc đều có đủ nguồn lực để hiện thực điều này như người ta thường nói “không sớm thì muộn,”. Nguồn ảnh: Claudia's Images.
Theo Business Insider, kể từ lần thử nghiệm tên lửa đầu tiên vào năm 1984 cho tới nay Triều Tiên là một trong những quốc gia có số lần thử nghiệm tên lửa nhiều nhất thế giới thậm chí ngang ngửa cả Mỹ và Nga từ sau năm 1990. Điều đáng nói là cũng trong chừng đó thời gian họ nằm trong vòng cấm vận của phương Tây. Nguồn ảnh: Korea Times Us.
Với nguồn lực tưởng chừng như vô hạn của mình, trong 33 năm kể từ năm 1984 tới nay Bình Nhưỡng đã thực hiện khoảng 112 lần thử nghiệm tên lửa đạn đạo và mỗi lần thử nghiệm số lượng tên lửa được phóng đi hoàn toàn không thể thống kê được có thể lên đến hàng trăm đơn vị. Còn giá trị của mỗi tên lửa đạn đạo do Triều Tiên chế tạo cũng không hề rẻ có thể lên đến hàng triệu USD cho mỗi quả. Nguồn ảnh: Korea Times Us.
Trong ảnh là đồ thị số lần thử nghiệm tên lửa của Triều Tiên từ năm 1984 cho đến nay, trong đó có cả số lần thử nghiệm thành công đánh dấu màu xanh và số lần thất bại đánh dấu màu đỏ. Năm 2016 được xem là năm đỉnh điểm của chương trình phát triển tên lửa của Triều Tiên với 24 tên lửa được thử nghiệm. Nguồn ảnh: AM News.
Tuy nhiên, năm 2017 mới là năm dấu ấn của chương trình phát triển tên lửa Triều Tiên, khi từ đầu năm cho tới nay họ đã thực hiện ít nhất 19 lần thử nghiệm tên lửa với 15 lần thử nghiệm thành công. Trong những lần thành công đó thì cái tên Hwasong-12 được nhắc đến nhiều nhất. Nguồn ảnh: Ardrossan & Saltcoats.
Kể từ mẫu tên lửa đạn đạo Scud-B nội địa đầu tiên cho đến Hwasong-12 và Hwasong-14, công nghệ tên lửa Triều Tiên đã có sự thay đổi vượt bậc cả về chất lẫn lượng. Các tên lửa này không chỉ có tầm bắn xa hơn, cao hơn mà còn ngày càng trở nên chính xác hơn. Và đích đến cuối cùng của chúng chính là khả năng triển khai được đầu đạn hạt nhân. Nguồn ảnh: Business Insider.
Công nghệ động cơ đẩy tên lửa của Triều Tiên cũng được “hà hơi thổi ngạt” mạnh mẽ từ các biến động chính trị trên thế giới, nhất là từ khu vực Đông Âu. Bình Nhưỡng nhanh chóng tiếp cận được công nghệ động cơ tên lửa của Ukraine chỉ trong hai năm họ đã hoàn thiện được hầu hết các dòng tên lửa đạn đạo của mình. Nguồn ảnh: Japan Times.
Và bước cuối cùng như đã nói ở trên về chương trình tên lửa của Triều Tiên, chính là việc tích hợp đầu đạn hạt nhân vào các tên lửa đạn đạo của nước này. Chỉ mới năm ngoái đây thôi nhiều chuyên gia tên lửa còn dự đoán Bình Nhưỡng phải mất ít nhất 5 năm nữa để có thể làm được điều này. Nguồn ảnh: Euronews.
Nhưng vào cuối tháng 9 vừa rồi họ đã làm được điều đó khi thử nghiệm thành công vũ khí nhiệt hạch đầu tiên, cũng như thu nhỏ nó vào bên trong một đầu đạn tên lửa chỉ nặng hơn 500kg một chút. Tới thời điểm hiện tại nhiều khả năng Triều Tiên đã sở hữu đòn tấn công phủ đầu bằng hạt nhân đầu tiên. Nguồn ảnh: UPI.com.
Nhưng vào cuối tháng 9 vừa rồi họ đã làm được điều đó khi thử nghiệm thành công vũ khí nhiệt hạch đầu tiên, cũng như thu nhỏ nó vào bên trong một đầu đạn tên lửa chỉ nặng hơn 500kg một chút. Tới thời điểm hiện tại nhiều khả năng Triều Tiên đã sở hữu đòn tấn công phủ đầu bằng hạt nhân đầu tiên. Nguồn ảnh: UPI.com.
Chương trình phát triển tên lửa của Triều Tiên thậm chí giờ đây cũng đã lôi Hàn Quốc vào cuộc khi Seoul không thể ngồi yên để Bình Nhưỡng ưa làm gì cũng được. Và họ đang và đã đẩy mạnh hơn bao giờ hết chương trình phát triển tên lửa đạn đạo Hyunmoo. Trong ảnh là tên lửa đạn đạo Hwasong-14 của Triều Tiên và Hyunmoo-3 của Hàn Quốc được phóng thử nghiệm cách nhau chỉ 1 ngày trong tháng 7 vừa rồi. Nguồn ảnh: AP News.
Từ những dữ kiện trên ta có thể thấy nguy cơ chạy đua công nghệ tên lửa hay thậm chí là hạt nhân hóa toàn bộ Bán đảo Triều Tiên hoàn toàn có thể xảy ra khi các bên đều muốn bảo vệ bản thân trước các mối đe dọa từ đối phương. Triều Tiên hay Hàn Quốc đều có đủ nguồn lực để hiện thực điều này như người ta thường nói “không sớm thì muộn,”. Nguồn ảnh: Claudia's Images.