Quy trình bảo dưỡng máy bay ở mỗi quốc gia đều gần như giống nhau với bất cứ nền tảng quân sự, quy trình bảo dưỡng còn trở nên phức tạp hơn đối với các máy bay đang tham gia nhiệm vụ chiến đấu hoặc huấn luyện có mang theo vũ khí. Nguồn ảnh: Tube.Trong thời chiến, các máy bay chiến đấu sau khi ở chiến trường trở về thường sẽ vứt bỏ toàn bộ số bom hay tên lửa, pháo phản lực thừa bằng cách khai hoả chúng vào các vùng trống để có thể hạ cánh trong tình trạng không vũ trang - an toàn nhất. Nguồn ảnh: Pik.Tuy nhiên ở thời bình, việc vứt bỏ hàng trăm nghìn USD vũ khí như thời chiến là điều không thể và vả lại phi công cũng không có "vùng lãnh thổ thù địch" để có thể thoải mái trút bom thừa. Vậy nên quy trình bảo dưỡng với các loại máy bay đang mang theo vũ trang cần phải được tuân theo thật nghiêm ngặt để tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra. Nguồn ảnh: Force.Với những loại tiêm kích mang theo vũ khí hạng nặng như tên lửa dẫn đường hay bom, sẽ có một bộ phận chuyên trách chịu trách nhiệm khoá chốt an toàn và tháo vũ khí ra khỏi máy bay, kiểm tra và mang về kho chứa. Điều tương tự cũng được thực hiện với đạn pháo trong máy bay. Nguồn ảnh: F-35.Trước khi tháo đạn ra khỏi máy bay, mũi máy bay sẽ phải hướng về vùng đất trống trải, không ai được phép di chuyển qua mũi máy bay để tránh trường hợp pháo hoặc súng máy "cướp cò". Kỹ thuật viên đầu tiên sẽ tắt hoàn toàn hệ thống điện trên máy bay để đảm bảo vô hiệu hoá hoả lực pháo/súng trước khi tháo đạn. Nguồn ảnh: USAF.Phần lớn chiến đấu cơ đều sử dụng pháo hoặc súng lên đạn bằng điện chứ không phải loại trích khí khoá nòng. Vậy nên sau khi ngắt điện, có thể chắc chắn hệ thống hoả lực này sẽ không thể hoạt động được khi đã bị ngắt điện. Nguồn ảnh: Maintain.Sau khi đạn trên súng máy/pháo được tháo ra hoàn toàn, tới lúc này chiếc máy bay mới sẵn sàng để các lực lượng kỹ thuật bảo trì, bảo dưỡng khác tiếp cận để bắt đầu bảo dưỡng hệ thống động cơ, điện tử và các hệ thống khác trên máy bay. Nguồn ảnh: Militaria.Trong trường hợp của chiếc chiến đấu cơ F-16 của Bỉ xảy ra tai nạn hôm vừa rồi, có thể thấy các nhân viên kỹ thuật mặt đất của Không quân Bỉ đã không tuân thủ quy trình, không tháo toàn bộ vũ khí ra khỏi máy bay trong sau khi máy bay hạ cánh và thậm chí còn... chĩa mũi máy bay vào nhau dẫn tới việc làm thiệt hại lớn xảy ra sau khi chiến đấu cơ F-16 cướp cò. Nguồn ảnh: Sina.Trong quá khứ, rất nhiều tai nạn đã xảy ra khiến quy trình bảo dưỡng máy bay trên toàn thế giới phải thay đổi ít nhiều và điều quan trọng nhất là các lực lượng Không quân trên thế giới đều phải tuân thủ thật chắc chắn những quy trình được vạch ra để tránh những tai nạn đáng tiếc trong tương lai. Nguồn ảnh: Aviation.Cận cảnh một chiếc tiêm kích F-16 được bảo dưỡng đúng theo quy trình trong căn cứ sân bay quân sự của Mỹ. Nguồn ảnh: Geek. Mời độc giả xem Video: Chiến đấu cơ F-16 tập trận bắn đạn thật tiêu diệt mục tiêu máy bay không người lái giả định.
