Petya Project 159 là lớp tàu săn ngầm lớn nhất và tốt nhất của Hải quân Nhân dân Việt Nam hiện nay. Các tàu này được Liên Xô cho viện trợ cho ta vào những năm 1980, có thể đảm đương nhiệm vụ tuần tiễu chống ngầm vùng biển gần, bảo vệ căn cứ, hộ tống các tàu chiến mang tên lửa diệt hạm. Nguồn ảnh: Kênh QPVNVì là tàu săn ngầm nên lẽ dĩ nhiên lớp Petya được trang bị các hệ thống hỏa lực chống tàu ngầm mạnh mẽ gồm các ngư lôi, thủy lôi và bom phản lực. Tất nhiên, bên cạnh đó Petya cũng được các nhà thiết kế Liên Xô lắp đặt các hệ thống phòng không để tự bảo vệ mình, cũng như hộ tống tàu bạn trên biển chống mọi mối đe dọa từ đường không. Nguồn ảnh: Kênh QPVNHai phiên bản tàu săn ngầm Petya mà Việt Nam nhận từ Liên Xô đều được trang hai bệ pháo hạm đa năng AK-726 với hệ thống điều khiển hỏa lực Fut-B. Mỗi bệ pháo trang bị một khẩu pháo 76,2mm nòng kép đạt tốc độ bắn 90 phát/phút, tầm bắn 15,7km, độ cao bắn tới 11km với bán kính sát thương 8m. Nguồn ảnh: Kênh QPVNNgoài ra, hai tàu Petya mang phiên hiệu 011 và 015 còn được lắp thêm 2 ụ pháo 37mm 2 nòng V-11 ở sau đài chỉ huy và hai ụ pháo 23mm 2 nòng ở phía trước đài. Nguồn ảnh: Kênh QPVN37mm V-11 là phiên bản hải quân của pháo phòng không tự động 61-K 37mm mà Việt Nam được viện trợ trong kháng chiến chống Mỹ. Pháo có 2 nòng được làm mát bằng nước, tốc độ bắn 160-170 phát/phút, tầm bắn với mục tiêu trên không là 6,7km, kíp chiến đấu 3 người. Việc dẫn bắn cho pháo chỉ có kính quang học. Nguồn ảnh: Kênh QPVNCận cảnh một trong hai ụ pháo tự động nòng kép 23mm trên tàu hộ vệ săn ngầm Petya. Nguồn ảnh: Kênh QPVNNhìn chung, hỏa lực phòng không của các tàu chiến lớp Petya không quá mạnh mẽ, thiếu vắng các hệ thống tên lửa phòng không chính xác cao. Với pháo cao xạ, nếu mật độ hỏa lực tạo ra không đủ lớn thì xác suất bắn trúng các máy bay chiến đấu hiện nay là rất thấp. Có thể thấy rằng, các khẩu pháo 76/37/23mm trên tàu Petya của Việt Nam đều có tốc độ bắn hơi chậm. Nguồn ảnh: Kênh QPVNCó lẽ cũng nhìn ra được nhược điểm nguy hiểm đó mà trong những năm qua, các viện kỹ thuật Quân chủng Hải quân đã nỗ lực nghiên cứu cải tiến khả năng phòng không cho các tàu Petya. Mới đây, trong phóng sự về lữ đoàn tàu săn ngầm, kênh QPVN đã phát đi hình ảnh cho thấy có sự xuất hiện của bệ phóng tên lửa trên tàu hộ vệ Petya. Xem ra, Việt Nam đã tự cải tiến lắp thêm tên lửa để tăng cường hỏa lực phòng thủ cho tàu Petya đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ biển đảo ngày càng phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột. Nguồn ảnh: Kênh QPVNTrong ảnh, trắc thủ hệ thống tên lửa phòng không huấn luyện bám bắt mục tiêu với trực thăng Mi-17 của không quân phối hợp diễn tập. Nguồn ảnh: Kênh QPVNHệ thống tên lửa này cơ bản là gồm một giá phóng lắp các ống phóng tên lửa phòng không vác vai sử dụng đầu dò hồng ngoại riêng biệt. Cho nên, cơ bản chúng không phụ thuộc vào radar của tàu chiến mà độc lập tác chiến, tự phát hiện mục tiêu, tự tiêu diệt. Nguồn ảnh: SinaLoại tên lửa vác vai có thể lắp trên giá phòng gồm 9K32 Strela-2 hoặc 9K38 Igla. Hiện Việt Nam đã tự sản xuất cả hai loại tên lửa phòng không vác vai này. Trong đó, loại Strela-2 (Việt Nam thường gọi là A72) có tầm bắn 50-2.300m, độ cao tác chiến 50-1.500m còn 9K38 Igla đạt tầm bắn 5,2km, độ cao 3,5km. Nguồn ảnh: WikipediaRadar trên tàu Petya tuy không thể tham gia dẫn bắn cho tên lửa hay pháo nhưng vẫn có tác dụng cảnh báo sớm, phát hiện sớm máy bay địch để lên phương án đối phó. Radar MR-302 Rubka trên các tàu săn ngầm Petya có tầm trinh sát tối đa 277,8km, phát hiện mục tiêu bay ở độ cao tối đa 18,2km. