Là một trong những loại chiến đấu cơ Mỹ được sản xuất với số lượng nhiều nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, với số lượng 13.738 chiếc trong suốt chiến tranh. Nguồn ảnh: Warhistory.Đây là loại tiêm kích một động cơ, một chỗ ngồi, có khả năng mang bom cho nhiệm vụ tấn công mặt đất. Các phi công Mỹ trong Chiến tranh thế giới thứ hai ghi chép lại cho rằng, P-40 là loại máy bay dễ điều khiển, thực tiện được thao tác nhào lộn khó và tương xứng các loại tiêm kích phổ biến của Đức và Nhật cùng thời. Nguồn ảnh: Warhistory.Động cơ của tiêm kích P-40 là loại Allison V-1710 có công suất tối đa lên tới 1040 mã lực. Động cơ này có trọng lượng tổng cộng 3760 kg, cho phép P-40 bay với tốc độ tối đa 360 km/h, tầm bay 1100 mét và tốc độ leo cao khoảng 700 mét một phút. Ảnh: Động cơ V-12 của P-40 với phần mũi được thiết kế để đặt pháo 20mm. Nguồn ảnh: Warhistory.Ngoài Mỹ, còn có nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng sử dụng P-40 làm máy bay chiến đấu chính thức của mình. Có thể kể đến như phiên bản P-40B và P-40C được sử dụng bởi Khối thịnh vượng chung Anh hay thậm chí xuất hiện trong cả Không quân Liên Xô. Nguồn ảnh: Warhistory.Điểm yếu nhất của P-40 chính là ở tốc độ bay hạn chế của nó. Động cơ của P-40 dường như không khoẻ bằng các loại máy bay ra đời cùng thời. Tuy nhiên tốc độ thấp lại khiến P-40 thực hiện được những pha ngoặt đầu với bán kính ngắn hơn - điều tối quan trọng trong không chiến. Nguồn ảnh: Warhistory.Trận chiến đầu tiên của P-40 trên bầu trời là vào tháng 12/1941 - dù rằng nó đã ra đời từ năm 1939. Trận chiến này diễn ra ở khu vực Đông Nam Á; trong khi đó tại trận Trân Châu Cảng, có tới 99 chiếc P-40 bị Nhật triệt hạ khi chưa kịp cất cánh. Nguồn ảnh: Warhistory.Phục vụ từ năm 1939 tới năm 1944 nhưng chỉ chính thức tham chiến từ cuối năm 1941, đã có tổng cộng hơn 200 phi công ACE (át chủ bài) tới từ 7 nước được ghi nhận thành tích chiến đấu trên chiếc chiến đấu cơ này. Nguồn ảnh: Warhistory.Cấu tạo đơn giản của P-40 cũng khiến nó có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết với đòi hỏi bảo dưỡng rất thấp. Ví dụ như ở Bắc Phi với cái nắng 45 độ C hay ở Liên Xô dưới cái lạnh -20 độ C, P-40 vẫn bay tốt. Nguồn ảnh: Warhistory.Không lực Lục quân Mỹ đã đặt hàng 542 chiếc P-40 vào năm 1939 - đây là đơn đặt hàng cùng lúc số lượng máy bay nhiều nhất Không lực Lục quân Mỹ từng đặt bút ký - thậm chí tới nay cũng chưa từng có loại máy bay nào phá được kỷ lục này của P-40. Nguồn ảnh: Warhistory.Pháp cũng từng đặt mua của Mỹ tới 140 chiếc P-40; tuy nhiên đáng buồn là Pháp thất trận trước khi P-40 kịp ra khỏi nhà máy. Sau đó lô hàng này được Mỹ viện trợ cho các nước thuộc khối thinh vượng chung. Do thiết kế cho Pháp, 140 chiếc P-40 này là được trang bị đồng hồ đo theo hệ mét và kilomets thay vì feet và dặm như người Mỹ và Anh hay dùng. Nguồn ảnh: Warhistory.Thậm chí, Không quân Đế quốc Nhật Bản cũng sử dụng P-40 trong biên chế của mình khi chiếm được một vài chiếc P-40 ở Miến Điện sau khi tràn quân ra khắp châu Á. Theo các bằng chứng lịch sử ghi chép lại, Nhật có sử dụng khoảng 10 chiếc P-40 cho tới năm 1943, trong đó có một chiếc bị chính người Nhật bắn rơi do nhầm là máy bay địch. Nguồn ảnh: Warhistory.Tổng cộng có khoảng hơn 20 quốc gia đã sử dụng P-40 trong và sau khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 kết thúc. Không quân các nước từng sử dụng P-40 bao gồm Brazil, Trung Hoa Dân Quốc, Chile, Ai Cập, Phần Lan, Đông Ấn Hà Lan, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ,... Nguồn ảnh: Warhistory.Tới tận năm 1958 - nghĩa là khi thời đại phản lực đã bắt đầu, chiếc tiêm kích P-40 cuối cùng trong biên chế của Không quân Brazil mới được cho về nghỉ hưu. Nguồn ảnh: Warhistory. Mời độc giả xem Video: Phi công Mỹ huấn luyện với F-16 - phiên bản hiện đại của P-40 với khả năng dễ dàng vận hành và chi phí thấp nhất Không quân Mỹ hiện tại.
