Tuyên bố được vị Tư lệnh Lực lượng Phòng không Không quân của Quân đội Iran đưa ra khi nói về cuộc diễn tập tấn công giả định vào phòng không Tehran của Mỹ và Iran bằng tiêm kích tàng hình F-35 diễn ra hồi giữa tháng 7/2019.
"Với năng lực hiện có, lực lượng phòng thủ Iran có thể phát hiện, tiêu diệt nhiều loại máy bay tàng hình khác nhau. Và đây chỉ là một phần nằm trong sức mạnh của IRGC.
Khả năng phòng thủ của chúng tôi đủ mạnh để khiến cho kể thù hiểu rằng họ đã tham gia vào cuộc chiến với một lực lượng hùng mạnh và họ sẽ bị thiệt hại nghiêm trọng. Chính vì vậy, chúng tôi không quan tâm đó là F-35 hay F bao nhiêu, tất cả đều sẽ bị tiêu diệt nếu gây hấn với Iran", ông Fard tự tin tuyên bố.
|
Hệ thống S-300PMU2 Iran khai hỏa. |
Dù tướng Fard không nêu cụ thể hệ thống vũ khí khí tài nào mạng lại chiếc ô phòng thủ an toàn cho Iran nhưng hãng thông tấn ISNA của Tehran tiết lộ, hiện nay lực lượng phòng thủ nước này đang sở hữu mạng lưới radar cực tối tân có thể khiến mục tiêu tàng hình lộ diện.
Ngay từ năm 2014, hệ thống radar chống tàng hình Ghadir đã được triển khai trong thành phần tác chiến của Lực lượng Vệ binh Quốc gia Iran tại thành phố Garmsar. Đây là hệ thống radar có tầm quét mục tiêu xa tới trên 1.100km và hoạt động ở trần 300km.
Loại radar này được thiết kế và chế tạo nhằm phát hiện các mục tiêu trên không, máy bay tàng hình như F-22, F-35 và cả oanh tạc cơ B-2. Ngoài ra, Ghadir còn phát hiện tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo cũng như các vệ tinh bay quỹ đạo thấp.
Ngoài Ghadir, hồi tháng 12/2013, Iran cũng đã đưa vào biên chế một loại radar mới có thể giám sát đồng thời 100 mục tiêu khác nhau. Chuẩn tướng Farzad Esmaeili nhấn mạnh, hệ thống radar nội địa "đầy sức mạnh" mang tên Arash có khả năng phát hiện tầm xa hiệu quả, sẽ giúp cải thiện khả năng phát hiện của mạng lưới phòng không tích hợp của Iran.
Arash sẽ tăng cường sức mạnh của hệ thống radar phòng thủ của nước này tại tất cả các băng tần VHF, UHF và HF. Với những hệ thống radar tối tân hiện có, chúng đủ khả năng phát hiện những mục tiêu tàng hình như F-35 ở khoảng cách an toàn và chuyển thông tin đến hệ thống phòng không với thành phần chính là S-300PMU2 để ngăn chặn.
ISNA khẳng định rằng, với sự phối hợp tác chiến của những vũ khí - khí tài tối tân hiện có, Iran có thể bẻ gãy mọi cuộc tấn công đường không từ bên ngoài nhằm vào lãnh thổ Iran, kể cả mục tiêu tàng hình.
Video Tên lửa S-300PMU1 Việt Nam triển khai chiến đấu thế nào? - Nguồn: Trương Thanh Hồng@Youtube