Theo đó trong những ngày đầu thành lập các đơn vị phòng không của ta được trang bị khá sơ sài, trong đó hầu hết là các loại súng máy phòng không 12.7mm do các nước bạn viện trợ trong năm 1950. Mặc dù có bất ngờ trước các đơn vị phòng không của ta, nhưng Thực dận Pháp nhanh chóng dành lại thế trận trên không của mình, khi vô hiệu hóa được sức mạnh của úng máy phòng không 12.7mm của ta. Nguồn ảnh: Báo Bắc Ninh.Và mãi đến năm 1953, khi quân đội ta xây dựng lực lượng phòng không chính quy đầu tiên thì cục diện chiến tranh mới có sự thay đổi, bởi giờ đây quân đội ta đã được trang bị pháo cao xạ 61-K cỡ nòng 37mm, cùng với đó là việc thành lập trung đoàn phòng không đầu tiên. Nguồn ảnh: Báo Phòng không Không quân.Đến đầu 1953, phòng không Việt Nam đã có 8 tiểu đoàn phòng không, trong đó có 6 tiểu đoàn trong biên chế của 6 đại đoàn Bộ binh chủ lực: 1 tiểu đoàn thuộc Liên khu 5 và 1 tiểu đoàn thuộc Bộ Tổng Tư lệnh, bên cạnh đó còn có một số đại đội phòng không trực thuộc Bộ và các liên khu, tỉnh… Về trang bị có 500 khẩu súng máy phòng không 12.7mm và 4 khẩu pháo cao xạ 37mm.Đại tướng Võ Nguyên Giáp duyệt các đơn vị pháp cao xạ chuẩn bị vào chiến dịch tháng 3 năm 1954. Nguồn ảnh: archives.gov.vn.Những khẩu cao xạ 37mm này được Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam, ban đầu được biên chế thành 6 tiểu đoàn. Ngày thành lập Trung đoàn Pháo cao xạ 367 cũng được chọn là ngày thành lập binh chủng Pháo binh - binh chủng đầu tiên của Quân chủng Phòng không-Không quân Việt Nam. Nguồn ảnh: QĐND.Có trọng lượng nhẹ, chỉ khoảng 2,1 tấn, pháo cao xạ 61-K có cỡ nòng 37mm, sử dụng loại đạn 37x250mm và có kíp chiến đấu từ 4 tới 8 người.Cao độ của khẩu 61-K từ -5 cho tới 85 độ và có khả năng xoay 360 độ trên giá trục. Khẩu pháo này có tốc độ bắn lý thuyết tối đa 170 viên/phút, tốc độ bắn thực tế từ khoảng 80 tới 100 viên/phút.Tầm bắn xa nhất của 61-K khi bắn mục tiêu mặt đất vào khoảng 9,5 km và khoảng 6,7 km khi bắn mục tiêu bay. Trong đó, tầm bắn hiệu quả là từ 4 km với mục tiêu mặt đất và 3km với mục tiêu trên không.Khẩu pháo này có chiều dài tổng thể 5,5 mét, rộng 1,79 mét và cao 2,11 mét. Tốc độ xoay của khẩu pháo này tối đa khoảng 15 độ mỗi giây, đồng nghĩa với việc 61-K sẽ cần khoảng 24 giây để xoay trọn một vòng 360 độ. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc khá nhiều vào kỹ năng của kíp chiến đấu.Pháo cao xạ 61-K có tổng cộng 4 phiên bản khác nhau. Trong đó phiên bản được Việt Nam sử dụng là phiên bản duy nhất dành cho lục quân, cả ba phiên bản còn lại đều dành cho Hải quân. Cá biệt, 61-K có phiên bản cỡ nòng 45mm dành cho Hải quân. Nguồn ảnh: Wiki.61-K sử dụng được nhiều loại đạn khác nhau, trong đó có hai loại đạn nổ mảnh, đạn xuyên giáp với khả năng xuyên tối đa 57mm thép cán đồng nhất và đạn nổ sử dụng cùng với khẩu 61-K cỡ nòng 40mm. Nguồn ảnh: Sovietunion.Sơ tốc đầu nòng của 61-K vào khoảng 880 mét/giây. Khẩu pháo này chỉ có 1 hộp đạn được đưa vào cùng lúc, vậy nên kíp chiến đấu càng nhiều nạp đạn viên, khẩu pháo hoạt động càng hiệu quả. Với khoảng 3 nạp đạn viên, khẩu pháo có thể đạt được được tốc độ bắn liên tục nhanh nhất. Nguồn ảnh: Pinterest.61-K hiện có rất nhiều biến thể, bao gồm cả các biến thể 2 nòng. Tính sơ sơ, Trung Quốc đã sản xuất được khoảng 8 biến thể từ khẩu pháo cao xạ này, trong khi đó, số lượng biến thể của 61-K do Triều Tiên sản xuất vẫn còn là điều bí mật, chưa thể biết rõ được. Nguồn ảnh: Aim. Mời độc giả xem Video: Pháo phòng không 2K22 thể hiện bản năng "diệt máy bay" của mình.
