Theo Lầu Năm Góc, Hải quân Mỹ vừa khởi động một cuộc tập trận chống ngầm quy mô lớn trên vùng biển Thái Bình Dương vào hôm nay 14/3 với sự tham gia của hai đồng minh thân cận là Anh và Nhật Bản. Nguồn ảnh: Sina.Cuộc tập trận này sẽ tập trung vào khoa mục tác chiến chống ngầm, siêu cơ săn ngầm và tuần tra biển Poisedon-8A của Mỹ thuộc Phi đội Tuần thám số 16 sẽ có mặt trong cuộc tập trận này. Nguồn ảnh: Sina.Bên cạnh đó, Quân đội Hoàng gia Anh sẽ cử hai khinh hạm cùng với phía Phòng vệ Biển Nhật Bản cử một khu trục hạm và các máy bay tuần thám cũng như tàu ngầm để tham gia cuộc tập trận này. Nguồn ảnh: Sina.Trong quá khứ, các cuộc tập trận chống ngầm quy mô lớn phối hợp ba bên lần đầu tiên được tổ chức vào tháng 12/2018. Cuộc tập trận có Hạm đội 7 Hải quân Mỹ - hạm đội "đóng đô" ở Thái Bình Dương tham gia với tư cách là lực lượng chủ chốt. Nguồn ảnh: Sina.Chỉ huy trưởng lực lượng đặc biệt số 72 (Task Force 72) cho biết, cuộc tập trận lần này sẽ gửi đi thông điệp về việc Mỹ, Anh và Nhật Bản hoàn toàn ủng hộ quyền tự do và tự quyết của các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Sina.Ngoài ra, cuộc tập trận lần này cũng sẽ là cơ hội cho các bên tham gia tìm hiểu được điểm yếu của mình, cải thiện được hệ thống phối hợp thông tin liên lạc điều phối trên không và quan trọng nhất là tăng cường được khả năng chống ngầm của từng thành viên tham gia. Nguồn ảnh: Sina.Truyền thông phương Tây cho biết, cuộc tập trận là một trong những thông điệp cứng rắn nhất mà Mỹ cùng đồng minh châu Âu là Anh và đồng minh châu Á là Nhật Bản có thể gửi tới Trung Quốc sau khi quốc gia này tỏ ra "không đáng tin cậy và không giữ lời hứa" với Nhà Trắng hồi năm 2015. Nguồn ảnh: Sina.Theo đó, trong quá khứ, Trung Quốc đã tỏ quan điểm không quân sự hoá khu vực biển Đông cũng như toàn bộ vùng biển châu Á Thái Bình Dương. Tuy nhiên tính tới thời điểm hiện tại, Bắc Kinh dường như lại đang đi ngược lại lời tuyên bố của mình. Nguồn ảnh: Sina.Điều đó dẫn tới việc trong thời gian gần đây, Hải quân Mỹ cùng đồng minh của mình thường xuyên có hành động cử tàu chiến hoặc máy bay ném bom chiến lược di chuyển qua các khu vực điểm nóng ở châu Á Thái Bình Dương như một cách khẳng định quyền tự do trên vùng biển quốc tế. Nguồn ảnh: Sina. Mời độc giả xem Video: Máy bay săn ngầm của Không quân Hải quân Mỹ tuần tra biển trong khu vực gần... hải phận Nga.
Theo Lầu Năm Góc, Hải quân Mỹ vừa khởi động một cuộc tập trận chống ngầm quy mô lớn trên vùng biển Thái Bình Dương vào hôm nay 14/3 với sự tham gia của hai đồng minh thân cận là Anh và Nhật Bản. Nguồn ảnh: Sina.
Cuộc tập trận này sẽ tập trung vào khoa mục tác chiến chống ngầm, siêu cơ săn ngầm và tuần tra biển Poisedon-8A của Mỹ thuộc Phi đội Tuần thám số 16 sẽ có mặt trong cuộc tập trận này. Nguồn ảnh: Sina.
Bên cạnh đó, Quân đội Hoàng gia Anh sẽ cử hai khinh hạm cùng với phía Phòng vệ Biển Nhật Bản cử một khu trục hạm và các máy bay tuần thám cũng như tàu ngầm để tham gia cuộc tập trận này. Nguồn ảnh: Sina.
Trong quá khứ, các cuộc tập trận chống ngầm quy mô lớn phối hợp ba bên lần đầu tiên được tổ chức vào tháng 12/2018. Cuộc tập trận có Hạm đội 7 Hải quân Mỹ - hạm đội "đóng đô" ở Thái Bình Dương tham gia với tư cách là lực lượng chủ chốt. Nguồn ảnh: Sina.
Chỉ huy trưởng lực lượng đặc biệt số 72 (Task Force 72) cho biết, cuộc tập trận lần này sẽ gửi đi thông điệp về việc Mỹ, Anh và Nhật Bản hoàn toàn ủng hộ quyền tự do và tự quyết của các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Sina.
Ngoài ra, cuộc tập trận lần này cũng sẽ là cơ hội cho các bên tham gia tìm hiểu được điểm yếu của mình, cải thiện được hệ thống phối hợp thông tin liên lạc điều phối trên không và quan trọng nhất là tăng cường được khả năng chống ngầm của từng thành viên tham gia. Nguồn ảnh: Sina.
Truyền thông phương Tây cho biết, cuộc tập trận là một trong những thông điệp cứng rắn nhất mà Mỹ cùng đồng minh châu Âu là Anh và đồng minh châu Á là Nhật Bản có thể gửi tới Trung Quốc sau khi quốc gia này tỏ ra "không đáng tin cậy và không giữ lời hứa" với Nhà Trắng hồi năm 2015. Nguồn ảnh: Sina.
Theo đó, trong quá khứ, Trung Quốc đã tỏ quan điểm không quân sự hoá khu vực biển Đông cũng như toàn bộ vùng biển châu Á Thái Bình Dương. Tuy nhiên tính tới thời điểm hiện tại, Bắc Kinh dường như lại đang đi ngược lại lời tuyên bố của mình. Nguồn ảnh: Sina.
Điều đó dẫn tới việc trong thời gian gần đây, Hải quân Mỹ cùng đồng minh của mình thường xuyên có hành động cử tàu chiến hoặc máy bay ném bom chiến lược di chuyển qua các khu vực điểm nóng ở châu Á Thái Bình Dương như một cách khẳng định quyền tự do trên vùng biển quốc tế. Nguồn ảnh: Sina.
Mời độc giả xem Video: Máy bay săn ngầm của Không quân Hải quân Mỹ tuần tra biển trong khu vực gần... hải phận Nga.