Defence News dẫn lời nguồn tin quốc phòng Mỹ cho biết, Việt Nam bày tỏ sự quan tâm đến tiêm kích F-16 nhằm nâng cao sức mạnh tác chiến trên không. Ảnh: USAFF-16 do tập đoàn General Dynamics (nay thuộc Lockheed Martin) chế tạo và đưa vào sử dụng trong Không quân Mỹ từ năm 1978. Ban đầu F-16 được chế tạo với vai trò tiêm kích hạng nhẹ thực hiện nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, bảo vệ không phận. Ảnh: USAFPhi cơ F-16 có thiết kế khí động tối ưu cho nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không. Buồng lái kiểu "bong bóng" giúp phi công quan sát tốt hơn. Nó là một trong những máy bay chiến đấu đầu tiên được trang bị hệ thống "fly-by-wire" (điều khiển bay bằng dây dẫn) đem lại khả năng cơ động xuất sắc trong phạm vi hẹp. Ảnh: USAFTrong một thử nghiệm gần đây, F-16 đã chiến thắng tiêm kích tàng hình F-35 trong không chiến quần vòng ở cự ly gần. Ảnh: Flickr/USAFFighting Falcon được trang bị một động cơ phản lực Pratt&Whitney F100-PW-200, lực đẩy tối đa 106 kN có đốt sau. Động cơ này giúp F-16 đạt tốc độ tối đa Mach 2 (khoảng 2.200 km/h), bán kính chiến đấu 550 km. Ảnh: Flickr/USAFBuồng lái F-16 được thiết kế theo công nghệ "nhà kính" hiện đại với 2 màn hình LCD ở hai bên, màn hình hiển thị HUD phía trước, thanh điều khiển HOTAS bố trí phía bên trái. Ảnh: AirlinersCảm biến chính của máy bay là radar xung Doppler AN/APG-68. Radar này có phạm vi tìm kiếm mục tiêu trên không có diện tích phản hồi radar 5m2 ở cự ly 105 km, tầm trinh sát tối đa 296 km. Các phiên bản hiện đại hơn được trang bị radar quét mạng pha điện tử chủ động (AESA) AN/APG-80 đem lại hiệu suất tác chiến vượt trội. Ảnh: LMTASMáy bay được vũ trang pháo M61A1 6 nòng 20 mm bố trí phía bên trái buồng lái. F-16 có 9 điểm treo vũ khí dưới cánh có thể mang tên lửa không đối không, đối đất, đối hải, bom thông thường, bom thông minh. Tổng tải trọng vũ khí mang theo khoảng 7,7 tấn. Ảnh: Flickr/Turkish Air ForceTừ những năm 1980 trở đi, F-16 được nâng cấp thành chiến đấu cơ đa nhiệm. Sau nâng cấp, ngoài nhiệm vụ chính là chiếm ưu thế trên không, F-16 có thể thực hiện nhiệm vụ tấn công mặt đất, đối hải, áp chế phòng không và trinh sát mạnh mẽ. Ảnh: USAFF-16 phiên bản C/D block 40 được nâng cấp để sử dụng đạn tấn công ngoài tầm phòng không điểm AGM-154 JSOW, bổ sung pod nhắm mục tiêu gắn ngoài LANTIRN cho phép thực hiện nhiệm vụ áp chế phòng không đối phương. Ảnh: USAFF-16 E/F block 60 là phiên bản hiện đại nhất của gia đình F-16. Phiên bản này được bổ sung thêm thùng nhiên liệu đa giác cho phép mở rộng phạm vi hoạt động, trang bị radar AESA, động cơ mới cùng hệ thống điện tử hàng không tiên tiến. Block 60 được chế tạo cho Không quân UAE, phiên bản này có ngoại hình tương tự F-16I của Israel. Ảnh: MAJChiến đấu cơ F-16 xung trận lần đầu trong chiến dịch Bão táp sa mạc năm 1991. Máy bay đã chứng minh hiệu suất chiến đấu ưu việt trong các nhiệm vụ thực thi vùng cấm bay, áp chế phòng không Iraq và Libya. Không quân Mỹ dự định duy trì hoạt động F-16 đến năm 2025. Ảnh: USAFFighting Falcon được xuất khẩu cho 25 quốc gia đưa nó trở thành chiến đấu cơ bán chạy nhất thế giới. Lockheed Martin vẫn tiếp tục sản xuất F-16 cho các khách hàng nước ngoài. Ảnh: USAF
