Theo đó Đại úy Không quân Triều Tiên, phi công Lee Chul So đã đào thoát sang Hàn Quốc cùng chiếc chiến đấu cơ J-6 (hay còn được gọi là MiG-19) của Không quân Triều Tiên vào ngày 23/5/1996. Đây là vụ phi công đào thoát cùng máy bay cuối cùng trong lực lượng quân đội Triều Tiên tính tới thời điểm này. Nguồn ảnh: Times.Theo các tài liệu của vụ việc, phía Hàn Quốc bắt đầu để ý chiếc máy bay J-6 của Lee Chul So trên màn hình radar kể từ khi nó đổi hướng ngoặt về hướng Nam khi đang bay trên biển Hoàng Hải. Nguồn ảnh: Times.Các lực lượng Quân đội Hàn Quốc đặc biệt là lực lượng Không quân nước này đã ở trong trạng thái báo động mức cao nhất vì lo sợ sẽ xảy ra một cuộc tấn công bất ngờ từ phía Bình Nhưỡng. Ảnh: Phi công Lee Chul So vẫy tay chào khi hạ cánh xuống sân bay Suwon ở Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Oryx.Tổng cộng có 6 chiến đấu cơ Hàn Quốc đã được huy động để áp sát máy bay lạ của Triều Tiên. Do không dò được tần số liên lạc của phía Hàn Quốc, phi công Lee Chul So đã nghiêng cánh để thông báo với các máy bay Hàn Quốc rằng anh không mang vũ khí. Nguồn ảnh: Ibt.Ngay lập tức, hàng trăm lính Hàn Quốc và Mỹ đã thiết lập một vành đai an toàn xung quanh sân bay Suwon ở Hàn Quốc để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho phi công Triều Tiên đào tẩu này. Chiếc phi cơ J-6 đã hạ cánh an toàn trước sự yểm trợ của hàng nghìn lính và nhân viên mặt đất cùng 6 chiến đấu cơ Hàn Quốc ở trên không. Lee Chul So hoàn toàn bình an vô sự khi đặt chân tới Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Airliners.Trả lời phỏng vấn sau vụ việc, phi công Lee Chul So cho biết lý do ông đào thoát là do " không thể sống dưới chế độ độc tài Triều Tiên được nữa". Với cương vị là Đại úy không quân, Lee Chul So mang trên mình khá nhiều bí mật về lực lượng Không quân Triều Tiên, thứ mà Hàn Quốc cũng như Mỹ rất cần đến vào thời điểm đó. Nguồn ảnh: Youtube.Lee Chul So cũng cho biết, anh đã quyết định bỏ lại vợ và hai người con ở quê nhà và chắc chắn họ sẽ bị kết án lao động khổ sai vì hành động của anh. Theo Lee Chul So, các phi công ở Triều Tiên được lựa chọn từ con cái của những người lãnh đạo, có "quyền cao chức trọng" trong chính trường Triều Tiên để tránh việc phi công đào tẩu sang nước ngoài cùng máy bay. Nguồn ảnh: Key.Ngoài ra, hệ thống liên lạc của các máy bay chiến đấu Triều Tiên cũng được can thiệp để chúng không thể nhận được tần số liên lạc của phía Hàn Quốc và có nguy cơ bị bắn hạ ngay khi bay vượt qua biên giới xuống phía Nam. Lee Chul So biết rất rõ nguy cơ mình sẽ bị bắn rơi nhưng anh vẫn quyết tâm thực hiện phi vụ này. Nguồn ảnh: Pinterest.Chiếc máy bay mà Lee Chul So dùng để đào thoát khỏi Triều Tiên là loại J-6, đây là phiên bản MiG-19 do Trung Quốc sản xuất và trang bị cho Triều Tiên. Với hiểu biết của mình, Lee Chul So được nhận vào Quân đội Hàn Quốc và giữ nguyên cấp bậc Đại úy cùng một phần thưởng trị giá 480 triệu Won tương đương với khoảng 400.000 USD vào thời điểm đó. Nguồn ảnh: Spi.Tới năm 2010, Lee Chul So đã được thăng lên quân hàm Đại tá trong Không quân Hàn Quốc và tham gia quá trình giảng dạy tại trường sĩ quan Không quân Hàn Quốc với nội dung giảng dạy chính là truyền đạt các kỹ năng bay và không chiến của các phi công Triều Tiên cho các học viên Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Mambo.Trong lịch sử Không quân Triều Tiên, đã có 4 người từng đào thoát thành công cùng chiếc máy bay của mình sang Seoul vào những năm 1953, 1960, 1983 và Lee Chul So là người cuối cùng thực hiện vụ đào tẩu từ Triều Tiên vào năm 1996. Kể từ đó tới nay, chưa có bất cứ một cuộc đào tẩu này của các phi công Triều Tiên cùng các máy bay của mình được cho là thành công. Nguồn ảnh: Oryx.
