Nhà nghiên cứu người Ai Cập nói trong cuộc trả lời phỏng vấn của RT tiếng Arab rằng, Thổ Nhĩ Kỳ là bên sẽ phải "rút cạn tài nguyên trên đất liền, trên biển và trên không nếu tham gia cuộc chiến".Do khoảng cách địa lý xa mà họ sẽ buộc phải đảm bảo các tuyến hỗ trợ tiếp tế và hậu cần của lực lượng hải quân và không quân với chi phí leo thang đến mức đáng sợ.Ông Al-Kinani nói rằng do có lợi thế về cự ly, các lực lượng vũ trang Ai Cập sẽ chiến đấu gần bờ biển, vùng đất và không phận của họ trong "một môi trường thân thiện".Ưu thế trên mang lại cho quân đội Ai Cập chiều sâu chiến lược trực tiếp tại khu vực phía Đông - Trung tâm Libya, nơi cung cấp cho họ khả năng hình thành những tuyến phòng thủ liên hoàn cực mạnh.Theo ông Kinani, lực lượng vũ trang Ai Cập đã được điều động và di chuyển để sẵn sàng tham chiến và sẽ khiến Thổ Nhĩ Kỳ chịu tổn thất nặng nề khi phải tham gia cuộc chiến xa lãnh thổ của mình.Vị chuyên gia còn lưu ý rằng quân đội Ai Cập có khả năng vượt trội và được trang bị mạnh để bù đắp tổn thất cũng như đảm bảo cung cấp và hỗ trợ hậu cần ở khoảng cách ngắn hơn nhiều so với phía Thổ Nhĩ Kỳ.Điều này làm tăng khó khăn cho nhiệm vụ của hải quân Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng hàng không, họ sẽ không bao giờ có thể tập trung tất cả khả năng chiến đấu của mình trước Ai Cập.Lý do là bởi vì quân đội của họ vẫn phải bảo vệ không phận Thổ Nhĩ Kỳ và khu vực bờ biển kéo dài đến Địa Trung Hải, Aegean, Marmara và Biển Đen trước những đối thủ tiềm năng.Bên cạnh đó, tuyến đường cung cấp từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Libya trong khoảng cách từ 1.500 đến 2.000 km trước đối thủ lớn đó là Hy Lạp cũng luôn tiềm ẩn nguy cơ, khi Athens và Ankara vẫn không ưa gì nhau.Ông Al-Kinani nói thêm, Ai Cập sẽ không can thiệp vào cuộc chiến Libya một cách không rõ ràng mà dựa trên kế hoạch và ước tính vị trí chiến lược được nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau, đi kèm tính hợp pháp được quốc tế công nhận.Trong diễn biến khác, Quân đội Quốc gia Libya (LNA) do Nguyên soái Khalifa Haftar lãnh đạo đã bắt đầu quá trình bảo vệ khu vực Hilal, nơi có nhiều mỏ dầu chiến lược.Nói với Sputnik tiếng Arab, ông Ibrahim Al-Faidi - quan chức của văn phòng truyền thông lực lượng bảo vệ các cơ sở dầu lửa Libya cho biết rằng, theo chỉ thị của Nguyên soái Khalifa Haftar, những khu vực khai thác này sẽ được quan tâm đặc biệt.Theo tuyên bố, những bến cảng cũng như địa điểm khai thác dầu khí đều nằm dưới sự kiểm soát của máy bay chiến đấu thuộc không quân quốc gia Libya.Ông Al-Faidi nói thêm, các đội tuần tra hiện đang thực hiện nhiệm vụ được giao trong khuôn khổ thiết lập an ninh tại khu vực mỏ dầu để bảo vệ khỏi mọi cuộc tấn công dự kiến của các nhóm vũ trang đối lập.Những đội vũ trang này sẽ tiến hành tuần tra và bảo vệ bên ngoài khu vực sản xuất và không can thiệp vào công việc của các công ty nằm bên trong hải cảng và nhà máy.Quan chức LNA chỉ ra rằng họ đã xác nhận sự an toàn của cơ sở khai thác và sản xuất dầu là một "đường màu đỏ" mà đối phương không được phép vượt qua.