Quy trình bảo dưỡng máy bay ở mỗi quốc gia đều gần như giống nhau với bất cứ nền tảng quân sự, quy trình bảo dưỡng còn trở nên phức tạp hơn đối với các máy bay đang tham gia nhiệm vụ chiến đấu hoặc huấn luyện có mang theo vũ khí. Nguồn ảnh: Tube.
Trong thời chiến, các máy bay chiến đấu sau khi ở chiến trường trở về thường sẽ vứt bỏ toàn bộ số bom hay tên lửa, pháo phản lực thừa bằng cách khai hoả chúng vào các vùng trống để có thể hạ cánh trong tình trạng không vũ trang - an toàn nhất. Nguồn ảnh: Pik.
Tuy nhiên ở thời bình, việc vứt bỏ hàng trăm nghìn USD vũ khí như thời chiến là điều không thể và vả lại phi công cũng không có "vùng lãnh thổ thù địch" để có thể thoải mái trút bom thừa. Vậy nên quy trình bảo dưỡng với các loại máy bay đang mang theo vũ trang cần phải được tuân theo thật nghiêm ngặt để tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra. Nguồn ảnh: Force.
Với những loại tiêm kích mang theo vũ khí hạng nặng như tên lửa dẫn đường hay bom, sẽ có một bộ phận chuyên trách chịu trách nhiệm khoá chốt an toàn và tháo vũ khí ra khỏi máy bay, kiểm tra và mang về kho chứa. Điều tương tự cũng được thực hiện với đạn pháo trong máy bay. Nguồn ảnh: F-35.
Trước khi tháo đạn ra khỏi máy bay, mũi máy bay sẽ phải hướng về vùng đất trống trải, không ai được phép di chuyển qua mũi máy bay để tránh trường hợp pháo hoặc súng máy "cướp cò". Kỹ thuật viên đầu tiên sẽ tắt hoàn toàn hệ thống điện trên máy bay để đảm bảo vô hiệu hoá hoả lực pháo/súng trước khi tháo đạn. Nguồn ảnh: USAF.
Phần lớn chiến đấu cơ đều sử dụng pháo hoặc súng lên đạn bằng điện chứ không phải loại trích khí khoá nòng. Vậy nên sau khi ngắt điện, có thể chắc chắn hệ thống hoả lực này sẽ không thể hoạt động được khi đã bị ngắt điện. Nguồn ảnh: Maintain.
Sau khi đạn trên súng máy/pháo được tháo ra hoàn toàn, tới lúc này chiếc máy bay mới sẵn sàng để các lực lượng kỹ thuật bảo trì, bảo dưỡng khác tiếp cận để bắt đầu bảo dưỡng hệ thống động cơ, điện tử và các hệ thống khác trên máy bay. Nguồn ảnh: Militaria.
Trong trường hợp của chiếc chiến đấu cơ F-16 của Bỉ xảy ra tai nạn hôm vừa rồi, có thể thấy các nhân viên kỹ thuật mặt đất của Không quân Bỉ đã không tuân thủ quy trình, không tháo toàn bộ vũ khí ra khỏi máy bay trong sau khi máy bay hạ cánh và thậm chí còn... chĩa mũi máy bay vào nhau dẫn tới việc làm thiệt hại lớn xảy ra sau khi chiến đấu cơ F-16 cướp cò. Nguồn ảnh: Sina.
Trong quá khứ, rất nhiều tai nạn đã xảy ra khiến quy trình bảo dưỡng máy bay trên toàn thế giới phải thay đổi ít nhiều và điều quan trọng nhất là các lực lượng Không quân trên thế giới đều phải tuân thủ thật chắc chắn những quy trình được vạch ra để tránh những tai nạn đáng tiếc trong tương lai. Nguồn ảnh: Aviation.
Cận cảnh một chiếc tiêm kích F-16 được bảo dưỡng đúng theo quy trình trong căn cứ sân bay quân sự của Mỹ. Nguồn ảnh: Geek.
Mời độc giả xem Video: Chiến đấu cơ F-16 tập trận bắn đạn thật tiêu diệt mục tiêu máy bay không người lái giả định.