Tiêm kích Zero của Không quân Hải quân Nhật Bản với thiết kế mang tính đột phá và hiện đại đã từng một thời làm bá chủ bầu trời ở Châu Á Thái Bình Dương trong giai đoạn đầu của CTTG 2. Nguồn ảnh: Wiki.Có tên gọi đầy đủ là Mitsubishi A6M Zero, đây là loại máy bay được Mitsubishi làm riêng cho lực lượng Không quân Hải quân Nhật Bản với sải cánh ngắn, kích thước gọn nhẹ và đường băng cất cánh tối thiểu để sử dụng trên các tàu sân bay. Nguồn ảnh: Aviation.Được ra đời vào năm 1940, chiếc máy bay này là một trong những chiếc tiêm kích đầu tiên trên thế giới có khả năng gấp càng cất vào trong bụng máy bay sau khi cất cánh. Tầm bay lớn, khả năng quay đầu nhanh và động cơ cực khỏe so với các loại máy bay của Đồng Minh lúc bấy giờ đã tạo lợi thế không nhỏ khi nó tham chiến ở Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: CBS.So với các loại máy bay tiêm kích phổ biến khác của Không quân Mỹ và Anh thời đầu thế chiến thứ hai là Spitfire (của Anh) và P-40 (của Mỹ) thì chiếc tiêm kích Zero A6M có trần bay cao hơn, tầm bay xa hơn và tốc độ nhỉnh hơn, cho phép nó "tha hồ" vùng vẫy trong những trận hỗn chiến trên không ở cự ly gần. Nguồn ảnh: Gatag.Về mặt kỹ thuật, máy bay Zero A6M có buồng lái một người, dài 9,06 mét; sải cánh 12 mét, động cơ 950 mã lực cung cấp tốc độ tối đa 660 km/h, trần bay 10 km và tầm bay lên tới 3.100 km. Nếu xét về thông số tốc độ, trần bay và tầm bay thì chiếc Zero được xếp vào hàng "không có đối thủ" trong suốt những năm đầu của chiến tranh thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Nitroplanes.Được trang bị 2 súng máy 7,7 mm với 500 viên đạn mỗi khẩu, 2 súng 20 mm với 60 viên đạn mỗi khẩu, chiếc Zero này có đủ hỏa lực để hạ gục các máy bay ném bom hạng nặng của Mỹ chỉ với một loạt bắn và một lần tiếp cận duy nhất. Nguồn ảnh: Java.Ngoài ra, do có trần bay lớn và động cơ vượt trội cùng tốc độ cực nhanh, khi bị máy bay đối phương theo đuôi chiếc Zero chỉ cần bay thẳng đứng lên trời, các máy bay Mỹ sẽ sớm bay hết tầm và phải quay trở xuống, khi này những chiếc Zero sẽ quay đầu, tận dụng lợi thế về tốc độ để bám đuôi và đuổi ngược lại đối phương. Nguồn ảnh: Japanauto.Tuy nhiên ông hoàng nào cũng chỉ có thời gian nắm ngôi nhất định, từ giai đoạn 1943 trở đi, khi lực lượng Không quân Mỹ đưa vào sử dụng những máy bay chiến đấu đời mới như P-51 với tính năng áp đảo hoàn toàn thì những chiếc A6M Zero đã "thất bại thảm hại" trên toàn mặt trận Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Wiki.Do mẫu tiêm kích A6M Zero quá tốt và cũng do các hạn chế về mặt tài chính cho việc nghiên cứu nên trong suốt thế chiến thứ hai phía Nhật Bản không hề có bất cứ một dự án nào để thay thế cho chiếc Zero này, chính điều đó đã khiến Không quân Nhật Bản phải chịu thua một cách cay đắng khi đối đầu với họ là những máy bay hiện đại hơn về mọi mặt do Mỹ chế tạo. Nguồn ảnh: Pinterest.Ngoài ra, việc các phi công Nhật tham chiến theo kiểu "cảm tử" đã khiến về cuối chiến tranh hầu như lực lượng Không quân của nước này không còn các phi công có kinh nghiệm chiến đấu, việc giao một cỗ máy chiến tranh lỗi thời vào tay các phi công "non" tay để họ đối đầu với những chiến đấu cơ hiện đại hơn của đối phương rõ ràng là hành động tự sát. Nguồn ảnh: Dailymail.Dù vậy, sau chiến tranh và cho tới tận ngày nay người ta vẫn còn nhắc tới chiếc tiêm kích Zero như một biểu tượng của ngành công nghiệp quốc phòng Nhật Bản nói chung cũng như của hãng Mitsubishi nói riêng, chiếc Zero chưa từng thất bại, chỉ là do nó lỗi thời mà thôi. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tiêm kích Zero của Không quân Hải quân Nhật Bản với thiết kế mang tính đột phá và hiện đại đã từng một thời làm bá chủ bầu trời ở Châu Á Thái Bình Dương trong giai đoạn đầu của CTTG 2. Nguồn ảnh: Wiki.
