Khi nhắc đến Chiến tranh chớp nhoáng (Blitzkrieg) của Quân đội Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, không thể không nói đến mẫu xe tăng gắn liền với học thuyết quân sự này đó chính là Panzer II (Panzerkampfwagen II). Nói đến đây nhiều người sẽ nghĩ rằng Panzer II là một mẫu siêu tăng nào đó của Đức nhưng hoàn toàn ngược lại nó chỉ là một chiếc xe tăng thông thường và cũng không sở hữu quá nhiều điểm nổi trội. Nguồn ảnh: arms-expo.Panzer II là mẫu xe tăng hạng nhẹ do Đức chế tạo và được sử dụng rộng rãi trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nếu so sánh nó với các dòng xe tăng cùng thời khác, xe tăng Panzer II hoàn toàn thua kém về mọi mặt từ trang bị hỏa lực cho đến giáp bảo vệ nhưng kết quả trên chiến trường lại chứng minh điều ngược lại. Và thành công của Panzer II đến từ chính cách người Đức sử dụng chiếc xe tăng này. Nguồn ảnh: arms-expo.Có một sự thật là tăng Panzer II chỉ là một phương án “chữa cháy” của Quân đội Đức vào năm 1934 khi kế hoạch phát triển các dòng xe tăng hạng trung như Panzer III và Panzer IV đang bị trì hoãn do lỗi thiết kế. Mặt khác Đức cũng đang ráo riết xây dựng lại quân đội do đó nhu cầu về xe tăng cũng rất lớn. Nguồn ảnh: arms-expo.Hầu hết các dòng xe tăng chính của Đức trong giai đoạn này đều được phát triển để phù hợp với học thuyết Blitzkrieg với điểm nhấn là khả năng cơ động. Theo đó, mẫu xe tăng mới phải có tốc độ di chuyển nhanh, vũ khí trung bình và có trọng lượng nhẹ. Kết quả cuối cùng chính là sự ra đời của Panzer II. Nguồn ảnh: arms-expo.Nhằm đáp ứng yêu cầu tiến độ bàn giao cho Quân đội Đức các kỹ sư Đức đã sử dụng lại một phần thiết kế của Panzer I lên trên Panzer II, khi nó được thay đổi một phần thiết kế khung gầm, tăng giáp và cải thiện sức mạnh hỏa lực với pháo 20mm. Đến năm 1935, xe tăng hạng nhẹ Panzer II được đưa vào sản xuất hàng loạt và quá trình này phải mất tới 18 tháng để chuẩn bị. Nguồn ảnh: arms-expo.Dù sở hữu thiết kế không thực sự tốt nhưng Panzer II lại tạo tiền đề để Đức tiếp tục phát triển các dòng xe tăng chiến đấu chủ lực của mình sau này. Bản thân Panzer II cũng mang trên mình sự thay đổi lớn về mặt thiết kế so với các dòng xe tăng cùng thời với mục đích chính là giúp kíp chiến đấu vận hành nó một cách hiệu quả nhất có thể. Nguồn ảnh: arms-expo.Đầu tiên ta sẽ nói về phần giáp của Panzer II, dĩ nhiên là để có khả năng cơ động thì Panzer II không thể sở hữu lớp giáp quá dày do đó nó chỉ có lớp thép bảo vệ dày từ 5-14.5mm ở các biến thể Panzer II Ausf.A/B và C. Với lớp giáp này chiếc xe tăng chỉ có thể chống lại một số loại đạn bộ binh hay pháo chống tăng cỡ nhỏ. Nguồn ảnh: arms-expo.Qua các biến thể Panzer II tiếp theo các kỹ sư Đức chú trọng hơn vào khả năng phòng vệ của xe tăng nhất là ở các biến thể Panzer II Ausf. D trở về sau với lớp giáp chính được tăng lên đáng kể. Với 35mm ở lớp giáp chính phía trước và hai bên sườn là 20mm, các biến thể này đều được hoàn thiện trước khi CTTG 2 nổ ra và người Đức đã sẵn sàng cho cuộc chiến. Nguồn ảnh: arms-expo.Dẫu với lớp giáp trên Panzer II vẫn có thể bị bắn hạ dễ dàng bởi các dòng pháo chống tăng thông thường nhưng Quân đội Đức vẫn thực sự hài lòng về nó. Trong ảnh là vị trí lái xe trên Panzer II nó có thiết kế thực sự mở cho phép lái xe có thể quan sát toàn bộ xung quanh những đảm bảo yếu tố an toàn, ngay cả khi toàn bộ cửa sập đóng lại thì họ vẫn có thể quan sát được bên ngoài. Nguồn ảnh: arms-expo.Kiểu thiết kế này khó có thể tìm thấy ở các dòng xe tăng hạng nhẹ cùng thời với Panzer II khi hầu hết chúng đều không hướng tới sự tiện dụng cho kíp chiến đấu mà chỉ chú trọng vào vũ khí, giáp và khả năng cơ động. Điều này góp một phần không nhỏ vào khả năng tác chiến của Panzer II trên chiến trường. Nguồn ảnh: arms-expo.