Có thể khẳng định một điều rằng chiến lược Blitzkrieg (chiến tranh chớp nhoáng) là tinh hoa của nghệ thuật Quân sự Đức thời thế chiến thứ hai, khi mà cả phe Đồng Minh còn đang cố gắng xây dựng các tuyến phòng thủ theo phong cách thế chiến nhất thì chiến thuật hiện đại, nguy hiểm và cơ giới hóa này chính là "quả tên lửa" đưa Quân đội Đức lên đỉnh vinh quang, nhưng chính nó cũng đã khiến phía Đức phải thất bại trong ê chề, nhục nhã. Nguồn ảnh: Gravestone.Nói một cách ngắn gọn, chiến lược Blitzkrieg của Quân đội Đức sẽ sử dụng một số lượng quân lớn, khí tài và trang bị hiện đại, đánh vào một điểm duy nhất trên toàn tuyến phòng thủ của đối phương, chọc xuyên qua thật sâu, sau đó hội quân lại một điểm ở phía sau tạo thành một hành lang tỏa ra cắt đứt đường hậu cần và tiêu diệt hoặc bắt lực lượng đối phương bị chia cắt phải đầu hàng. Ảnh: Hai mũi tên biểu hiện cho 2 mũi đột phát trong chiến thuật Blitzkrieg. Nguồn ảnh: Weapon.Chiến thuật này tận dụng tối đa lợi thế quân lực tập trung, số lượng áp đảo của lực lượng tấn công thay vì phải dàn trải quân số trên suốt tuyến phòng thủ một cách thụ động, tuy nhiên nó cũng có một vài điểm yếu "chí tử" không thể khắc phục được. Nguồn ảnh: DirtypawsĐiểm yếu đầu tiên, nó đòi hỏi quân đội phải được trang bị thật hiện đại với tính cơ giới hóa cao, do cần phải vượt qua tuyến phòng thủ của đối phương càng nhanh càng tốt nên cần có lực lượng thiết giáp đông áp đảo, tạo thành một "bức tường thép" xuyên thủng hệ thống boongke, giao thông hào của đối phương thật nhanh chóng. Nguồn ảnh: Paradox.Với số lượng xe tăng và thiết giáp cực kỳ hùng mạnh của mình giai đoạn trước chiến tranh, Quân đội Đức Phát Xít thừa khả năng sử dụng chiến thuật này với số lượng lớn. Tuy nhiên cần tránh nhầm lẫn chiến lược Blitzkrieg này với chiến thuật "biển tăng" thường thấy của Liên Xô giai đoạn cuối chiến tranh. Nguồn ảnh: WW2history.Trong giai đoạn đầu của thế chiến thứ hai, các loại súng chống tăng dành cho bộ binh vẫn chưa được phát triển, phần lớn chỉ là các súng trường chống tăng cỡ đạn 12,7 ly, không thể đủ để cản được bước tiến như vũ bão của lực lượng thiết giáp này. Đây cũng chính là lý do tại sao sau thế chiến hai, khi mà các loại vũ khí chống tăng cho bộ binh được phát triển rất mạnh thì gần như ngay lập tức Blitzkrieg bị "bỏ xó" vì vô dụng. Nguồn ảnh: Youtube.Thứ hai, chiến lược chiến tranh này đòi hỏi phải có một lượng thông tin tình báo ở mức chiến lược, theo đó các sỹ quan Đức cần nắm trong tay được ít nhất là số lượng quân dự bị phía sau tuyến phòng thủ của đối phương để có thể đưa đủ lực lượng tấn công "ngang cơ" vượt qua tuyến phòng thủ để chặn hậu quân địch. Nguồn ảnh: WW2today.Cuối cùng, chiến lược này cần có lực lượng bộ binh cơ giới hóa thật cao để có đủ tốc độ theo sát được bước tiến nhanh của lực lượng thiết giáp, chính vì lý do đó mà Quân đội Đức trong thế chiến thứ hai có rất nhiều sư đoàn xe gắn máy. Nguồn ảnh: Emaze.Hoặc "bét" nhất cũng phải là xe đạp, bộ binh với trang bị hàng chục kilogram trên lưng khó có thể chạy bộ theo bước tiến với tốc độ ít nhất cũng 30km.h của lực lượng thiết giáp được. Nguồn ảnh: Taringa.Kỵ binh Đức cũng tham gia vào thế chiến thứ hai nhằm đảm bảo tốc độ hành quân và chi viện nhanh nhất có thể cho lực lượng tiến công. Nguồn ảnh: Rarehistory.Tuy nhiên, Blitzkrieg lại có một điểm yếu chí từ mà về sau phía Liên Xô đã tận dụng triệt để và đánh bại những đội quân hùng mạnh nhất của Đức, điểm yếu đó chính là ở hành lang an toàn được lực lượng tiên phong mở đường xuyên qua hàng phòng thủ của đối phương. Nguồn ảnh: Wikipedia.Như trong hình minh họa, nếu lực lượng phòng thủ "nhả" cho phần lớn lực lượng tiến công lọt qua tuyến phòng thủ một cách dễ dàng sau đó dựng lại tuyến phòng thủ (khoanh tròn đỏ) không cho lực lượng tiếp viện của đối phương xuyên qua thì khi đó lực lượng tiến công (khoanh tròn xanh) sẽ bị "gậy ông đập lưng ông", thay vì bao vây đối phương lại rơi vào tình cảnh bị bao vây và hoặc phải mở đường máu thoát ra, hoặc bị tiêu diệt, đầu hàng. Nguồn ảnh: Weapon.