Là một trong những loại chiến đấu cơ Mỹ được sản xuất với số lượng nhiều nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, với số lượng 13.738 chiếc trong suốt chiến tranh. Nguồn ảnh: Warhistory.
Đây là loại tiêm kích một động cơ, một chỗ ngồi, có khả năng mang bom cho nhiệm vụ tấn công mặt đất. Các phi công Mỹ trong Chiến tranh thế giới thứ hai ghi chép lại cho rằng, P-40 là loại máy bay dễ điều khiển, thực tiện được thao tác nhào lộn khó và tương xứng các loại tiêm kích phổ biến của Đức và Nhật cùng thời. Nguồn ảnh: Warhistory.
Động cơ của tiêm kích P-40 là loại Allison V-1710 có công suất tối đa lên tới 1040 mã lực. Động cơ này có trọng lượng tổng cộng 3760 kg, cho phép P-40 bay với tốc độ tối đa 360 km/h, tầm bay 1100 mét và tốc độ leo cao khoảng 700 mét một phút. Ảnh: Động cơ V-12 của P-40 với phần mũi được thiết kế để đặt pháo 20mm. Nguồn ảnh: Warhistory.
Ngoài Mỹ, còn có nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng sử dụng P-40 làm máy bay chiến đấu chính thức của mình. Có thể kể đến như phiên bản P-40B và P-40C được sử dụng bởi Khối thịnh vượng chung Anh hay thậm chí xuất hiện trong cả Không quân Liên Xô. Nguồn ảnh: Warhistory.
Điểm yếu nhất của P-40 chính là ở tốc độ bay hạn chế của nó. Động cơ của P-40 dường như không khoẻ bằng các loại máy bay ra đời cùng thời. Tuy nhiên tốc độ thấp lại khiến P-40 thực hiện được những pha ngoặt đầu với bán kính ngắn hơn - điều tối quan trọng trong không chiến. Nguồn ảnh: Warhistory.
Trận chiến đầu tiên của P-40 trên bầu trời là vào tháng 12/1941 - dù rằng nó đã ra đời từ năm 1939. Trận chiến này diễn ra ở khu vực Đông Nam Á; trong khi đó tại trận Trân Châu Cảng, có tới 99 chiếc P-40 bị Nhật triệt hạ khi chưa kịp cất cánh. Nguồn ảnh: Warhistory.
Phục vụ từ năm 1939 tới năm 1944 nhưng chỉ chính thức tham chiến từ cuối năm 1941, đã có tổng cộng hơn 200 phi công ACE (át chủ bài) tới từ 7 nước được ghi nhận thành tích chiến đấu trên chiếc chiến đấu cơ này. Nguồn ảnh: Warhistory.
Cấu tạo đơn giản của P-40 cũng khiến nó có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết với đòi hỏi bảo dưỡng rất thấp. Ví dụ như ở Bắc Phi với cái nắng 45 độ C hay ở Liên Xô dưới cái lạnh -20 độ C, P-40 vẫn bay tốt. Nguồn ảnh: Warhistory.
Không lực Lục quân Mỹ đã đặt hàng 542 chiếc P-40 vào năm 1939 - đây là đơn đặt hàng cùng lúc số lượng máy bay nhiều nhất Không lực Lục quân Mỹ từng đặt bút ký - thậm chí tới nay cũng chưa từng có loại máy bay nào phá được kỷ lục này của P-40. Nguồn ảnh: Warhistory.
Pháp cũng từng đặt mua của Mỹ tới 140 chiếc P-40; tuy nhiên đáng buồn là Pháp thất trận trước khi P-40 kịp ra khỏi nhà máy. Sau đó lô hàng này được Mỹ viện trợ cho các nước thuộc khối thinh vượng chung. Do thiết kế cho Pháp, 140 chiếc P-40 này là được trang bị đồng hồ đo theo hệ mét và kilomets thay vì feet và dặm như người Mỹ và Anh hay dùng. Nguồn ảnh: Warhistory.
Thậm chí, Không quân Đế quốc Nhật Bản cũng sử dụng P-40 trong biên chế của mình khi chiếm được một vài chiếc P-40 ở Miến Điện sau khi tràn quân ra khắp châu Á. Theo các bằng chứng lịch sử ghi chép lại, Nhật có sử dụng khoảng 10 chiếc P-40 cho tới năm 1943, trong đó có một chiếc bị chính người Nhật bắn rơi do nhầm là máy bay địch. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tổng cộng có khoảng hơn 20 quốc gia đã sử dụng P-40 trong và sau khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 kết thúc. Không quân các nước từng sử dụng P-40 bao gồm Brazil, Trung Hoa Dân Quốc, Chile, Ai Cập, Phần Lan, Đông Ấn Hà Lan, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ,... Nguồn ảnh: Warhistory.
Tới tận năm 1958 - nghĩa là khi thời đại phản lực đã bắt đầu, chiếc tiêm kích P-40 cuối cùng trong biên chế của Không quân Brazil mới được cho về nghỉ hưu. Nguồn ảnh: Warhistory.
Mời độc giả xem Video: Phi công Mỹ huấn luyện với F-16 - phiên bản hiện đại của P-40 với khả năng dễ dàng vận hành và chi phí thấp nhất Không quân Mỹ hiện tại.