Để vận hành chiếc xe tăng này cũng chỉ cần tới ba binh sĩ khi nhiệm vụ của kíp chiến đấu được tối ưu hóa trên Panzer II, theo đó chỉ huy xe sẽ kiêm luôn pháo thủ, vị trí nạp đạn đảm nhiệm cả phần điện đàm và cuối cùng là lái xe. Toàn bộ những chiếc tăng hạng nhẹ Panzer II đều được trang bị thiết bị liên lạc vô tuyến nhằm kết nối toàn bộ các xe thành một đội hình thống nhất có thể thay thế cho nhau khi cần thiết. Nguồn ảnh: arms-expo.Cận cảnh phần giáp sườn của Panzer II với độ dày khoảng 20mm nhưng thiết kế bên trong xe lại không quá chật chội nếu không muốn nói là thoải mái đối với kíp chiến đấu ba người. Nguồn ảnh: arms-expo.Quay lại khả năng cơ động của Panzer II, hầu hết các biến thể của dòng xe tăng này đều được trang bị động cơ xăng Maybach HL 62 TRM có công suất 140 mã lực với bộ truyền động ZF Friedrichshafen. Đây cũng là trái tim của cỗ máy nặng 8.9 tấn này dù vậy nó vẫn có thể đạt tới vận tối đa lên đến 55km/h ngay cả khi di chuyển trên đường đất. Nguồn ảnh: arms-expo.Điều này mô hình chung tạo nên sự cơ động cho Panzer II trước các dòng xe tăng khác của Đồng Minh trong giai đoạn đầu của cuộc chiến khi nó nhanh nhẹ hơn và sở hữu hỏa lực đủ mạnh. Tầm hoạt động của chiếc xe tăng này cũng có thể đạt 200km một con số khá ấn tượng đối với một chiếc xe tăng hạng nhẹ chạy động cơ xăng. Nguồn ảnh: arms-expo.Điểm nhấn cuối cùng đối với xe tăng Panzer II chính là hệ thống vũ khí chính của nó pháo tự động 2 cm KwK 30 hoặc 2 cm KwK 38. Đáng chú ý, 2 cm KwK 30 được thiết kế dựa trên mẫu pháo phòng không 2 cm FlaK 30 có tốc độ bắn khoảng 280 phát/phút khá cao đối với một mẫu pháo 20mm vào thời điểm đó. Nguồn ảnh: arms-expo.2 cm KwK 30 sử dụng đạn tiêu chuẩn 20×138mmB có khả năng xuyên giáp. Với mẫu đạn PzGr.39 dành cho 2 cm KwK 30 nó có thể xuyên phá lớp giáp dày 23mm ở khoảng cách 100m hoặc 14mm ở khoảng cách 500m. Trong khi đó với mẫu đạn xuyên giáp cải tiến PzGr.40 thì con số này lại là 40mm và 20mm. Nguồn ảnh: arms-expo.Thiết kế tháp pháo của Panzer II cũng đáng được chú ý khi nó cho phép chỉ huy kiêm xạ thủ của xe quan sát được toàn bộ xung quanh với các cửa sập được bố trí xung quanh tháp pháo cả hai bên sườn lẫn phía sau. Thậm chí ngay phía dưới tháp pháo cũng có một cửa sập dành cho nạp đạn quan sát phía sau đuôi xe. Nguồn ảnh: arms-expo.Panzer II là loại tăng chiếm số lượng nhiều nhất trong biên chế Quân đội Đức trong giai đoạn đầu của CTTG 2 và nó tham gia hầu hết các chiến dịch lớn tại Ba Lan, Pháp, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Na Uy, Bắc Phi và mặt trận phía Đông. Đến đầu những năm 1940 nó dần được thay thế bởi những chiếc Panzer III khi không còn phù hợp với yêu cầu của chiến trường và được chuyển sang làm nhiệm vụ trinh sát. Nguồn ảnh: arms-expo
Khi nhắc đến Chiến tranh chớp nhoáng (Blitzkrieg) của Quân đội Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, không thể không nói đến mẫu xe tăng gắn liền với học thuyết quân sự này đó chính là Panzer II (Panzerkampfwagen II). Nói đến đây nhiều người sẽ nghĩ rằng Panzer II là một mẫu siêu tăng nào đó của Đức nhưng hoàn toàn ngược lại nó chỉ là một chiếc xe tăng thông thường và cũng không sở hữu quá nhiều điểm nổi trội. Nguồn ảnh: arms-expo.