Có tên gọi đầy đủ là Mitsubishi A6M Zero, đây là loại máy bay được Mitsubishi làm riêng cho lực lượng Không quân Hải quân Nhật Bản với sải cánh ngắn, kích thước gọn nhẹ và đường băng cất cánh tối thiểu để sử dụng trên các tàu sân bay. Nguồn ảnh: Aviation.
Được ra đời vào năm 1940, chiếc máy bay này là một trong những chiếc tiêm kích đầu tiên trên thế giới có khả năng gấp càng cất vào trong bụng máy bay sau khi cất cánh. Tầm bay lớn, khả năng quay đầu nhanh và động cơ cực khỏe so với các loại máy bay của Đồng Minh lúc bấy giờ đã tạo lợi thế không nhỏ khi nó tham chiến ở Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: CBS.
So với các loại máy bay tiêm kích phổ biến khác của Không quân Mỹ và Anh thời đầu thế chiến thứ hai là Spitfire (của Anh) và P-40 (của Mỹ) thì chiếc tiêm kích Zero A6M có trần bay cao hơn, tầm bay xa hơn và tốc độ nhỉnh hơn, cho phép nó "tha hồ" vùng vẫy trong những trận hỗn chiến trên không ở cự ly gần. Nguồn ảnh: Gatag.
Về mặt kỹ thuật, máy bay Zero A6M có buồng lái một người, dài 9,06 mét; sải cánh 12 mét, động cơ 950 mã lực cung cấp tốc độ tối đa 660 km/h, trần bay 10 km và tầm bay lên tới 3.100 km. Nếu xét về thông số tốc độ, trần bay và tầm bay thì chiếc Zero được xếp vào hàng "không có đối thủ" trong suốt những năm đầu của chiến tranh thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Nitroplanes.
Được trang bị 2 súng máy 7,7 mm với 500 viên đạn mỗi khẩu, 2 súng 20 mm với 60 viên đạn mỗi khẩu, chiếc Zero này có đủ hỏa lực để hạ gục các máy bay ném bom hạng nặng của Mỹ chỉ với một loạt bắn và một lần tiếp cận duy nhất. Nguồn ảnh: Java.
Ngoài ra, do có trần bay lớn và động cơ vượt trội cùng tốc độ cực nhanh, khi bị máy bay đối phương theo đuôi chiếc Zero chỉ cần bay thẳng đứng lên trời, các máy bay Mỹ sẽ sớm bay hết tầm và phải quay trở xuống, khi này những chiếc Zero sẽ quay đầu, tận dụng lợi thế về tốc độ để bám đuôi và đuổi ngược lại đối phương. Nguồn ảnh: Japanauto.
Tuy nhiên ông hoàng nào cũng chỉ có thời gian nắm ngôi nhất định, từ giai đoạn 1943 trở đi, khi lực lượng Không quân Mỹ đưa vào sử dụng những máy bay chiến đấu đời mới như P-51 với tính năng áp đảo hoàn toàn thì những chiếc A6M Zero đã "thất bại thảm hại" trên toàn mặt trận Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Wiki.
Do mẫu tiêm kích A6M Zero quá tốt và cũng do các hạn chế về mặt tài chính cho việc nghiên cứu nên trong suốt thế chiến thứ hai phía Nhật Bản không hề có bất cứ một dự án nào để thay thế cho chiếc Zero này, chính điều đó đã khiến Không quân Nhật Bản phải chịu thua một cách cay đắng khi đối đầu với họ là những máy bay hiện đại hơn về mọi mặt do Mỹ chế tạo. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ngoài ra, việc các phi công Nhật tham chiến theo kiểu "cảm tử" đã khiến về cuối chiến tranh hầu như lực lượng Không quân của nước này không còn các phi công có kinh nghiệm chiến đấu, việc giao một cỗ máy chiến tranh lỗi thời vào tay các phi công "non" tay để họ đối đầu với những chiến đấu cơ hiện đại hơn của đối phương rõ ràng là hành động tự sát. Nguồn ảnh: Dailymail.
Dù vậy, sau chiến tranh và cho tới tận ngày nay người ta vẫn còn nhắc tới chiếc tiêm kích Zero như một biểu tượng của ngành công nghiệp quốc phòng Nhật Bản nói chung cũng như của hãng Mitsubishi nói riêng, chiếc Zero chưa từng thất bại, chỉ là do nó lỗi thời mà thôi. Nguồn ảnh: Pinterest.