Hôm 30/6, hãng thông tấn Reuters dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen co hay, trong vài tháng tới, nước này có kế hoạch thay thế khoảng 60 máy bay chiến đấu F-16 đã cũ. Nguồn ảnh: Airlines.netQuốc đảo Sư tử cũng đang cân nhắc một số lựa chọn thay thế F-16 như Eurofighter Typhoon của nhà thầu BAE Systems (Anh), F-35 của Lockheed Martin (Mỹ), Sukhoi của Nga, hay một loại máy bay chiến đấu tàng hình của Trung Quốc. Nguồn ảnh: WikipediaViệc Singapore thay thế F-16 bằng loại máy bay nào thì không cần thiết phải bàn vì nên biết rằng “quốc đảo” này nhiều năm nay luôn dẫn đầu độ chịu chơi mua các khí tài quân sự thuộc hàng hiện đại nhất khu vực. Điều đáng nói là số máy bay F-16 mà họ muốn thay thế. Nguồn ảnh: WikipediaTuy tuyên bố rằng số F-16 này “đã cũ”, thế nhưng lục lại hồ sơ của các máy bay chiến đấu Falcon trong Không quân Singapore, người ta không khỏi giật mình. Năm 1993, Singapore bắt đầu nhen nhóm kế hoạch mua các máy bay tiêm kích F-16C/D Block 52. Thời điểm đó, đây là phiên bản mới và hiện đại nhất của dòng máy bay F-16. Nguồn ảnh: Airlines.netNăm 1998, Không quân Singapore nhận một lúc 18 chiếc F-16C/D Block 52. Một năm sau, số lượng F-16C/D của Singapore tăng lên 30 chiếc với việc chuyển giao 12 máy bay khác. Nguồn ảnh: The Air Force Facebook RSAFTrong giai đoạn từ 2000-2004, Singapore liên tục nhận thêm 32 chiếc F-16C/D Block 52. Nguồn ảnh: Airlines.netTuổi thọ của một chiếc F-16C/D Block 52 rơi vào khoảng 8.000 giờ/năm, tần suất trung bình bay mỗi năm khoảng 300 giờ (có thể thấp hơn với Singpore vì không phận hạn chế), tương đương với tuổi thọ khoảng 25 năm trước khi phải trải qua đại tu tăng hạn. Mà theo một nghiên cứu của Không quân Mỹ gần đây, thì việc nâng cấp khung thân giúp F-16 tăng số giờ bay lên tới 12.000-16.000 giờ (tương đương 30-50 năm). Nguồn ảnh: Airlines.netĐiều đó cho thấy, số F-16C/D Block 52 của Không quân Singapore không phải cũ mà là còn mới, thậm chí rất mới. Lưu ý, nhiều quốc gia ở Đông Nam Á, châu Á còn đang phải đi mua các máy bay F-16 đã ra “nghĩa địa” để nâng cấp lên chuẩn hiện đại. Trong khi đó, Singapore đã muốn bỏ đi vì cho là “cũ”. Quả thật rất chịu chơi! Nguồn ảnh: Airlines.netTuy vậy, cũng có khả năng, đó là một kế hoạch chuẩn bị cho tương lai Không quân Singapore. Họ tìm sớm một phương án thay thế F-16 khi số máy bay này thực sự hết hạn trong giai đoạn 2030-2040. Và cần một khoảng thời gian ít nhất 10 năm chuẩn bị phi công, cơ sở vật chất để sử dụng một loại máy bay mới. Dẫu sao, thông tin Singapore muốn thay thế F-16 khiến giới chuyên gia quân sự không khỏi “sốc”. Nguồn ảnh: Airlines.netPhiên bản F-16C/D Block 52 mà Singapore mua của Mỹ là một trong những phiên bản cải tiến hiện đại nhất và được nhiều quốc gia có tiền ưa chuộng. Nó có những cải tiến đáng kể so với thế hệ A/B bằng việc tích hợp radar mới, công nghệ định vị tiên tiến và nhất là kho vũ khí thông minh biến F-16 không chỉ là một tiêm kích mà có thể hoạt động như máy bay cường kích. Nguồn ảnh: Airlines.netPhiên bản F-16C/D Block 52 của Singapore trang bị động cơ phản lực turbofan F100-PW-229 cho phép bay với tốc độ tối đa tới Mach 2 (2.120km/h), bán kính tác chiến 550km, trần bay 15.000m, vận tốc leo cao 254m/s. Tính cơ động của F-16C/D được đánh giá cao, ngang ngửa với nhiều loại máy bay tiêm kích thế hệ 4,5 thậm chí là 5. Nguồn ảnh: Airlines.netHiện nay, F-16C/D Block 52 Falcon là một trong 2 chiến đấu cơ "xương sống" của Singapore. Loại còn lại là F-15SG (số lượng 40 chiếc) - mẫu tiêm kích hạng nặng tối tân hàng đầu thế giới hiện nay. Ở khu vực Đông Nam Á, “đảo quốc Sư tử” là nơi duy nhất được Mỹ ưu ái cho mua F-15. Nguồn ảnh: Airlines.netMời độc giả xem video: Phi đội tiêm kích F-16 của Singapore tập trận ở Australia (nguồn Không quân Hoàng gia Australia)