Panzer II là mẫu xe tăng hạng nhẹ do Đức chế tạo và được sử dụng rộng rãi trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nếu so sánh nó với các dòng xe tăng cùng thời khác, xe tăng Panzer II hoàn toàn thua kém về mọi mặt từ trang bị hỏa lực cho đến giáp bảo vệ nhưng kết quả trên chiến trường lại chứng minh điều ngược lại. Và thành công của Panzer II đến từ chính cách người Đức sử dụng chiếc xe tăng này. Nguồn ảnh: arms-expo.
Có một sự thật là tăng Panzer II chỉ là một phương án “chữa cháy” của Quân đội Đức vào năm 1934 khi kế hoạch phát triển các dòng xe tăng hạng trung như Panzer III và Panzer IV đang bị trì hoãn do lỗi thiết kế. Mặt khác Đức cũng đang ráo riết xây dựng lại quân đội do đó nhu cầu về xe tăng cũng rất lớn. Nguồn ảnh: arms-expo.
Hầu hết các dòng xe tăng chính của Đức trong giai đoạn này đều được phát triển để phù hợp với học thuyết Blitzkrieg với điểm nhấn là khả năng cơ động. Theo đó, mẫu xe tăng mới phải có tốc độ di chuyển nhanh, vũ khí trung bình và có trọng lượng nhẹ. Kết quả cuối cùng chính là sự ra đời của Panzer II. Nguồn ảnh: arms-expo.
Nhằm đáp ứng yêu cầu tiến độ bàn giao cho Quân đội Đức các kỹ sư Đức đã sử dụng lại một phần thiết kế của Panzer I lên trên Panzer II, khi nó được thay đổi một phần thiết kế khung gầm, tăng giáp và cải thiện sức mạnh hỏa lực với pháo 20mm. Đến năm 1935, xe tăng hạng nhẹ Panzer II được đưa vào sản xuất hàng loạt và quá trình này phải mất tới 18 tháng để chuẩn bị. Nguồn ảnh: arms-expo.
Dù sở hữu thiết kế không thực sự tốt nhưng Panzer II lại tạo tiền đề để Đức tiếp tục phát triển các dòng xe tăng chiến đấu chủ lực của mình sau này. Bản thân Panzer II cũng mang trên mình sự thay đổi lớn về mặt thiết kế so với các dòng xe tăng cùng thời với mục đích chính là giúp kíp chiến đấu vận hành nó một cách hiệu quả nhất có thể. Nguồn ảnh: arms-expo.
Đầu tiên ta sẽ nói về phần giáp của Panzer II, dĩ nhiên là để có khả năng cơ động thì Panzer II không thể sở hữu lớp giáp quá dày do đó nó chỉ có lớp thép bảo vệ dày từ 5-14.5mm ở các biến thể Panzer II Ausf.A/B và C. Với lớp giáp này chiếc xe tăng chỉ có thể chống lại một số loại đạn bộ binh hay pháo chống tăng cỡ nhỏ. Nguồn ảnh: arms-expo.
Qua các biến thể Panzer II tiếp theo các kỹ sư Đức chú trọng hơn vào khả năng phòng vệ của xe tăng nhất là ở các biến thể Panzer II Ausf. D trở về sau với lớp giáp chính được tăng lên đáng kể. Với 35mm ở lớp giáp chính phía trước và hai bên sườn là 20mm, các biến thể này đều được hoàn thiện trước khi CTTG 2 nổ ra và người Đức đã sẵn sàng cho cuộc chiến. Nguồn ảnh: arms-expo.
Dẫu với lớp giáp trên Panzer II vẫn có thể bị bắn hạ dễ dàng bởi các dòng pháo chống tăng thông thường nhưng Quân đội Đức vẫn thực sự hài lòng về nó. Trong ảnh là vị trí lái xe trên Panzer II nó có thiết kế thực sự mở cho phép lái xe có thể quan sát toàn bộ xung quanh những đảm bảo yếu tố an toàn, ngay cả khi toàn bộ cửa sập đóng lại thì họ vẫn có thể quan sát được bên ngoài. Nguồn ảnh: arms-expo.
