Theo những hình ảnh ghi lại từ hiện trường, hai máy bay ném bom tiền tuyến Su-24MK của Không quân Syria đã bị bắn hạ khi đang làm nhiệm vụ tấn công thành phố Saraqib, phía Đông tỉnh Idlib.Thông tin về việc ai là "tác giả" đã bắn hạ những chiếc Su-24 trên vẫn chưa được làm rõ, trong đó luồng ý kiến thứ nhất cho rằng phiến quân đã thực hiện, trong khi nhận định còn lại khẳng định chính là quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.Tuy nhiên khả năng chiếc Su-24MK trên bị phiến quân đối lập bắn hạ là tương đối thấp, bởi Su-24 thường hoạt động ngoài tầm với của tên lửa phòng không vác vai (MANPADS) có trong trang bị của đối phương.Thực tế khoảnh khắc trước khi bị bắn hạ cũng không thấy chiếc Su-24MK tung mồi bẫy nhiệt, dấu hiệu cho thấy nó bị tên lửa phòng không mang đầu dò hồng ngoại tấn công.Nếu như phiến quân không phải là "tác giả" thì dĩ nhiên đối tượng còn lại và cũng có khả năng nhất là quân đội chính quy Thổ Nhĩ Kỳ, bởi trong tay họ có vũ khí đủ sức "hạ gục" Su-24.Trước đó có thông tin cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai một số hệ thống tên lửa phòng không tầm trung HISAR-A tới sát biên giới để sẵn sàng tác chiến trong trường hợp cần thiết.Nhưng sẽ rất khó để cho HISAR-A bắn hạ được Su-24MK của Syria, bởi mặc dù là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung nhưng tầm bắn hiệu quả của nó thực chất chỉ nằm trong khoảng 15 - 20 km mà thôi.Chính vì vậy theo giới phân tích, khả năng cao nhất là máy bay ném bom tiền tuyến Su-24 của Syria đã bị tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ bằng tên lửa không đối không.Trong những ngày gần đây, các chiến đấu cơ F-16 của Thổ Nhì Kỳ đã hoạt động với tần suất lớn, ngoài ném bom yểm trợ hỏa lực cho đồng minh thì còn đảm nhiệm cả vai trò tiêm kích phòng không.Đặc biệt sau khi Không quân Syria tăng cường tần suất đánh phá vào các vị trí của phiến quân đối lập gây thương vong cho cả binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ và tích cực săn tìm máy bay không người lái trên bầu trời thì F-16 lại càng có thêm nhiều việc cần làm.Sau khi chiếc Su-24MK bị bắn rơi, đại diện Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đã khẳng định rằng đây là máy bay đã bắn hạ một chiếc UAV Anka-S của họ trước đó.Các chuyên gia quân sự cho rằng với tuyên bố của Thổ Nhĩ Kỳ, rất có thể tiêm kích F-16 của họ đã phóng tên lửa không đối không AIM-120C AMRAAM từ rìa biên giới nhằm vào Su-24 của Syria.Nếu phán đoán trên là chính xác, đây chính là thành tích mới nhất của F-16 Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ bắn hạ chiếc Su-24M2 của Không quân Nga hồi tháng 10 năm 2015.Sắp tới Không quân Syria sẽ phải cực kỳ thận trọng khi tiến hành yểm trợ hỏa lực cho bộ binh nếu như không muốn trở thành "mồi ngon" cho F-16 Thổ Nhĩ Kỳ.Nếu Không quân Syria và Nga giảm tần suất hoạt động, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ lại tăng cường hỗ trợ hỏa lực đường không thì cục diện chiến sự tại tỉnh Idlib theo dự báo sẽ có thay đổi lớn.
Theo những hình ảnh ghi lại từ hiện trường, hai máy bay ném bom tiền tuyến Su-24MK của Không quân Syria đã bị bắn hạ khi đang làm nhiệm vụ tấn công thành phố Saraqib, phía Đông tỉnh Idlib.
Thông tin về việc ai là "tác giả" đã bắn hạ những chiếc Su-24 trên vẫn chưa được làm rõ, trong đó luồng ý kiến thứ nhất cho rằng phiến quân đã thực hiện, trong khi nhận định còn lại khẳng định chính là quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên khả năng chiếc Su-24MK trên bị phiến quân đối lập bắn hạ là tương đối thấp, bởi Su-24 thường hoạt động ngoài tầm với của tên lửa phòng không vác vai (MANPADS) có trong trang bị của đối phương.
Thực tế khoảnh khắc trước khi bị bắn hạ cũng không thấy chiếc Su-24MK tung mồi bẫy nhiệt, dấu hiệu cho thấy nó bị tên lửa phòng không mang đầu dò hồng ngoại tấn công.
Nếu như phiến quân không phải là "tác giả" thì dĩ nhiên đối tượng còn lại và cũng có khả năng nhất là quân đội chính quy Thổ Nhĩ Kỳ, bởi trong tay họ có vũ khí đủ sức "hạ gục" Su-24.
Trước đó có thông tin cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai một số hệ thống tên lửa phòng không tầm trung HISAR-A tới sát biên giới để sẵn sàng tác chiến trong trường hợp cần thiết.
Nhưng sẽ rất khó để cho HISAR-A bắn hạ được Su-24MK của Syria, bởi mặc dù là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung nhưng tầm bắn hiệu quả của nó thực chất chỉ nằm trong khoảng 15 - 20 km mà thôi.
Chính vì vậy theo giới phân tích, khả năng cao nhất là máy bay ném bom tiền tuyến Su-24 của Syria đã bị tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ bằng tên lửa không đối không.
Trong những ngày gần đây, các chiến đấu cơ F-16 của Thổ Nhì Kỳ đã hoạt động với tần suất lớn, ngoài ném bom yểm trợ hỏa lực cho đồng minh thì còn đảm nhiệm cả vai trò tiêm kích phòng không.
Đặc biệt sau khi Không quân Syria tăng cường tần suất đánh phá vào các vị trí của phiến quân đối lập gây thương vong cho cả binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ và tích cực săn tìm máy bay không người lái trên bầu trời thì F-16 lại càng có thêm nhiều việc cần làm.
Sau khi chiếc Su-24MK bị bắn rơi, đại diện Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đã khẳng định rằng đây là máy bay đã bắn hạ một chiếc UAV Anka-S của họ trước đó.
Các chuyên gia quân sự cho rằng với tuyên bố của Thổ Nhĩ Kỳ, rất có thể tiêm kích F-16 của họ đã phóng tên lửa không đối không AIM-120C AMRAAM từ rìa biên giới nhằm vào Su-24 của Syria.
Nếu phán đoán trên là chính xác, đây chính là thành tích mới nhất của F-16 Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ bắn hạ chiếc Su-24M2 của Không quân Nga hồi tháng 10 năm 2015.
Sắp tới Không quân Syria sẽ phải cực kỳ thận trọng khi tiến hành yểm trợ hỏa lực cho bộ binh nếu như không muốn trở thành "mồi ngon" cho F-16 Thổ Nhĩ Kỳ.
Nếu Không quân Syria và Nga giảm tần suất hoạt động, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ lại tăng cường hỗ trợ hỏa lực đường không thì cục diện chiến sự tại tỉnh Idlib theo dự báo sẽ có thay đổi lớn.