Defence News dẫn lời nguồn tin quốc phòng Mỹ cho biết, Việt Nam bày tỏ sự quan tâm đến tiêm kích F-16 nhằm nâng cao sức mạnh tác chiến trên không. Ảnh: USAF
F-16 do tập đoàn General Dynamics (nay thuộc Lockheed Martin) chế tạo và đưa vào sử dụng trong Không quân Mỹ từ năm 1978. Ban đầu F-16 được chế tạo với vai trò tiêm kích hạng nhẹ thực hiện nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, bảo vệ không phận. Ảnh: USAF
Phi cơ F-16 có thiết kế khí động tối ưu cho nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không. Buồng lái kiểu "bong bóng" giúp phi công quan sát tốt hơn. Nó là một trong những máy bay chiến đấu đầu tiên được trang bị hệ thống "fly-by-wire" (điều khiển bay bằng dây dẫn) đem lại khả năng cơ động xuất sắc trong phạm vi hẹp. Ảnh: USAF
Trong một thử nghiệm gần đây, F-16 đã chiến thắng tiêm kích tàng hình F-35 trong không chiến quần vòng ở cự ly gần. Ảnh: Flickr/USAF
Fighting Falcon được trang bị một động cơ phản lực Pratt&Whitney F100-PW-200, lực đẩy tối đa 106 kN có đốt sau. Động cơ này giúp F-16 đạt tốc độ tối đa Mach 2 (khoảng 2.200 km/h), bán kính chiến đấu 550 km. Ảnh: Flickr/USAF
Buồng lái F-16 được thiết kế theo công nghệ "nhà kính" hiện đại với 2 màn hình LCD ở hai bên, màn hình hiển thị HUD phía trước, thanh điều khiển HOTAS bố trí phía bên trái. Ảnh: Airliners
Cảm biến chính của máy bay là radar xung Doppler AN/APG-68. Radar này có phạm vi tìm kiếm mục tiêu trên không có diện tích phản hồi radar 5m2 ở cự ly 105 km, tầm trinh sát tối đa 296 km. Các phiên bản hiện đại hơn được trang bị radar quét mạng pha điện tử chủ động (AESA) AN/APG-80 đem lại hiệu suất tác chiến vượt trội. Ảnh: LMTAS
Máy bay được vũ trang pháo M61A1 6 nòng 20 mm bố trí phía bên trái buồng lái. F-16 có 9 điểm treo vũ khí dưới cánh có thể mang tên lửa không đối không, đối đất, đối hải, bom thông thường, bom thông minh. Tổng tải trọng vũ khí mang theo khoảng 7,7 tấn. Ảnh: Flickr/Turkish Air Force
Từ những năm 1980 trở đi, F-16 được nâng cấp thành chiến đấu cơ đa nhiệm. Sau nâng cấp, ngoài nhiệm vụ chính là chiếm ưu thế trên không, F-16 có thể thực hiện nhiệm vụ tấn công mặt đất, đối hải, áp chế phòng không và trinh sát mạnh mẽ. Ảnh: USAF
F-16 phiên bản C/D block 40 được nâng cấp để sử dụng đạn tấn công ngoài tầm phòng không điểm AGM-154 JSOW, bổ sung pod nhắm mục tiêu gắn ngoài LANTIRN cho phép thực hiện nhiệm vụ áp chế phòng không đối phương. Ảnh: USAF
F-16 E/F block 60 là phiên bản hiện đại nhất của gia đình F-16. Phiên bản này được bổ sung thêm thùng nhiên liệu đa giác cho phép mở rộng phạm vi hoạt động, trang bị radar AESA, động cơ mới cùng hệ thống điện tử hàng không tiên tiến. Block 60 được chế tạo cho Không quân UAE, phiên bản này có ngoại hình tương tự F-16I của Israel. Ảnh: MAJ
Chiến đấu cơ F-16 xung trận lần đầu trong chiến dịch Bão táp sa mạc năm 1991. Máy bay đã chứng minh hiệu suất chiến đấu ưu việt trong các nhiệm vụ thực thi vùng cấm bay, áp chế phòng không Iraq và Libya. Không quân Mỹ dự định duy trì hoạt động F-16 đến năm 2025. Ảnh: USAF
Fighting Falcon được xuất khẩu cho 25 quốc gia đưa nó trở thành chiến đấu cơ bán chạy nhất thế giới. Lockheed Martin vẫn tiếp tục sản xuất F-16 cho các khách hàng nước ngoài. Ảnh: USAF