Kiểu thiết kế này khó có thể tìm thấy ở các dòng xe tăng hạng nhẹ cùng thời với Panzer II khi hầu hết chúng đều không hướng tới sự tiện dụng cho kíp chiến đấu mà chỉ chú trọng vào vũ khí, giáp và khả năng cơ động. Điều này góp một phần không nhỏ vào khả năng tác chiến của Panzer II trên chiến trường. Nguồn ảnh: arms-expo.
Để vận hành chiếc xe tăng này cũng chỉ cần tới ba binh sĩ khi nhiệm vụ của kíp chiến đấu được tối ưu hóa trên Panzer II, theo đó chỉ huy xe sẽ kiêm luôn pháo thủ, vị trí nạp đạn đảm nhiệm cả phần điện đàm và cuối cùng là lái xe. Toàn bộ những chiếc tăng hạng nhẹ Panzer II đều được trang bị thiết bị liên lạc vô tuyến nhằm kết nối toàn bộ các xe thành một đội hình thống nhất có thể thay thế cho nhau khi cần thiết. Nguồn ảnh: arms-expo.
Cận cảnh phần giáp sườn của Panzer II với độ dày khoảng 20mm nhưng thiết kế bên trong xe lại không quá chật chội nếu không muốn nói là thoải mái đối với kíp chiến đấu ba người. Nguồn ảnh: arms-expo.
Quay lại khả năng cơ động của Panzer II, hầu hết các biến thể của dòng xe tăng này đều được trang bị động cơ xăng Maybach HL 62 TRM có công suất 140 mã lực với bộ truyền động ZF Friedrichshafen. Đây cũng là trái tim của cỗ máy nặng 8.9 tấn này dù vậy nó vẫn có thể đạt tới vận tối đa lên đến 55km/h ngay cả khi di chuyển trên đường đất. Nguồn ảnh: arms-expo.
Điều này mô hình chung tạo nên sự cơ động cho Panzer II trước các dòng xe tăng khác của Đồng Minh trong giai đoạn đầu của cuộc chiến khi nó nhanh nhẹ hơn và sở hữu hỏa lực đủ mạnh. Tầm hoạt động của chiếc xe tăng này cũng có thể đạt 200km một con số khá ấn tượng đối với một chiếc xe tăng hạng nhẹ chạy động cơ xăng. Nguồn ảnh: arms-expo.
Điểm nhấn cuối cùng đối với xe tăng Panzer II chính là hệ thống vũ khí chính của nó pháo tự động 2 cm KwK 30 hoặc 2 cm KwK 38. Đáng chú ý, 2 cm KwK 30 được thiết kế dựa trên mẫu pháo phòng không 2 cm FlaK 30 có tốc độ bắn khoảng 280 phát/phút khá cao đối với một mẫu pháo 20mm vào thời điểm đó. Nguồn ảnh: arms-expo.
2 cm KwK 30 sử dụng đạn tiêu chuẩn 20×138mmB có khả năng xuyên giáp. Với mẫu đạn PzGr.39 dành cho 2 cm KwK 30 nó có thể xuyên phá lớp giáp dày 23mm ở khoảng cách 100m hoặc 14mm ở khoảng cách 500m. Trong khi đó với mẫu đạn xuyên giáp cải tiến PzGr.40 thì con số này lại là 40mm và 20mm. Nguồn ảnh: arms-expo.
Thiết kế tháp pháo của Panzer II cũng đáng được chú ý khi nó cho phép chỉ huy kiêm xạ thủ của xe quan sát được toàn bộ xung quanh với các cửa sập được bố trí xung quanh tháp pháo cả hai bên sườn lẫn phía sau. Thậm chí ngay phía dưới tháp pháo cũng có một cửa sập dành cho nạp đạn quan sát phía sau đuôi xe. Nguồn ảnh: arms-expo.
Panzer II là loại tăng chiếm số lượng nhiều nhất trong biên chế Quân đội Đức trong giai đoạn đầu của CTTG 2 và nó tham gia hầu hết các chiến dịch lớn tại Ba Lan, Pháp, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Na Uy, Bắc Phi và mặt trận phía Đông. Đến đầu những năm 1940 nó dần được thay thế bởi những chiếc Panzer III khi không còn phù hợp với yêu cầu của chiến trường và được chuyển sang làm nhiệm vụ trinh sát. Nguồn ảnh: arms-expo