Nhà nghiên cứu người Ai Cập nói trong cuộc trả lời phỏng vấn của RT tiếng Arab rằng, Thổ Nhĩ Kỳ là bên sẽ phải "rút cạn tài nguyên trên đất liền, trên biển và trên không nếu tham gia cuộc chiến".
Do khoảng cách địa lý xa mà họ sẽ buộc phải đảm bảo các tuyến hỗ trợ tiếp tế và hậu cần của lực lượng hải quân và không quân với chi phí leo thang đến mức đáng sợ.
Ông Al-Kinani nói rằng do có lợi thế về cự ly, các lực lượng vũ trang Ai Cập sẽ chiến đấu gần bờ biển, vùng đất và không phận của họ trong "một môi trường thân thiện".
Ưu thế trên mang lại cho quân đội Ai Cập chiều sâu chiến lược trực tiếp tại khu vực phía Đông - Trung tâm Libya, nơi cung cấp cho họ khả năng hình thành những tuyến phòng thủ liên hoàn cực mạnh.
Theo ông Kinani, lực lượng vũ trang Ai Cập đã được điều động và di chuyển để sẵn sàng tham chiến và sẽ khiến Thổ Nhĩ Kỳ chịu tổn thất nặng nề khi phải tham gia cuộc chiến xa lãnh thổ của mình.
Vị chuyên gia còn lưu ý rằng quân đội Ai Cập có khả năng vượt trội và được trang bị mạnh để bù đắp tổn thất cũng như đảm bảo cung cấp và hỗ trợ hậu cần ở khoảng cách ngắn hơn nhiều so với phía Thổ Nhĩ Kỳ.
Điều này làm tăng khó khăn cho nhiệm vụ của hải quân Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng hàng không, họ sẽ không bao giờ có thể tập trung tất cả khả năng chiến đấu của mình trước Ai Cập.
Lý do là bởi vì quân đội của họ vẫn phải bảo vệ không phận Thổ Nhĩ Kỳ và khu vực bờ biển kéo dài đến Địa Trung Hải, Aegean, Marmara và Biển Đen trước những đối thủ tiềm năng.
Bên cạnh đó, tuyến đường cung cấp từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Libya trong khoảng cách từ 1.500 đến 2.000 km trước đối thủ lớn đó là Hy Lạp cũng luôn tiềm ẩn nguy cơ, khi Athens và Ankara vẫn không ưa gì nhau.
Ông Al-Kinani nói thêm, Ai Cập sẽ không can thiệp vào cuộc chiến Libya một cách không rõ ràng mà dựa trên kế hoạch và ước tính vị trí chiến lược được nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau, đi kèm tính hợp pháp được quốc tế công nhận.
Trong diễn biến khác, Quân đội Quốc gia Libya (LNA) do Nguyên soái Khalifa Haftar lãnh đạo đã bắt đầu quá trình bảo vệ khu vực Hilal, nơi có nhiều mỏ dầu chiến lược.
Nói với Sputnik tiếng Arab, ông Ibrahim Al-Faidi - quan chức của văn phòng truyền thông lực lượng bảo vệ các cơ sở dầu lửa Libya cho biết rằng, theo chỉ thị của Nguyên soái Khalifa Haftar, những khu vực khai thác này sẽ được quan tâm đặc biệt.
Theo tuyên bố, những bến cảng cũng như địa điểm khai thác dầu khí đều nằm dưới sự kiểm soát của máy bay chiến đấu thuộc không quân quốc gia Libya.
Ông Al-Faidi nói thêm, các đội tuần tra hiện đang thực hiện nhiệm vụ được giao trong khuôn khổ thiết lập an ninh tại khu vực mỏ dầu để bảo vệ khỏi mọi cuộc tấn công dự kiến của các nhóm vũ trang đối lập.
Những đội vũ trang này sẽ tiến hành tuần tra và bảo vệ bên ngoài khu vực sản xuất và không can thiệp vào công việc của các công ty nằm bên trong hải cảng và nhà máy.
Quan chức LNA chỉ ra rằng họ đã xác nhận sự an toàn của cơ sở khai thác và sản xuất dầu là một "đường màu đỏ" mà đối phương không được phép vượt qua.