Siêu máy bay SR-71 được Không quân Mỹ chế tạo với nhiệm vụ do thám lãnh thổ Liên Xô rộng lớn thời chiến tranh Lạnh. Để có thể sống sót được trước hệ thống phòng không khủng nhất thế giới thời bấy giờ, SR-71 được trang bị khả năng bay với tốc độ... nhanh hơn tên lửa của Liên Xô. Nguồn ảnh: Sina.Cụ thể, máy bay SR-71 Blackbird có khả năng bay với tốc độ tối đa Mach 3,3 tương đương với khoảng 3540 km/h ở độ cao 24.000 mét. Đây là tốc độ nhanh hơn phần lớn các loại chiến đấu cơ siêu thanh bây giờ và nhanh hơn tất cả mọi loại tên lửa Liên Xô có trong tay khi SR-71 ra mắt năm 1966. Nguồn ảnh: Sina.Được cho về hưu từ năm 1998 nhưng chính thức Chim đen SR-71 đã không còn dám "bén mảng" vào không phận Liên Xô bất cứ một lần nào nữa kể từ khi MiG-31 của Liên Xô với trang bị tên lửa kiểu mới có khả năng bắn hạ SR-71 được đưa vào hoạt động. Ảnh: Mỗi một hình con rắn trên thân máy bay SR-71 tượng trưng cho một phi vụ nó đã thực hiện thành công. Nguồn ảnh: Sina.Tổng cộng đã có 32 chiếc SR-71 được chế tạo, trong số đó có 12 chiếc bị tai nạn dẫn đến hỏng hóc toàn bộ, 11 chiếc trong số 12 chiếc bị tai nạn trong khoảng thời gian rất ngắn từ năm 1966 cho tới 1972. Nguồn ảnh: Sina.Số phận của 20 chiếc còn lại cũng không khá khẩm hơn khi nó bị mang ra "xẻ thịt" trong các viện bảo tàng sau khi chính thức được cho về hưu. Ảnh: Một bên động cơ của chiếc SR-71 tại bảo tàng Air Force Armament. Nguồn ảnh: Sina.Một bên khoang lái bị tháo tung để khách thăm quan có thể quan sát được cấu tạo chi tiết cực kỳ phức tạp của con chim sắt lừng danh đầy tai tiếng này. SR-71 có tổ bay hai người trong đó bao gồm một phi công và một sỹ quan chịu trách nhiệm điều khiển hệ thống máy quay. Nguồn ảnh: Sina.Ở tốc độ tối đa Mach 3,3; lực ma sát giữa không khí và thân máy bay sẽ tạo ra một nhiệt lượng cực kỳ lớn đòi hỏi SR-71 Blackbird phải có một lớp vỏ đặc biệt để có thể chống chịu được nhiệt độ lên tới hàng nghìn độ và điều đó dẫn đến việc lớp vỏ của SR-71 được làm tới 93% bằng Titan-một loại vật liệu cực kỳ đắt tiền, bền và chịu nhiệt cao được sử dụng trong ngành hàng không vũ trụ. Nguồn ảnh: Sina.Ban đầu khi mới được đưa vào sử dụng, toàn bộ hệ thống phòng không của Liên Xô đã bất lực trước con "Siêu chim" với tốc độ bay quá nhanh này, việc sử dụng tên lửa để bắn đuổi theo chiếc SR-71 là không thể, các tiêm kích đánh chặn của Liên Xô ở thời điểm bấy giờ cũng không thể bay được lên độ cao 24.000 mét để có thể tấn công SR-71 được dù các phi công đã rất cố gắng để vượt được trần bay tối đa phi cơ cho phép. Nguồn ảnh: Sina.Mặc dù vậy những tai tiếng của SR-71 dường như lớn hơn sự nổi tiếng của nó khi chiếc máy bay này có tỷ lệ tai nạn cao đến khủng khiếp. Các phi công được giao nhiệm vụ lái SR-71 dù rất liều lĩnh nhưng rồi cũng đều tỏ ra "run cầm cập" khi lái chiếc phi cơ này vào địa phận Liên Xô vì nó có thể dở chứng và tự rơi bất cứ lúc nào. Nguồn ảnh: Sina.Đến những năm tháng cuối đời của mình, SR-71 không còn thực hiện các nhiệm vụ quân sự nữa mà được chuyển giao cho phía NASA để thực hiện các phi vụ bay khí tượng, nghiên cứu vũ trụ. Có thể nói, SR-71 là một thành tựu đi vượt thời đại của Không quân Mỹ nhưng đáng tiếc là nó đi vượt thời đại hơi... quá xa dẫn đến những khiếm khuyết trong thiết kế mà công nghệ thời bấy giờ không thể khắc phục được. Nguồn ảnh: Sina.