Hôm 30/6, hãng thông tấn Reuters dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen co hay, trong vài tháng tới, nước này có kế hoạch thay thế khoảng 60 máy bay chiến đấu F-16 đã cũ. Nguồn ảnh: Airlines.net
Quốc đảo Sư tử cũng đang cân nhắc một số lựa chọn thay thế F-16 như Eurofighter Typhoon của nhà thầu BAE Systems (Anh), F-35 của Lockheed Martin (Mỹ), Sukhoi của Nga, hay một loại máy bay chiến đấu tàng hình của Trung Quốc. Nguồn ảnh: Wikipedia
Việc Singapore thay thế F-16 bằng loại máy bay nào thì không cần thiết phải bàn vì nên biết rằng “quốc đảo” này nhiều năm nay luôn dẫn đầu độ chịu chơi mua các khí tài quân sự thuộc hàng hiện đại nhất khu vực. Điều đáng nói là số máy bay F-16 mà họ muốn thay thế. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tuy tuyên bố rằng số F-16 này “đã cũ”, thế nhưng lục lại hồ sơ của các máy bay chiến đấu Falcon trong Không quân Singapore, người ta không khỏi giật mình. Năm 1993, Singapore bắt đầu nhen nhóm kế hoạch mua các máy bay tiêm kích F-16C/D Block 52. Thời điểm đó, đây là phiên bản mới và hiện đại nhất của dòng máy bay F-16. Nguồn ảnh: Airlines.net
Năm 1998, Không quân Singapore nhận một lúc 18 chiếc F-16C/D Block 52. Một năm sau, số lượng F-16C/D của Singapore tăng lên 30 chiếc với việc chuyển giao 12 máy bay khác. Nguồn ảnh: The Air Force Facebook RSAF
Trong giai đoạn từ 2000-2004, Singapore liên tục nhận thêm 32 chiếc F-16C/D Block 52. Nguồn ảnh: Airlines.net
Tuổi thọ của một chiếc F-16C/D Block 52 rơi vào khoảng 8.000 giờ/năm, tần suất trung bình bay mỗi năm khoảng 300 giờ (có thể thấp hơn với Singpore vì không phận hạn chế), tương đương với tuổi thọ khoảng 25 năm trước khi phải trải qua đại tu tăng hạn. Mà theo một nghiên cứu của Không quân Mỹ gần đây, thì việc nâng cấp khung thân giúp F-16 tăng số giờ bay lên tới 12.000-16.000 giờ (tương đương 30-50 năm). Nguồn ảnh: Airlines.net
Điều đó cho thấy, số F-16C/D Block 52 của Không quân Singapore không phải cũ mà là còn mới, thậm chí rất mới. Lưu ý, nhiều quốc gia ở Đông Nam Á, châu Á còn đang phải đi mua các máy bay F-16 đã ra “nghĩa địa” để nâng cấp lên chuẩn hiện đại. Trong khi đó, Singapore đã muốn bỏ đi vì cho là “cũ”. Quả thật rất chịu chơi! Nguồn ảnh: Airlines.net
Tuy vậy, cũng có khả năng, đó là một kế hoạch chuẩn bị cho tương lai Không quân Singapore. Họ tìm sớm một phương án thay thế F-16 khi số máy bay này thực sự hết hạn trong giai đoạn 2030-2040. Và cần một khoảng thời gian ít nhất 10 năm chuẩn bị phi công, cơ sở vật chất để sử dụng một loại máy bay mới. Dẫu sao, thông tin Singapore muốn thay thế F-16 khiến giới chuyên gia quân sự không khỏi “sốc”. Nguồn ảnh: Airlines.net
Phiên bản F-16C/D Block 52 mà Singapore mua của Mỹ là một trong những phiên bản cải tiến hiện đại nhất và được nhiều quốc gia có tiền ưa chuộng. Nó có những cải tiến đáng kể so với thế hệ A/B bằng việc tích hợp radar mới, công nghệ định vị tiên tiến và nhất là kho vũ khí thông minh biến F-16 không chỉ là một tiêm kích mà có thể hoạt động như máy bay cường kích. Nguồn ảnh: Airlines.net
Phiên bản F-16C/D Block 52 của Singapore trang bị động cơ phản lực turbofan F100-PW-229 cho phép bay với tốc độ tối đa tới Mach 2 (2.120km/h), bán kính tác chiến 550km, trần bay 15.000m, vận tốc leo cao 254m/s. Tính cơ động của F-16C/D được đánh giá cao, ngang ngửa với nhiều loại máy bay tiêm kích thế hệ 4,5 thậm chí là 5. Nguồn ảnh: Airlines.net
Hiện nay, F-16C/D Block 52 Falcon là một trong 2 chiến đấu cơ "xương sống" của Singapore. Loại còn lại là F-15SG (số lượng 40 chiếc) - mẫu tiêm kích hạng nặng tối tân hàng đầu thế giới hiện nay. Ở khu vực Đông Nam Á, “đảo quốc Sư tử” là nơi duy nhất được Mỹ ưu ái cho mua F-15. Nguồn ảnh: Airlines.net
Mời độc giả xem video: Phi đội tiêm kích F-16 của Singapore tập trận ở Australia (nguồn Không quân Hoàng gia Australia)