Có tỷ lệ tự tai nạn lên tới 30%, máy bay trinh sát chiến lược Lockheed SR-71 Blackbird "chim đen" đã sớm không còn được sự tin tưởng của Không quân Mỹ, nhất là sau khi Liên Xô đưa máy bay đánh chặn MiG-31 vào hoạt động. Nguồn ảnh: BI.Những chiếc SR-71 còn nguyên vẹn sau đó đã được Không quân Mỹ chuyển giao cho NASA - Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ và tiếp tục sử dụng SR-71 vào các thí nghiệm nghiên cứu khoa học. Nguồn ảnh: BI.Một trong những trọng trách quan trọng bậc nhất của SR-71 khi nó được NASA sử dụng đó là đào tạo phi công. Những chiếc SR-71 này với tốc độ bay nhanh tới Mach 3 đã được sử dụng để đào tạo các phi công vũ trụ cho NASA và cho cả Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: BI.Trong thời gian đó, ít có loại máy bay chiến đấu nào của Mỹ đạt tới tốc độ bay vượt quá Mach 2. Điều này khiến cho các phi công điều khiển được SR-71 ở tốc độ Mach 3 có thể phù hợp về mặt thể lực để làm việc trên mọi loại máy bay khác của Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: BI.Được phát triển để thay thế cho phiên bản máy bay do thám siêu âm U-2 của Mỹ đã bị bắn rơi hai chiếc trong những năm 60 với một chiếc tại Cuba và một chiếc tại Liên Xô. Nguồn ảnh: BI.Trong 24 năm phục vụ, SR-71 đã bị bắn bởi khoảng 4000 quả tên lửa của đối phương. Tuy nhiên Không quân Mỹ chưa từng công nhận bất cứ chiếc SR-71 nào từng bị bắn hạ. Số lượng SR-71 bị phá huỷ hoàn toàn là do tai nạn. Nguồn ảnh: BI.Điểm đặc biệt của SR-71 nằm ở hai siêu động cơ loại P&W J58 của nó. Đây là hai động cơ có thể đạt tốc độ siêu âm mà chưa cần dùng tới đốt sau và nó chỉ tốn... 30% công suất để đưa chiếc SR-71 vượt qua tốc độ Mach 3. Nguồn ảnh: BI.Hai động cơ của SR-71 thừa sức đưa nó vượt qua tốc độ Mach 3 và thậm chí là nhanh hơn nữa khi chạy hết công suất. Tuy nhiên do kết cấu của máy bay không thể chịu được tốc độ quá cao nên SR-71 thường cũng không bay với tốc độ Mach 3 mà chỉ vọt lên tốc độ này khi nó phát hiện ra đang bị truy đuổi hoặc đang bị ngắm bắn. Nguồn ảnh: Archive.Kỷ lục về độ cao tối đa mà SR-71 có thể vươn lên được là 85.000 feet - tương đương với khoảng 22 km so với mực nước biển. Vào thời này, đây là độ cao tối đa quá bình thường với nhiều loại máy bay nhưng vào năm 1976 khi kỷ lục này được xác lập, tên lửa phòng không của Liên Xô cũng ít loại với được tới độ cao này. Nguồn ảnh: Archive.Sau máy bay do thám SR-71, khi mà các loại máy bay đánh chặn và tên lửa phòng không của Liên Xô đã phát triển lên một tầm cao mới, Không quân Mỹ đã không còn phát triển bất cứ loại máy bay do thám nào lợi dụng tốc độ cao và độ cao lớn để tránh phòng không Liên Xô nữa. Nguồn ảnh: NASA. Mời độc giả xem Video: Siêu cơ SR-71 bay thử với tốc độ kinh hoàng.
Có tỷ lệ tự tai nạn lên tới 30%, máy bay trinh sát chiến lược Lockheed SR-71 Blackbird "chim đen" đã sớm không còn được sự tin tưởng của Không quân Mỹ, nhất là sau khi Liên Xô đưa máy bay đánh chặn MiG-31 vào hoạt động. Nguồn ảnh: BI.
Những chiếc SR-71 còn nguyên vẹn sau đó đã được Không quân Mỹ chuyển giao cho NASA - Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ và tiếp tục sử dụng SR-71 vào các thí nghiệm nghiên cứu khoa học. Nguồn ảnh: BI.
Một trong những trọng trách quan trọng bậc nhất của SR-71 khi nó được NASA sử dụng đó là đào tạo phi công. Những chiếc SR-71 này với tốc độ bay nhanh tới Mach 3 đã được sử dụng để đào tạo các phi công vũ trụ cho NASA và cho cả Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: BI.
Trong thời gian đó, ít có loại máy bay chiến đấu nào của Mỹ đạt tới tốc độ bay vượt quá Mach 2. Điều này khiến cho các phi công điều khiển được SR-71 ở tốc độ Mach 3 có thể phù hợp về mặt thể lực để làm việc trên mọi loại máy bay khác của Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: BI.
Được phát triển để thay thế cho phiên bản máy bay do thám siêu âm U-2 của Mỹ đã bị bắn rơi hai chiếc trong những năm 60 với một chiếc tại Cuba và một chiếc tại Liên Xô. Nguồn ảnh: BI.
Trong 24 năm phục vụ, SR-71 đã bị bắn bởi khoảng 4000 quả tên lửa của đối phương. Tuy nhiên Không quân Mỹ chưa từng công nhận bất cứ chiếc SR-71 nào từng bị bắn hạ. Số lượng SR-71 bị phá huỷ hoàn toàn là do tai nạn. Nguồn ảnh: BI.
Điểm đặc biệt của SR-71 nằm ở hai siêu động cơ loại P&W J58 của nó. Đây là hai động cơ có thể đạt tốc độ siêu âm mà chưa cần dùng tới đốt sau và nó chỉ tốn... 30% công suất để đưa chiếc SR-71 vượt qua tốc độ Mach 3. Nguồn ảnh: BI.
Hai động cơ của SR-71 thừa sức đưa nó vượt qua tốc độ Mach 3 và thậm chí là nhanh hơn nữa khi chạy hết công suất. Tuy nhiên do kết cấu của máy bay không thể chịu được tốc độ quá cao nên SR-71 thường cũng không bay với tốc độ Mach 3 mà chỉ vọt lên tốc độ này khi nó phát hiện ra đang bị truy đuổi hoặc đang bị ngắm bắn. Nguồn ảnh: Archive.
Kỷ lục về độ cao tối đa mà SR-71 có thể vươn lên được là 85.000 feet - tương đương với khoảng 22 km so với mực nước biển. Vào thời này, đây là độ cao tối đa quá bình thường với nhiều loại máy bay nhưng vào năm 1976 khi kỷ lục này được xác lập, tên lửa phòng không của Liên Xô cũng ít loại với được tới độ cao này. Nguồn ảnh: Archive.
Sau máy bay do thám SR-71, khi mà các loại máy bay đánh chặn và tên lửa phòng không của Liên Xô đã phát triển lên một tầm cao mới, Không quân Mỹ đã không còn phát triển bất cứ loại máy bay do thám nào lợi dụng tốc độ cao và độ cao lớn để tránh phòng không Liên Xô nữa. Nguồn ảnh: NASA.
Mời độc giả xem Video: Siêu cơ SR-71 bay thử với tốc độ kinh hoàng.