Theo đó Đại úy Không quân Triều Tiên, phi công Lee Chul So đã đào thoát sang Hàn Quốc cùng chiếc chiến đấu cơ J-6 (hay còn được gọi là MiG-19) của Không quân Triều Tiên vào ngày 23/5/1996. Đây là vụ phi công đào thoát cùng máy bay cuối cùng trong lực lượng quân đội Triều Tiên tính tới thời điểm này. Nguồn ảnh: Times.
Theo các tài liệu của vụ việc, phía Hàn Quốc bắt đầu để ý chiếc máy bay J-6 của Lee Chul So trên màn hình radar kể từ khi nó đổi hướng ngoặt về hướng Nam khi đang bay trên biển Hoàng Hải. Nguồn ảnh: Times.
Các lực lượng Quân đội Hàn Quốc đặc biệt là lực lượng Không quân nước này đã ở trong trạng thái báo động mức cao nhất vì lo sợ sẽ xảy ra một cuộc tấn công bất ngờ từ phía Bình Nhưỡng. Ảnh: Phi công Lee Chul So vẫy tay chào khi hạ cánh xuống sân bay Suwon ở Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Oryx.
Tổng cộng có 6 chiến đấu cơ Hàn Quốc đã được huy động để áp sát máy bay lạ của Triều Tiên. Do không dò được tần số liên lạc của phía Hàn Quốc, phi công Lee Chul So đã nghiêng cánh để thông báo với các máy bay Hàn Quốc rằng anh không mang vũ khí. Nguồn ảnh: Ibt.
Ngay lập tức, hàng trăm lính Hàn Quốc và Mỹ đã thiết lập một vành đai an toàn xung quanh sân bay Suwon ở Hàn Quốc để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho phi công Triều Tiên đào tẩu này. Chiếc phi cơ J-6 đã hạ cánh an toàn trước sự yểm trợ của hàng nghìn lính và nhân viên mặt đất cùng 6 chiến đấu cơ Hàn Quốc ở trên không. Lee Chul So hoàn toàn bình an vô sự khi đặt chân tới Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Airliners.
Trả lời phỏng vấn sau vụ việc, phi công Lee Chul So cho biết lý do ông đào thoát là do " không thể sống dưới chế độ độc tài Triều Tiên được nữa". Với cương vị là Đại úy không quân, Lee Chul So mang trên mình khá nhiều bí mật về lực lượng Không quân Triều Tiên, thứ mà Hàn Quốc cũng như Mỹ rất cần đến vào thời điểm đó. Nguồn ảnh: Youtube.
Lee Chul So cũng cho biết, anh đã quyết định bỏ lại vợ và hai người con ở quê nhà và chắc chắn họ sẽ bị kết án lao động khổ sai vì hành động của anh. Theo Lee Chul So, các phi công ở Triều Tiên được lựa chọn từ con cái của những người lãnh đạo, có "quyền cao chức trọng" trong chính trường Triều Tiên để tránh việc phi công đào tẩu sang nước ngoài cùng máy bay. Nguồn ảnh: Key.
Ngoài ra, hệ thống liên lạc của các máy bay chiến đấu Triều Tiên cũng được can thiệp để chúng không thể nhận được tần số liên lạc của phía Hàn Quốc và có nguy cơ bị bắn hạ ngay khi bay vượt qua biên giới xuống phía Nam. Lee Chul So biết rất rõ nguy cơ mình sẽ bị bắn rơi nhưng anh vẫn quyết tâm thực hiện phi vụ này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Chiếc máy bay mà Lee Chul So dùng để đào thoát khỏi Triều Tiên là loại J-6, đây là phiên bản MiG-19 do Trung Quốc sản xuất và trang bị cho Triều Tiên. Với hiểu biết của mình, Lee Chul So được nhận vào Quân đội Hàn Quốc và giữ nguyên cấp bậc Đại úy cùng một phần thưởng trị giá 480 triệu Won tương đương với khoảng 400.000 USD vào thời điểm đó. Nguồn ảnh: Spi.
Tới năm 2010, Lee Chul So đã được thăng lên quân hàm Đại tá trong Không quân Hàn Quốc và tham gia quá trình giảng dạy tại trường sĩ quan Không quân Hàn Quốc với nội dung giảng dạy chính là truyền đạt các kỹ năng bay và không chiến của các phi công Triều Tiên cho các học viên Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Mambo.
Trong lịch sử Không quân Triều Tiên, đã có 4 người từng đào thoát thành công cùng chiếc máy bay của mình sang Seoul vào những năm 1953, 1960, 1983 và Lee Chul So là người cuối cùng thực hiện vụ đào tẩu từ Triều Tiên vào năm 1996. Kể từ đó tới nay, chưa có bất cứ một cuộc đào tẩu này của các phi công Triều Tiên cùng các máy bay của mình được cho là thành công. Nguồn ảnh: Oryx.