Theo thông tin mới nhất được Sputnik đăng tải, các tổ hợp phòng không hiện đại nhất của Nga ngày nay đó là S-400 và Pantsir-S1 hiện đang được thử nghiệm nâng cấp lên phiên bản tự động hóa hoàn toàn với việc ứng dụng trí thông minh nhân tạo. Nguồn ảnh: Sputnik.Phía Nga cho rằng, công nghệ mới này sẽ giúp lực lượng phòng không Nga có khả năng phản ứng theo thời gian thực trong mọi tình huống, bỏ qua khâu phân tích dữ liệu thường chiếm rất nhiều thời gian tại các trạm chỉ huy. Nguồn ảnh: Mil.Hiện tại, mỗi tổ hợp tên lửa phòng không và radar điều khiển có khả năng tự kiểm soát và hoạt động một cách độc lập với nhau, điều này là tối quan trọng trong việc phòng thủ nhiều trong trường hợp bị tấn công tổng lực bởi không quân đối phương. Nguồn ảnh: Mil.Các tổ hợp phòng không sử dụng trí thông minh nhân tạo tự động hoàn toàn sẽ giúp giảm đi những sai sót không đáng có và thời gian "do dự" của con người trước khi ra lệnh phóng. Nguồn ảnh: Izev.Thêm vào đó, trong một trận địa trải dài với nhiều tổ hợp phòng không cùng phối thuộc, trí thông minh nhân tạo sẽ còn đóng vai trò phân phối mục tiêu cho từng tổ hợp một, tránh tình trạng một mục tiêu bị tấn công cùng lúc bởi nhiều tổ hợp trong khi mục tiêu khác lại bị "bỏ sót". Nguồn ảnh: Wiki.Lấy ví dụ, khi các tổ hợp S-400 được phối thuộc với các tổ hợp Pantsir-S1, S-400 khi này sẽ chỉ đảm nhận nhiệm vụ đối phó với các mục tiêu ở tầm cao trong khi đó Pantsir-S sẽ nhận nhiệm vụ đối phó với các mục tiêu ở tầm thấp hơn. Nguồn ảnh: Gettyimg.Chưa hết, do hệ thống này được điều khiển hoàn toàn tự động nên chắc chắn hiệu quả sẽ cao hơn so với cách thức điều khiển và phối hợp thông thường. Các yếu tố lỗi, độ trễ do con người gây ra sẽ hoàn toàn không còn. Nguồn ảnh: Mil.Trong trường hợp tấn công các mục tiêu là tên lửa hành trình, tên lửa liên lục địa hay thậm chí là máy bay không người lái, các tổ hợp phòng không phối hợp giữa Pantsir-S1 và S-400 có thể tấn công theo nhiều lần liên tục tùy theo đường bay và cao độ của mục tiêu. Thậm chí, hệ thống này có thể tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc với độ chính xác cao, độ trễ thấp và đảm bảo không bỏ sót bất cứ mục tiêu nào. Nguồn ảnh: Mil.Hiện tại các tổ hợp tên lửa phòng không S-400 và các tổ hợp phòng không Pantsir-S1 đang là hai hệ thống phòng không được đánh giá là hiện đại nhất từ trước đến nay và cả hai tổ hợp này đều nằm trong biên chế của quân đội Nga. Nguồn ảnh: Tube.Tháng trước, Nga đã tự tin tuyên bố các tên lửa Tomahawk của Mỹ bắn vào Syria đã bị tiêu diệt tới gần 70% bởi các tổ hợp phòng không Pantsir-S của nước này. Tuy nhiên phía Mỹ phủ nhận thông tin trên và cho rằng chỉ khoảng 10% tên lửa Tomahawk bị bắn hạ. Nguồn ảnh: Sputnik.Việc Nga nâng cấp thêm sức mạnh cho các tổ hợp Pantsir-S1 và S-400 trong tương lai chắc chắn sẽ khiến không quân Mỹ và NATO trở nên lo ngại hơn bao giờ hết vì với hệ thống hiện tại, không quân phương Tây cũng đã "không dám đùa" với phòng không Nga. Nguồn ảnh: Nguồn ảnh: Izvestiya.Tổ hợp tên lửa phòng không S-400 của Nga được chính thức đưa vào biên chế của nước này từ năm 2007. Trong khi đó, tổ hợp phòng không di động Pantsir-S1 được đưa vào biên chế chính thức từ năm 2012. Nguồn ảnh: Syrianew. Mời độc giả xem Video: Cận cảnh tổ hợp phòng không Pantsir-S của Nga hạ gục máy bay không người lái của Trung Quốc.
