Được phép của Bộ Quốc phòng Việt Nam, ngày 1-6, đoàn tàu của Hải quân Pháp gồm tàu chỉ huy và đổ bộ Dixmude do Đại tá hải quân Jean Porcher chỉ huy cùng tàu hộ tống Surcouf do nữ trung tá Christine Ribbe đứng đầu, với tổng số 713 sĩ quan, thủy thủ, bắt đầu chuyến thăm TP.HCM trong 5 ngày. Ảnh: Duy Linh.Do trọng tải lớn nên tàu chỉ huy và đổ bộ Dixmude neo đậu tại cảng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tàu hộ tống Surcouf cập cảng TP.HCM. Cận cảnh đuôi tàu Dixmude, một số khoang được thiết kế mở và để sẵn xuồng cao tốc nhằm tăng tính cơ động trong các trường hợp như giải cứu trên biển. Ảnh: Duy Linh.Đây là lần thứ 3 một tàu sân bay trực thăng lớp Mistral của Pháp thăm Việt Nam. Hai tàu Dixmude và Surcouf lần này đến Việt Nam trong khuôn khổ Chiến dịch Jeanne d’Arc, một chương trình đào tạo tác chiến của một đơn vị thủy quân lục chiến xung quanh tàu đổ bộ và chỉ huy Dixmude. Thượng tầng của tàu Dixmude. Con tàu dài 199m và có lượng choán nước 21.600 tấn này có chiều cao tới 30m, tương đương một tòa nhà 10 tầng. Tàu được biên chế vào năm 2012 và được thành phố Marseille hỗ trợ tài chính kể từ tháng 1-2017. Ảnh: Duy Linh.Đoàn tàu khởi hành từ ngày 26-2, tại Toulon (Pháp) và đã ghé qua nhiều nước trước khi đến Việt Nam nhằm tăng cường hợp tác quốc tế; đào tạo tác chiến thực tế cho 131 sĩ quan tham gia khóa học. Sau khi thăm Việt Nam, hai tàu chiến của Pháp sẽ ghé Singapore trước khi trở về Pháp. Thủy thủ đoàn của tàu đổ bộ trực thăng Dixmude gồm 209 người bao gồm 31 phụ nữ. Toàn bộ thủy thủ đoàn còn khá trẻ, với độ tuổi trung bình là 32. Ảnh: Duy Linh.Việc tham gia Chiến dịch Jeanne d'Arc khiến số lượng thủy thủ của tàu tăng đột biến. Tổng số thủy thủ của tàu Dixmude và Surcouf đến Việt Nam lần này là hơn 700 người. Ảnh: Duy Linh.Lối đi bên trong tàu Dixmude thoạt nhìn qua tưởng như bên trong một tòa nhà nào đó. Ảnh: Duy Linh.Khoang chứa tàu đổ bộ lưỡng cư và xuồng cao tốc của tàu Dixmude. Mỗi tàu lớp Mistral như tàu Dixmude có thể mang tối đa 4 tàu đổ bộ lưỡng cư. Ảnh: Duy Linh.Khoang này nằm ở đuôi tàu và được thiết kế với cửa mở. Trong trường hợp muốn đổ bộ, tàu sẽ được chủ động làm ngập một phần khoang đuôi, cửa sẽ được mở để các tàu này có thể tự bơi ra ngoài với các xe bọc thép hoặc 450 lính thủy quân lục chiến đầy đủ trang bị bên trong. Ảnh: Duy Linh.Trực thăng Wildcat của Hải quân Hoàng gia Anh (cùng tham gia chiến dịch) trong khoang chứa máy bay. Với diện tích sàn lên tới 1.800m2, tàu Dixmude có thể mang theo tối đa 16 trực thăng hạng nặng như NH90 hoặc Tiger. Ảnh: Duy Linh.Tuy nhiên, trong chiến dịch Jeanne d'Arc 2018, tàu Dixmude chỉ mang theo 5 trực thăng bao gồm một chiếc Alouette III làm nhiệm vụ cảnh giới và liên lạc trên không, 2 trực thăng Gazelle của Lục quân Pháp và 2 trực thăng Wildcat của Hải quân Hoàng gia Anh. Theo lời giới thiệu của người hướng dẫn, chiếc Alouette III mà tàu Dixmude mang theo đã hơn 50 tuổi nhưng vẫn "bay tốt như chuồn chuồn". Ảnh: Duy Linh.Khu vực bệnh viện của tàu Dixmude có tổng diện tích khoảng 750 m2 bao gồm 2 phòng phẫu thuật, 1 phòng