Siêu máy bay SR-71 được Không quân Mỹ chế tạo với nhiệm vụ do thám lãnh thổ Liên Xô rộng lớn thời chiến tranh Lạnh. Để có thể sống sót được trước hệ thống phòng không khủng nhất thế giới thời bấy giờ, SR-71 được trang bị khả năng bay với tốc độ... nhanh hơn tên lửa của Liên Xô. Nguồn ảnh: Sina.
Cụ thể, máy bay SR-71 Blackbird có khả năng bay với tốc độ tối đa Mach 3,3 tương đương với khoảng 3540 km/h ở độ cao 24.000 mét. Đây là tốc độ nhanh hơn phần lớn các loại chiến đấu cơ siêu thanh bây giờ và nhanh hơn tất cả mọi loại tên lửa Liên Xô có trong tay khi SR-71 ra mắt năm 1966. Nguồn ảnh: Sina.
Được cho về hưu từ năm 1998 nhưng chính thức Chim đen SR-71 đã không còn dám "bén mảng" vào không phận Liên Xô bất cứ một lần nào nữa kể từ khi MiG-31 của Liên Xô với trang bị tên lửa kiểu mới có khả năng bắn hạ SR-71 được đưa vào hoạt động. Ảnh: Mỗi một hình con rắn trên thân máy bay SR-71 tượng trưng cho một phi vụ nó đã thực hiện thành công. Nguồn ảnh: Sina.
Tổng cộng đã có 32 chiếc SR-71 được chế tạo, trong số đó có 12 chiếc bị tai nạn dẫn đến hỏng hóc toàn bộ, 11 chiếc trong số 12 chiếc bị tai nạn trong khoảng thời gian rất ngắn từ năm 1966 cho tới 1972. Nguồn ảnh: Sina.
Số phận của 20 chiếc còn lại cũng không khá khẩm hơn khi nó bị mang ra "xẻ thịt" trong các viện bảo tàng sau khi chính thức được cho về hưu. Ảnh: Một bên động cơ của chiếc SR-71 tại bảo tàng Air Force Armament. Nguồn ảnh: Sina.
Một bên khoang lái bị tháo tung để khách thăm quan có thể quan sát được cấu tạo chi tiết cực kỳ phức tạp của con chim sắt lừng danh đầy tai tiếng này. SR-71 có tổ bay hai người trong đó bao gồm một phi công và một sỹ quan chịu trách nhiệm điều khiển hệ thống máy quay. Nguồn ảnh: Sina.
Ở tốc độ tối đa Mach 3,3; lực ma sát giữa không khí và thân máy bay sẽ tạo ra một nhiệt lượng cực kỳ lớn đòi hỏi SR-71 Blackbird phải có một lớp vỏ đặc biệt để có thể chống chịu được nhiệt độ lên tới hàng nghìn độ và điều đó dẫn đến việc lớp vỏ của SR-71 được làm tới 93% bằng Titan-một loại vật liệu cực kỳ đắt tiền, bền và chịu nhiệt cao được sử dụng trong ngành hàng không vũ trụ. Nguồn ảnh: Sina.
Ban đầu khi mới được đưa vào sử dụng, toàn bộ hệ thống phòng không của Liên Xô đã bất lực trước con "Siêu chim" với tốc độ bay quá nhanh này, việc sử dụng tên lửa để bắn đuổi theo chiếc SR-71 là không thể, các tiêm kích đánh chặn của Liên Xô ở thời điểm bấy giờ cũng không thể bay được lên độ cao 24.000 mét để có thể tấn công SR-71 được dù các phi công đã rất cố gắng để vượt được trần bay tối đa phi cơ cho phép. Nguồn ảnh: Sina.
Mặc dù vậy những tai tiếng của SR-71 dường như lớn hơn sự nổi tiếng của nó khi chiếc máy bay này có tỷ lệ tai nạn cao đến khủng khiếp. Các phi công được giao nhiệm vụ lái SR-71 dù rất liều lĩnh nhưng rồi cũng đều tỏ ra "run cầm cập" khi lái chiếc phi cơ này vào địa phận Liên Xô vì nó có thể dở chứng và tự rơi bất cứ lúc nào. Nguồn ảnh: Sina.
Đến những năm tháng cuối đời của mình, SR-71 không còn thực hiện các nhiệm vụ quân sự nữa mà được chuyển giao cho phía NASA để thực hiện các phi vụ bay khí tượng, nghiên cứu vũ trụ. Có thể nói, SR-71 là một thành tựu đi vượt thời đại của Không quân Mỹ nhưng đáng tiếc là nó đi vượt thời đại hơi... quá xa dẫn đến những khiếm khuyết trong thiết kế mà công nghệ thời bấy giờ không thể khắc phục được. Nguồn ảnh: Sina.