Theo đó trong những ngày đầu thành lập các đơn vị phòng không của ta được trang bị khá sơ sài, trong đó hầu hết là các loại súng máy phòng không 12.7mm do các nước bạn viện trợ trong năm 1950. Mặc dù có bất ngờ trước các đơn vị phòng không của ta, nhưng Thực dận Pháp nhanh chóng dành lại thế trận trên không của mình, khi vô hiệu hóa được sức mạnh của úng máy phòng không 12.7mm của ta. Nguồn ảnh: Báo Bắc Ninh.
Và mãi đến năm 1953, khi quân đội ta xây dựng lực lượng phòng không chính quy đầu tiên thì cục diện chiến tranh mới có sự thay đổi, bởi giờ đây quân đội ta đã được trang bị pháo cao xạ 61-K cỡ nòng 37mm, cùng với đó là việc thành lập trung đoàn phòng không đầu tiên. Nguồn ảnh: Báo Phòng không Không quân.
Đến đầu 1953, phòng không Việt Nam đã có 8 tiểu đoàn phòng không, trong đó có 6 tiểu đoàn trong biên chế của 6 đại đoàn Bộ binh chủ lực: 1 tiểu đoàn thuộc Liên khu 5 và 1 tiểu đoàn thuộc Bộ Tổng Tư lệnh, bên cạnh đó còn có một số đại đội phòng không trực thuộc Bộ và các liên khu, tỉnh… Về trang bị có 500 khẩu súng máy phòng không 12.7mm và 4 khẩu pháo cao xạ 37mm.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp duyệt các đơn vị pháp cao xạ chuẩn bị vào chiến dịch tháng 3 năm 1954. Nguồn ảnh: archives.gov.vn.
Những khẩu cao xạ 37mm này được Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam, ban đầu được biên chế thành 6 tiểu đoàn. Ngày thành lập Trung đoàn Pháo cao xạ 367 cũng được chọn là ngày thành lập binh chủng Pháo binh - binh chủng đầu tiên của Quân chủng Phòng không-Không quân Việt Nam. Nguồn ảnh: QĐND.
Có trọng lượng nhẹ, chỉ khoảng 2,1 tấn, pháo cao xạ 61-K có cỡ nòng 37mm, sử dụng loại đạn 37x250mm và có kíp chiến đấu từ 4 tới 8 người.
Cao độ của khẩu 61-K từ -5 cho tới 85 độ và có khả năng xoay 360 độ trên giá trục. Khẩu pháo này có tốc độ bắn lý thuyết tối đa 170 viên/phút, tốc độ bắn thực tế từ khoảng 80 tới 100 viên/phút.
Tầm bắn xa nhất của 61-K khi bắn mục tiêu mặt đất vào khoảng 9,5 km và khoảng 6,7 km khi bắn mục tiêu bay. Trong đó, tầm bắn hiệu quả là từ 4 km với mục tiêu mặt đất và 3km với mục tiêu trên không.
Khẩu pháo này có chiều dài tổng thể 5,5 mét, rộng 1,79 mét và cao 2,11 mét. Tốc độ xoay của khẩu pháo này tối đa khoảng 15 độ mỗi giây, đồng nghĩa với việc 61-K sẽ cần khoảng 24 giây để xoay trọn một vòng 360 độ. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc khá nhiều vào kỹ năng của kíp chiến đấu.
Pháo cao xạ 61-K có tổng cộng 4 phiên bản khác nhau. Trong đó phiên bản được Việt Nam sử dụng là phiên bản duy nhất dành cho lục quân, cả ba phiên bản còn lại đều dành cho Hải quân. Cá biệt, 61-K có phiên bản cỡ nòng 45mm dành cho Hải quân. Nguồn ảnh: Wiki.
61-K sử dụng được nhiều loại đạn khác nhau, trong đó có hai loại đạn nổ mảnh, đạn xuyên giáp với khả năng xuyên tối đa 57mm thép cán đồng nhất và đạn nổ sử dụng cùng với khẩu 61-K cỡ nòng 40mm. Nguồn ảnh: Sovietunion.
Sơ tốc đầu nòng của 61-K vào khoảng 880 mét/giây. Khẩu pháo này chỉ có 1 hộp đạn được đưa vào cùng lúc, vậy nên kíp chiến đấu càng nhiều nạp đạn viên, khẩu pháo hoạt động càng hiệu quả. Với khoảng 3 nạp đạn viên, khẩu pháo có thể đạt được được tốc độ bắn liên tục nhanh nhất. Nguồn ảnh: Pinterest.
61-K hiện có rất nhiều biến thể, bao gồm cả các biến thể 2 nòng. Tính sơ sơ, Trung Quốc đã sản xuất được khoảng 8 biến thể từ khẩu pháo cao xạ này, trong khi đó, số lượng biến thể của 61-K do Triều Tiên sản xuất vẫn còn là điều bí mật, chưa thể biết rõ được. Nguồn ảnh: Aim.
Mời độc giả xem Video: Pháo phòng không 2K22 thể hiện bản năng "diệt máy bay" của mình.