Theo thông tin mới nhất được Sputnik đăng tải, các tổ hợp phòng không hiện đại nhất của Nga ngày nay đó là S-400 và Pantsir-S1 hiện đang được thử nghiệm nâng cấp lên phiên bản tự động hóa hoàn toàn với việc ứng dụng trí thông minh nhân tạo. Nguồn ảnh: Sputnik.
Phía Nga cho rằng, công nghệ mới này sẽ giúp lực lượng phòng không Nga có khả năng phản ứng theo thời gian thực trong mọi tình huống, bỏ qua khâu phân tích dữ liệu thường chiếm rất nhiều thời gian tại các trạm chỉ huy. Nguồn ảnh: Mil.
Hiện tại, mỗi tổ hợp tên lửa phòng không và radar điều khiển có khả năng tự kiểm soát và hoạt động một cách độc lập với nhau, điều này là tối quan trọng trong việc phòng thủ nhiều trong trường hợp bị tấn công tổng lực bởi không quân đối phương. Nguồn ảnh: Mil.
Các tổ hợp phòng không sử dụng trí thông minh nhân tạo tự động hoàn toàn sẽ giúp giảm đi những sai sót không đáng có và thời gian "do dự" của con người trước khi ra lệnh phóng. Nguồn ảnh: Izev.
Thêm vào đó, trong một trận địa trải dài với nhiều tổ hợp phòng không cùng phối thuộc, trí thông minh nhân tạo sẽ còn đóng vai trò phân phối mục tiêu cho từng tổ hợp một, tránh tình trạng một mục tiêu bị tấn công cùng lúc bởi nhiều tổ hợp trong khi mục tiêu khác lại bị "bỏ sót". Nguồn ảnh: Wiki.
Lấy ví dụ, khi các tổ hợp S-400 được phối thuộc với các tổ hợp Pantsir-S1, S-400 khi này sẽ chỉ đảm nhận nhiệm vụ đối phó với các mục tiêu ở tầm cao trong khi đó Pantsir-S sẽ nhận nhiệm vụ đối phó với các mục tiêu ở tầm thấp hơn. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Chưa hết, do hệ thống này được điều khiển hoàn toàn tự động nên chắc chắn hiệu quả sẽ cao hơn so với cách thức điều khiển và phối hợp thông thường. Các yếu tố lỗi, độ trễ do con người gây ra sẽ hoàn toàn không còn. Nguồn ảnh: Mil.
Trong trường hợp tấn công các mục tiêu là tên lửa hành trình, tên lửa liên lục địa hay thậm chí là máy bay không người lái, các tổ hợp phòng không phối hợp giữa Pantsir-S1 và S-400 có thể tấn công theo nhiều lần liên tục tùy theo đường bay và cao độ của mục tiêu. Thậm chí, hệ thống này có thể tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc với độ chính xác cao, độ trễ thấp và đảm bảo không bỏ sót bất cứ mục tiêu nào. Nguồn ảnh: Mil.
Hiện tại các tổ hợp tên lửa phòng không S-400 và các tổ hợp phòng không Pantsir-S1 đang là hai hệ thống phòng không được đánh giá là hiện đại nhất từ trước đến nay và cả hai tổ hợp này đều nằm trong biên chế của quân đội Nga. Nguồn ảnh: Tube.
Tháng trước, Nga đã tự tin tuyên bố các tên lửa Tomahawk của Mỹ bắn vào Syria đã bị tiêu diệt tới gần 70% bởi các tổ hợp phòng không Pantsir-S của nước này. Tuy nhiên phía Mỹ phủ nhận thông tin trên và cho rằng chỉ khoảng 10% tên lửa Tomahawk bị bắn hạ. Nguồn ảnh: Sputnik.
Việc Nga nâng cấp thêm sức mạnh cho các tổ hợp Pantsir-S1 và S-400 trong tương lai chắc chắn sẽ khiến không quân Mỹ và NATO trở nên lo ngại hơn bao giờ hết vì với hệ thống hiện tại, không quân phương Tây cũng đã "không dám đùa" với phòng không Nga. Nguồn ảnh: Nguồn ảnh: Izvestiya.
Tổ hợp tên lửa phòng không S-400 của Nga được chính thức đưa vào biên chế của nước này từ năm 2007. Trong khi đó, tổ hợp phòng không di động Pantsir-S1 được đưa vào biên chế chính thức từ năm 2012. Nguồn ảnh: Syrianew.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh tổ hợp phòng không Pantsir-S của Nga hạ gục máy bay không người lái của Trung Quốc.