Có thể khẳng định một điều rằng chiến lược Blitzkrieg (chiến tranh chớp nhoáng) là tinh hoa của nghệ thuật Quân sự Đức thời thế chiến thứ hai, khi mà cả phe Đồng Minh còn đang cố gắng xây dựng các tuyến phòng thủ theo phong cách thế chiến nhất thì chiến thuật hiện đại, nguy hiểm và cơ giới hóa này chính là "quả tên lửa" đưa Quân đội Đức lên đỉnh vinh quang, nhưng chính nó cũng đã khiến phía Đức phải thất bại trong ê chề, nhục nhã. Nguồn ảnh: Gravestone.
Nói một cách ngắn gọn, chiến lược Blitzkrieg của Quân đội Đức sẽ sử dụng một số lượng quân lớn, khí tài và trang bị hiện đại, đánh vào một điểm duy nhất trên toàn tuyến phòng thủ của đối phương, chọc xuyên qua thật sâu, sau đó hội quân lại một điểm ở phía sau tạo thành một hành lang tỏa ra cắt đứt đường hậu cần và tiêu diệt hoặc bắt lực lượng đối phương bị chia cắt phải đầu hàng. Ảnh: Hai mũi tên biểu hiện cho 2 mũi đột phát trong chiến thuật Blitzkrieg. Nguồn ảnh: Weapon.
Chiến thuật này tận dụng tối đa lợi thế quân lực tập trung, số lượng áp đảo của lực lượng tấn công thay vì phải dàn trải quân số trên suốt tuyến phòng thủ một cách thụ động, tuy nhiên nó cũng có một vài điểm yếu "chí tử" không thể khắc phục được. Nguồn ảnh: Dirtypaws
Điểm yếu đầu tiên, nó đòi hỏi quân đội phải được trang bị thật hiện đại với tính cơ giới hóa cao, do cần phải vượt qua tuyến phòng thủ của đối phương càng nhanh càng tốt nên cần có lực lượng thiết giáp đông áp đảo, tạo thành một "bức tường thép" xuyên thủng hệ thống boongke, giao thông hào của đối phương thật nhanh chóng. Nguồn ảnh: Paradox.
Với số lượng xe tăng và thiết giáp cực kỳ hùng mạnh của mình giai đoạn trước chiến tranh, Quân đội Đức Phát Xít thừa khả năng sử dụng chiến thuật này với số lượng lớn. Tuy nhiên cần tránh nhầm lẫn chiến lược Blitzkrieg này với chiến thuật "biển tăng" thường thấy của Liên Xô giai đoạn cuối chiến tranh. Nguồn ảnh: WW2history.
Trong giai đoạn đầu của thế chiến thứ hai, các loại súng chống tăng dành cho bộ binh vẫn chưa được phát triển, phần lớn chỉ là các súng trường chống tăng cỡ đạn 12,7 ly, không thể đủ để cản được bước tiến như vũ bão của lực lượng thiết giáp này. Đây cũng chính là lý do tại sao sau thế chiến hai, khi mà các loại vũ khí chống tăng cho bộ binh được phát triển rất mạnh thì gần như ngay lập tức Blitzkrieg bị "bỏ xó" vì vô dụng. Nguồn ảnh: Youtube.
Thứ hai, chiến lược chiến tranh này đòi hỏi phải có một lượng thông tin tình báo ở mức chiến lược, theo đó các sỹ quan Đức cần nắm trong tay được ít nhất là số lượng quân dự bị phía sau tuyến phòng thủ của đối phương để có thể đưa đủ lực lượng tấn công "ngang cơ" vượt qua tuyến phòng thủ để chặn hậu quân địch. Nguồn ảnh: WW2today.
Cuối cùng, chiến lược này cần có lực lượng bộ binh cơ giới hóa thật cao để có đủ tốc độ theo sát được bước tiến nhanh của lực lượng thiết giáp, chính vì lý do đó mà Quân đội Đức trong thế chiến thứ hai có rất nhiều sư đoàn xe gắn máy. Nguồn ảnh: Emaze.
Hoặc "bét" nhất cũng phải là xe đạp, bộ binh với trang bị hàng chục kilogram trên lưng khó có thể chạy bộ theo bước tiến với tốc độ ít nhất cũng 30km.h của lực lượng thiết giáp được. Nguồn ảnh: Taringa.
Kỵ binh Đức cũng tham gia vào thế chiến thứ hai nhằm đảm bảo tốc độ hành quân và chi viện nhanh nhất có thể cho lực lượng tiến công. Nguồn ảnh: Rarehistory.
Tuy nhiên, Blitzkrieg lại có một điểm yếu chí từ mà về sau phía Liên Xô đã tận dụng triệt để và đánh bại những đội quân hùng mạnh nhất của Đức, điểm yếu đó chính là ở hành lang an toàn được lực lượng tiên phong mở đường xuyên qua hàng phòng thủ của đối phương. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Như trong hình minh họa, nếu lực lượng phòng thủ "nhả" cho phần lớn lực lượng tiến công lọt qua tuyến phòng thủ một cách dễ dàng sau đó dựng lại tuyến phòng thủ (khoanh tròn đỏ) không cho lực lượng tiếp viện của đối phương xuyên qua thì khi đó lực lượng tiến công (khoanh tròn xanh) sẽ bị "gậy ông đập lưng ông", thay vì bao vây đối phương lại rơi vào tình cảnh bị bao vây và hoặc phải mở đường máu thoát ra, hoặc bị tiêu diệt, đầu hàng. Nguồn ảnh: Weapon.