X-quang, 1 phòng nha khoa, 1 máy scan CT và 69 giường bệnh. Ảnh: Duy Linh.Trong trường hợp cần thiết như tham gia cứu hộ nhân đạo thảm họa và thiên tai, số giường bệnh trên tàu có thể được mở rộng lên con số 100 bằng cách trưng dụng một phần khoang chứa máy bay trực thăng. Ảnh: Duy Linh.Cận cảnh phòng phẫu thuật trên tàu. Trong khi việc di chuyển lên xuống các khoang tàu phải qua nhiều đường hẹp có nhiều cầu thang, bệnh viện và khoang chứa máy bay được bố trí ngay sát nhau để đảm bảo sự nhanh chóng trong trường hợp trực thăng chuyển đến bệnh nhân cần chữa trị gấp. Ảnh: Duy Linh.Một phòng làm việc trên tàu Dixmude. Ảnh: Duy Linh.Đài chỉ huy của tàu Dixmude nhìn từ mặt boong tàu. Ảnh: Duy Linh.Boong tàu nhìn từ đài chỉ huy. Tàu Dixmude có 6 điểm hạ cánh dành cho trực thăng trên mặt boong. Trong trường hợp cần thiết, mặt boong có thể gia cố đặc biệt để tiếp nhận các tiêm kích lên thẳng như F-35 của Mỹ. Ảnh: Duy Linh.Một nữ sĩ quan quan sát xung quanh từ đài chỉ huy. Dù cập cảng nhưng trên tàu Dixmude luôn có các binh sĩ thường xuyên túc trực và làm nhiệm vụ cảnh giới. Ảnh: Duy Linh.Có khá nhiều nữ sĩ quan và binh sĩ trên tàu Dixmude, chiếm khoảng 15% thủy thủ đoàn. Có người là những học viên đã từng trưởng thành từ các chuyến đi biển huấn luyện dài ngày như Chiến dịch Jeanne d'Arc. Ảnh: Duy Linh.Các trang thiết bị trong đài chỉ huy của tàu Dixmude còn rất mới và hiện đại. Ảnh: Duy Linh.Hoàng hôn khuất sau tàu Dixmude. Ảnh: Duy Linh.
Được phép của Bộ Quốc phòng Việt Nam, ngày 1-6, đoàn tàu của Hải quân Pháp gồm tàu chỉ huy và đổ bộ Dixmude do Đại tá hải quân Jean Porcher chỉ huy cùng tàu hộ tống Surcouf do nữ trung tá Christine Ribbe đứng đầu, với tổng số 713 sĩ quan, thủy thủ, bắt đầu chuyến thăm TP.HCM trong 5 ngày. Ảnh: Duy Linh.
Do trọng tải lớn nên tàu chỉ huy và đổ bộ Dixmude neo đậu tại cảng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tàu hộ tống Surcouf cập cảng TP.HCM. Cận cảnh đuôi tàu Dixmude, một số khoang được thiết kế mở và để sẵn xuồng cao tốc nhằm tăng tính cơ động trong các trường hợp như giải cứu trên biển. Ảnh: Duy Linh.
Đây là lần thứ 3 một tàu sân bay trực thăng lớp Mistral của Pháp thăm Việt Nam. Hai tàu Dixmude và Surcouf lần này đến Việt Nam trong khuôn khổ Chiến dịch Jeanne d’Arc, một chương trình đào tạo tác chiến của một đơn vị thủy quân lục chiến xung quanh tàu đổ bộ và chỉ huy Dixmude. Thượng tầng của tàu Dixmude. Con tàu dài 199m và có lượng choán nước 21.600 tấn này có chiều cao tới 30m, tương đương một tòa nhà 10 tầng. Tàu được biên chế vào năm 2012 và được thành phố Marseille hỗ trợ tài chính kể từ tháng 1-2017. Ảnh: Duy Linh.
Đoàn tàu khởi hành từ ngày 26-2, tại Toulon (Pháp) và đã ghé qua nhiều nước trước khi đến Việt Nam nhằm tăng cường hợp tác quốc tế; đào tạo tác chiến thực tế cho 131 sĩ quan tham gia khóa học. Sau khi thăm Việt Nam, hai tàu chiến của Pháp sẽ ghé Singapore trước khi trở về Pháp. Thủy thủ đoàn của tàu đổ bộ trực thăng Dixmude gồm 209 người bao gồm 31 phụ nữ. Toàn bộ thủy thủ đoàn còn khá trẻ, với độ tuổi trung bình là 32. Ảnh: Duy Linh.
