Giải mã "lưới lửa" bảo vệ tàu sân bay của Hải quân Mỹ

Google News

(Kiến Thức) - Phòng không trên hạm là một trong những loại hình tác chiến phức tạp nhằm bảo vệ một biên đội hay hạm đội tàu chiến khỏi sự tấn công của tên lửa đối phương được phóng từ máy bay trên tàu, tàu mặt nước, tàu ngầm, tổ hợp phóng trên bộ.
 
 

Theo đó để có thể bảo vệ biên đội tàu sân bay và các loại tàu chiến mặt nước được biên chế, căn cứ vào đặc điểm, tính năng tác chiến của máy bay chiến đấu và tên lửa phòng cũng như các loại vũ khí trang bị chủ lực của phòng không hạm đội, Hải quân Mỹ phân chia khu vực phòng không trên hạm thành 3 lớp.
Lớp thứ nhất, khu vực tác chiến phòng không máy bay chiến đấu. Khu vực này thiết lập ở ngoài tầm phóng của tên lửa phòng không trên tàu, và là khu vực phòng không lớp ngoài cùng, do máy bay chiến đấu đảm nhiệm.
Trên mỗi tàu sân bay của Hải quân Mỹ có khoảng 70 chiếc máy bay, trong đó 1/3 là máy bay tác chiến phòng không, như máy bay cảnh báo sớm E-2C, máy bay tác chiến điện tử EA-18G, máy bay chiến đấu F/A-18 và F-35..., đều có năng lực đối phó với mối đe dọa trên không. 
Giai ma
  Vị trí các tàu chiến trong nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ luôn được sắp đặt để . Ảnh: Military 
Trong khu vực này, điểm mấu chốt để thực hiện thành công phòng không hạm đội chính là máy bay cảnh báo sớm, nếu máy bay cảnh báo sớm phát hiện đối phương trước khi tổ hợp phóng tên lửa chống hạm của địch tiến vào vị trí trận địa phóng, đồng thời chỉ thị cho máy bay chiến đấu trên hạm phát động tiến công, phá hủy tổ hợp phóng tên lửa của đối phương thì sẽ có thể bảo đảm an toàn cho hạm đội một cách hiệu quả. 
Giai ma
 Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ triển khai đội hình tác chiến cơ động. Ảnh: Military 
Lớp thứ 2, khu vực tác chiến phòng không liên hợp. Khu vực này thiết lập ở trong tầm phóng của tên lửa phòng không trên hạm, là khu vực phòng không ở lớp trung gian của hạm đội, do máy bay chiến đấu và tên lửa phòng không trên tàu cùng đảm nhiệm.
Hạt nhân chỉ huy của lớp thứ hai là hệ thống điều khiển hỏa lực phòng không tổng hợp hải quân của Quân đội Mỹ (NIFC-CA). Hệ thống này được tích hợp với hệ thống Aegis Baseline 9 trang bị tên lửa đánh chặn tầm xa Standard Missile 6 (SM-6) có tầm bắn lớn nhất 370km. Khi bị tấn công, hệ thống điều khiển hỏa lực sẽ tự động phóng tên lửa đánh chặn.
Trong đó, sau khi được phóng tên lửa SM-6 sẽ khởi động chế độ điều khiển chủ động thực hiện đánh chặn, sử dụng ngòi cận nổ hoặc ngòi chạm nổ để phá hủy mục tiêu. 
Giai ma
Các tàu khu trục lớp Arleigh Burke được xem như là "lá chắn thép" bảo vệ tàu sân bay trước mối đe dọa từ cả trên không lẫn trên mặt biển. Ảnh: Military  
Lớp thứ 3, khu vực tác chiến phòng không tên lửa. Khu vực này là lớp trong cùng của hạm đội, là khu vực phòng không nòng cốt của hạm đội, do tên lửa phòng không trên tàu phụ trách. Mỗi cụm tàu sân bay sẽ bố trí thành thế trận tác chiến để ứng phó với máy bay và tên lửa chống hạm của địch.
Nếu hướng tiến công của địch đã được xác định rõ ràng, sẽ sử dụng lực lượng phòng thủ tập trung theo trận địa hình quạt trong hướng tiến công. Nếu hướng tiến công của địch chưa rõ ràng, thông thường sẽ sử dụng kiểu trận địa phòng thủ hình vòng tròn.
Các tàu có năng lực phòng không yếu hoặc không có năng lực phòng không sẽ chủ yếu đảm trách các nhiệm vụ khác như tác chiến mặt nước hoặc chống ngầm. Người chỉ huy tác chiến phòng không sẽ căn cứ vào phương châm chỉ đạo tác chiến để giao nhiệm vụ tác chiến cho các lực lượng, đồng thời căn cứ vào sự thay đổi của tình hình chiến trường để điều chỉnh chỉ lệnh tác chiến, thông báo đến các lực lượng bằng các hình thức khác nhau như thông tin thoại, thông qua đường truyền dữ liệu vệ tinh.

Mời độc giả xem video: Lính Mỹ nạp đạn cho hệ thống vũ khí đánh chặn tầm gần Phalanx trên tàu chiến. (nguồn Gung Ho Vids)

Lam Ngọc

>> xem thêm

Bình luận(0)