Ai Cập là một trong những đồng minh chủ chốt của LNA, nhưng lực lượng vũ trang nước này không tham chiến trực tiếp tại Libya như Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy vậy sau những thất bại liên tiếp của Nguyên soái Khalifa Hafta thì Cairo đã buộc phải can dự sâu hơn.Trong ngày 9/6 đã xuất hiện nhiều hình ảnh cho thấy Ai Cập đã đưa các xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams vượt biên giới sang Libya, đồng thời điều động trực thăng vũ trang Mi-24 và AH-64 tham chiến, yểm trợ hỏa lực mặt đất cho LNA.Nhưng không chỉ có vậy, truyền thông khu vực đã ghi nhận sự xuất hiện của tàu đổ bộ trực thăng cỡ lớn (hay còn gọi là tàu sân bay trực thăng) lớp Mistral của hải quân Ai Cập, khi nó tiến vào lãnh hải Libya."Trong khu vực thành phố Mersa Matruh của Ai Cập, nơi một đoàn xe quân sự lớn trước đây được ghi nhận đi về phía biên giới Libya, người ta đã nhìn thấy một tàu sân bay trực thăng lớp Mistral của hải quân Ai Cập"."Sự xuất hiện của con tàu khổng lồ tại địa điểm này và sau đó tiến vào lãnh hải Libya cho thấy sự tích tụ của một nhóm tác chiến lớn", nguồn tin cho biết và đăng tải bức ảnh tương ứng kèm theo.Được biết trong biên chế hải quân Ai Cập có 2 tàu sân bay trực thăng lớp Mistral, đây chính là những con tàu Pháp đóng cho Nga nhưng từ chối bàn giao vì lệnh trừng phạt của phương Tây.Sau khi tiếp nhận lại 2 chiến hạm này, Ai Cập đã mua sắm thêm số lượng lớn trực thăng tấn công AH-64 Apache của Mỹ và Ka-52 Alligator của Nga để triển khai trên boong.Việc tàu Mistral tham chiến với số lượng lớn trực thăng vũ trang hiện đại sẽ cung cấp hỏa lực yểm trợ cực kỳ mạnh mẽ cho đồng minh LNA, có thể giúp họ lật ngược tình thế trên chiến trường.Mistral là lớp tàu đổ bộ tấn công thế hệ mới, chúng có thể được dùng làm tàu chỉ huy, tàu sân bay, hỗ trợ hậu cần, di tản nhân đạo, bệnh viện dã chiến và thực hiện nhiều sứ mệnh khác.Tàu đổ bộ cỡ lớn lớp Mistral có chiều dài 199 m; chiều rộng 32 m; mớn nước 6,3 m; lượng giãn nước đầy tải 21.600 tấn, nó chính là chiến hạm lớn nhất của hải quân Ai Cập.Khoang đổ bộ của Mistral có diện tích lên tới 2.650 m2, chuyên chở được 40 xe tăng chiến đấu chủ lực hoặc xe thiết giáp lưỡng cư, cùng 900 lính thủy đánh bộ.Ngoài ra tàu còn mang được 16 trực thăng hạng nặng, hoặc 35 trực thăng hạng nhẹ, với 6 chiếc có thể hoạt động cùng lúc trên mặt boong.Nếu trang bị thêm dốc nhảy trượt dài 15 - 20 m, Mistral có thể đảm nhiệm vai trò của tàu sân bay hạng nhẹ, đáp ứng việc triển khai các máy bay cất hạ cánh thẳng đứng hoặc đường băng ngắn kiểu AV-8B Harrier và F-35B.Hệ thống phòng vệ của Mistral gồm 2 tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn MBDA Simbad, 2 pháo phòng không hải quân Breda-Mauser cỡ 30 mm và 4 súng máy hạng nặng 12,7 mm.Mistral có thể dùng làm tàu chỉ huy và điều khiển với một trung tâm điều hành tác chiến rộng 850 m2. Thông tin từ các thiết bị thu nhận của tàu được tập trung vào hệ thống SENIT-9 cực kỳ tinh vi.