Việc tham gia Chiến dịch Jeanne d'Arc khiến số lượng thủy thủ của tàu tăng đột biến. Tổng số thủy thủ của tàu Dixmude và Surcouf đến Việt Nam lần này là hơn 700 người. Ảnh: Duy Linh.
Lối đi bên trong tàu Dixmude thoạt nhìn qua tưởng như bên trong một tòa nhà nào đó. Ảnh: Duy Linh.
Khoang chứa tàu đổ bộ lưỡng cư và xuồng cao tốc của tàu Dixmude. Mỗi tàu lớp Mistral như tàu Dixmude có thể mang tối đa 4 tàu đổ bộ lưỡng cư. Ảnh: Duy Linh.
Khoang này nằm ở đuôi tàu và được thiết kế với cửa mở. Trong trường hợp muốn đổ bộ, tàu sẽ được chủ động làm ngập một phần khoang đuôi, cửa sẽ được mở để các tàu này có thể tự bơi ra ngoài với các xe bọc thép hoặc 450 lính thủy quân lục chiến đầy đủ trang bị bên trong. Ảnh: Duy Linh.
Trực thăng Wildcat của Hải quân Hoàng gia Anh (cùng tham gia chiến dịch) trong khoang chứa máy bay. Với diện tích sàn lên tới 1.800m2, tàu Dixmude có thể mang theo tối đa 16 trực thăng hạng nặng như NH90 hoặc Tiger. Ảnh: Duy Linh.
Tuy nhiên, trong chiến dịch Jeanne d'Arc 2018, tàu Dixmude chỉ mang theo 5 trực thăng bao gồm một chiếc Alouette III làm nhiệm vụ cảnh giới và liên lạc trên không, 2 trực thăng Gazelle của Lục quân Pháp và 2 trực thăng Wildcat của Hải quân Hoàng gia Anh. Theo lời giới thiệu của người hướng dẫn, chiếc Alouette III mà tàu Dixmude mang theo đã hơn 50 tuổi nhưng vẫn "bay tốt như chuồn chuồn". Ảnh: Duy Linh.
Khu vực bệnh viện của tàu Dixmude có tổng diện tích khoảng 750 m2 bao gồm 2 phòng phẫu thuật, 1 phòng X-quang, 1 phòng nha khoa, 1 máy scan CT và 69 giường bệnh. Ảnh: Duy Linh.
Trong trường hợp cần thiết như tham gia cứu hộ nhân đạo thảm họa và thiên tai, số giường bệnh trên tàu có thể được mở rộng lên con số 100 bằng cách trưng dụng một phần khoang chứa máy bay trực thăng. Ảnh: Duy Linh.
Cận cảnh phòng phẫu thuật trên tàu. Trong khi việc di chuyển lên xuống các khoang tàu phải qua nhiều đường hẹp có nhiều cầu thang, bệnh viện và khoang chứa máy bay được bố trí ngay sát nhau để đảm bảo sự nhanh chóng trong trường hợp trực thăng chuyển đến bệnh nhân cần chữa trị gấp. Ảnh: Duy Linh.
Một phòng làm việc trên tàu Dixmude. Ảnh: Duy Linh.
Đài chỉ huy của tàu Dixmude nhìn từ mặt boong tàu. Ảnh: Duy Linh.
Boong tàu nhìn từ đài chỉ huy. Tàu Dixmude có 6 điểm hạ cánh dành cho trực thăng trên mặt boong. Trong trường hợp cần thiết, mặt boong có thể gia cố đặc biệt để tiếp nhận các tiêm kích lên thẳng như F-35 của Mỹ. Ảnh: Duy Linh.
Một nữ sĩ quan quan sát xung quanh từ đài chỉ huy. Dù cập cảng nhưng trên tàu Dixmude luôn có các binh sĩ thường xuyên túc trực và làm nhiệm vụ cảnh giới. Ảnh: Duy Linh.
Có khá nhiều nữ sĩ quan và binh sĩ trên tàu Dixmude, chiếm khoảng 15% thủy thủ đoàn. Có người là những học viên đã từng trưởng thành từ các chuyến đi biển huấn luyện dài ngày như Chiến dịch Jeanne d'Arc. Ảnh: Duy Linh.
Các trang thiết bị trong đài chỉ huy của tàu Dixmude còn rất mới và hiện đại. Ảnh: Duy Linh.
Hoàng hôn khuất sau tàu Dixmude. Ảnh: Duy Linh.