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Petya Project 159 là lớp tàu săn ngầm lớn nhất và tốt nhất của Hải quân Nhân dân Việt Nam hiện nay. Các tàu này được Liên Xô cho viện trợ cho ta vào những năm 1980, có thể đảm đương nhiệm vụ tuần tiễu chống ngầm vùng biển gần, bảo vệ căn cứ, hộ tống các tàu chiến mang tên lửa diệt hạm. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Vì là tàu săn ngầm nên lẽ dĩ nhiên lớp Petya được trang bị các hệ thống hỏa lực chống tàu ngầm mạnh mẽ gồm các ngư lôi, thủy lôi và bom phản lực. Tất nhiên, bên cạnh đó Petya cũng được các nhà thiết kế Liên Xô lắp đặt các hệ thống phòng không để tự bảo vệ mình, cũng như hộ tống tàu bạn trên biển chống mọi mối đe dọa từ đường không. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Hai phiên bản tàu săn ngầm Petya mà Việt Nam nhận từ Liên Xô đều được trang hai bệ pháo hạm đa năng AK-726 với hệ thống điều khiển hỏa lực Fut-B. Mỗi bệ pháo trang bị một khẩu pháo 76,2mm nòng kép đạt tốc độ bắn 90 phát/phút, tầm bắn 15,7km, độ cao bắn tới 11km với bán kính sát thương 8m. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Ngoài ra, hai tàu Petya mang phiên hiệu 011 và 015 còn được lắp thêm 2 ụ pháo 37mm 2 nòng V-11 ở sau đài chỉ huy và hai ụ pháo 23mm 2 nòng ở phía trước đài. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
37mm V-11 là phiên bản hải quân của pháo phòng không tự động 61-K 37mm mà Việt Nam được viện trợ trong kháng chiến chống Mỹ. Pháo có 2 nòng được làm mát bằng nước, tốc độ bắn 160-170 phát/phút, tầm bắn với mục tiêu trên không là 6,7km, kíp chiến đấu 3 người. Việc dẫn bắn cho pháo chỉ có kính quang học. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Cận cảnh một trong hai ụ pháo tự động nòng kép 23mm trên tàu hộ vệ săn ngầm Petya. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Nhìn chung, hỏa lực phòng không của các tàu chiến lớp Petya không quá mạnh mẽ, thiếu vắng các hệ thống tên lửa phòng không chính xác cao. Với pháo cao xạ, nếu mật độ hỏa lực tạo ra không đủ lớn thì xác suất bắn trúng các máy bay chiến đấu hiện nay là rất thấp. Có thể thấy rằng, các khẩu pháo 76/37/23mm trên tàu Petya của Việt Nam đều có tốc độ bắn hơi chậm. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Có lẽ cũng nhìn ra được nhược điểm nguy hiểm đó mà trong những năm qua, các viện kỹ thuật Quân chủng Hải quân đã nỗ lực nghiên cứu cải tiến khả năng phòng không cho các tàu Petya. Mới đây, trong phóng sự về lữ đoàn tàu săn ngầm, kênh QPVN đã phát đi hình ảnh cho thấy có sự xuất hiện của bệ phóng tên lửa trên tàu hộ vệ Petya. Xem ra, Việt Nam đã tự cải tiến lắp thêm tên lửa để tăng cường hỏa lực phòng thủ cho tàu Petya đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ biển đảo ngày càng phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Trong ảnh, trắc thủ hệ thống tên lửa phòng không huấn luyện bám bắt mục tiêu với trực thăng Mi-17 của không quân phối hợp diễn tập. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Hệ thống tên lửa này cơ bản là gồm một giá phóng lắp các ống phóng tên lửa phòng không vác vai sử dụng đầu dò hồng ngoại riêng biệt. Cho nên, cơ bản chúng không phụ thuộc vào radar của tàu chiến mà độc lập tác chiến, tự phát hiện mục tiêu, tự tiêu diệt. Nguồn ảnh: Sina
Loại tên lửa vác vai có thể lắp trên giá phòng gồm 9K32 Strela-2 hoặc 9K38 Igla. Hiện Việt Nam đã tự sản xuất cả hai loại tên lửa phòng không vác vai này. Trong đó, loại Strela-2 (Việt Nam thường gọi là A72) có tầm bắn 50-2.300m, độ cao tác chiến 50-1.500m còn 9K38 Igla đạt tầm bắn 5,2km, độ cao 3,5km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Radar trên tàu Petya tuy không thể tham gia dẫn bắn cho tên lửa hay pháo nhưng vẫn có tác dụng cảnh báo sớm, phát hiện sớm máy bay địch để lên phương án đối phó. Radar MR-302 Rubka trên các tàu săn ngầm Petya có tầm trinh sát tối đa 277,8km, phát hiện mục tiêu bay ở độ cao tối đa 18,2km. Nguồn ảnh: Kênh QPVN