Ai Cập là một trong những đồng minh chủ chốt của LNA, nhưng lực lượng vũ trang nước này không tham chiến trực tiếp tại Libya như Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy vậy sau những thất bại liên tiếp của Nguyên soái Khalifa Hafta thì Cairo đã buộc phải can dự sâu hơn.
Trong ngày 9/6 đã xuất hiện nhiều hình ảnh cho thấy Ai Cập đã đưa các xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams vượt biên giới sang Libya, đồng thời điều động trực thăng vũ trang Mi-24 và AH-64 tham chiến, yểm trợ hỏa lực mặt đất cho LNA.
Nhưng không chỉ có vậy, truyền thông khu vực đã ghi nhận sự xuất hiện của tàu đổ bộ trực thăng cỡ lớn (hay còn gọi là tàu sân bay trực thăng) lớp Mistral của hải quân Ai Cập, khi nó tiến vào lãnh hải Libya.
"Trong khu vực thành phố Mersa Matruh của Ai Cập, nơi một đoàn xe quân sự lớn trước đây được ghi nhận đi về phía biên giới Libya, người ta đã nhìn thấy một tàu sân bay trực thăng lớp Mistral của hải quân Ai Cập".
"Sự xuất hiện của con tàu khổng lồ tại địa điểm này và sau đó tiến vào lãnh hải Libya cho thấy sự tích tụ của một nhóm tác chiến lớn", nguồn tin cho biết và đăng tải bức ảnh tương ứng kèm theo.
Được biết trong biên chế hải quân Ai Cập có 2 tàu sân bay trực thăng lớp Mistral, đây chính là những con tàu Pháp đóng cho Nga nhưng từ chối bàn giao vì lệnh trừng phạt của phương Tây.
Sau khi tiếp nhận lại 2 chiến hạm này, Ai Cập đã mua sắm thêm số lượng lớn trực thăng tấn công AH-64 Apache của Mỹ và Ka-52 Alligator của Nga để triển khai trên boong.
Việc tàu Mistral tham chiến với số lượng lớn trực thăng vũ trang hiện đại sẽ cung cấp hỏa lực yểm trợ cực kỳ mạnh mẽ cho đồng minh LNA, có thể giúp họ lật ngược tình thế trên chiến trường.
Mistral là lớp tàu đổ bộ tấn công thế hệ mới, chúng có thể được dùng làm tàu chỉ huy, tàu sân bay, hỗ trợ hậu cần, di tản nhân đạo, bệnh viện dã chiến và thực hiện nhiều sứ mệnh khác.
Tàu đổ bộ cỡ lớn lớp Mistral có chiều dài 199 m; chiều rộng 32 m; mớn nước 6,3 m; lượng giãn nước đầy tải 21.600 tấn, nó chính là chiến hạm lớn nhất của hải quân Ai Cập.
Khoang đổ bộ của Mistral có diện tích lên tới 2.650 m2, chuyên chở được 40 xe tăng chiến đấu chủ lực hoặc xe thiết giáp lưỡng cư, cùng 900 lính thủy đánh bộ.
Ngoài ra tàu còn mang được 16 trực thăng hạng nặng, hoặc 35 trực thăng hạng nhẹ, với 6 chiếc có thể hoạt động cùng lúc trên mặt boong.
Nếu trang bị thêm dốc nhảy trượt dài 15 - 20 m, Mistral có thể đảm nhiệm vai trò của tàu sân bay hạng nhẹ, đáp ứng việc triển khai các máy bay cất hạ cánh thẳng đứng hoặc đường băng ngắn kiểu AV-8B Harrier và F-35B.
Hệ thống phòng vệ của Mistral gồm 2 tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn MBDA Simbad, 2 pháo phòng không hải quân Breda-Mauser cỡ 30 mm và 4 súng máy hạng nặng 12,7 mm.
Mistral có thể dùng làm tàu chỉ huy và điều khiển với một trung tâm điều hành tác chiến rộng 850 m2. Thông tin từ các thiết bị thu nhận của tàu được tập trung vào hệ thống SENIT-9 cực kỳ tinh vi.