Trong vài ngày qua tình hình chiến sự tại tỉnh Idlib của Syria đang diễn biến theo chiều hướng hết sức phức tạp, khi quân đội Syria đẩy mạnh chiến dịch tấn công phiến quân.Ở chiều ngược lại, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa một lực lượng vũ trang rất lớn vượt biên giới để tràn vào lãnh thổ Syria nhằm cứu nguy cho các tay súng thánh chiến đồng minh.Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã trực tiếp yểm trợ hỏa lực để phiến quân phản công, thậm chí giữa họ và quân đội chính phủ Syria (SAA) còn xảy ra tình huống đối đầu và có thương vong lớn.Bất chấp nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ, phiến quân đối lập vẫn chưa thể thay đổi cục diện chiến trường vì yếu tố theo đánh giá có vai trò chủ chốt chính là hỏa lực yểm trợ đường không từ máy bay Nga.Trước tình hình trên, Ankara cho thấy đã dần mất kiên nhẫn về các biện pháp đàm phán với Moskva và nghĩ đến những hành động cứng hơn.Hôm 12/2, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã đưa ra tuyên bố rất cứng rắn khi đe dọa Nga rằng, từ nay Ankara sẽ bắn hạ bất kỳ máy bay nào tấn công lực lượng vũ trang do mình hậu thuẫn."Hôm thứ Tư, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan nói rằng không một lực lượng vũ trang hay máy bay chiến đấu nào có thể đe dọa quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tại địa bàn phía Tây Bắc Syria"."Những chiến đấu cơ sẽ không còn bay tự do nữa", ông Erdogan nói trong cuộc họp với nhóm nghị sĩ đảng cầm quyền và cho biết thêm rằng các điều khoản của thỏa thuận trong Sochi không còn hiệu lực do Damascus đã vi phạm trước, tờ Daily Sabah cho biết.Trước tuyên bố trên của ông Erdogan, báo chí Nga cho rằng xem xét thực tế, thì các cuộc tấn công vào những kẻ khủng bố ở hai tỉnh Idlib và Aleppo chủ yếu được thực hiện bởi không quân Nga.Các chuyên gia coi tuyên bố của Tổng thống Erdogan là mối đe dọa trực tiếp đối với Moskva, bên cạnh đó, có một mối nguy cơ nhất định đối với lực lượng không quân Nga khi hoạt động trên lãnh thổ Syria.Đáng chú ý là vài ngày trước, máy bay chiến đấu Su-35 của Nga bị cáo buộc đã đe dọa sử dụng vũ khí, buộc 2 tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ phải rời khỏi không phận Syria.Hành động này của không quân Nga được xem như chất xúc tác để Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đi tới hành động cứng rắn tương tự như vụ việc bắn hạ chiếc Su-24 của Nga hồi năm 2015.Trước đó, một số báo cáo chưa được xác nhận cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai nhiều hệ thống phòng không tới Syria, đồng thời bàn giao khoảng 100 tên lửa vác vai (MANPADS) cho phiến quân đối lập.Trong trường hợp những tổ hợp phòng không nội địa như HISAR-A hay Yerli chưa đủ để kiểm soát bầu trời, không loại trừ khả năng Ankara sẽ triển khai cả hệ thống S-400 Triumf để khóa chặt không phận phía Bắc Syria.
Trong vài ngày qua tình hình chiến sự tại tỉnh Idlib của Syria đang diễn biến theo chiều hướng hết sức phức tạp, khi quân đội Syria đẩy mạnh chiến dịch tấn công phiến quân.
Ở chiều ngược lại, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa một lực lượng vũ trang rất lớn vượt biên giới để tràn vào lãnh thổ Syria nhằm cứu nguy cho các tay súng thánh chiến đồng minh.
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã trực tiếp yểm trợ hỏa lực để phiến quân phản công, thậm chí giữa họ và quân đội chính phủ Syria (SAA) còn xảy ra tình huống đối đầu và có thương vong lớn.
Bất chấp nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ, phiến quân đối lập vẫn chưa thể thay đổi cục diện chiến trường vì yếu tố theo đánh giá có vai trò chủ chốt chính là hỏa lực yểm trợ đường không từ máy bay Nga.
Trước tình hình trên, Ankara cho thấy đã dần mất kiên nhẫn về các biện pháp đàm phán với Moskva và nghĩ đến những hành động cứng hơn.
Hôm 12/2, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã đưa ra tuyên bố rất cứng rắn khi đe dọa Nga rằng, từ nay Ankara sẽ bắn hạ bất kỳ máy bay nào tấn công lực lượng vũ trang do mình hậu thuẫn.
"Hôm thứ Tư, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan nói rằng không một lực lượng vũ trang hay máy bay chiến đấu nào có thể đe dọa quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tại địa bàn phía Tây Bắc Syria".
"Những chiến đấu cơ sẽ không còn bay tự do nữa", ông Erdogan nói trong cuộc họp với nhóm nghị sĩ đảng cầm quyền và cho biết thêm rằng các điều khoản của thỏa thuận trong Sochi không còn hiệu lực do Damascus đã vi phạm trước, tờ Daily Sabah cho biết.
Trước tuyên bố trên của ông Erdogan, báo chí Nga cho rằng xem xét thực tế, thì các cuộc tấn công vào những kẻ khủng bố ở hai tỉnh Idlib và Aleppo chủ yếu được thực hiện bởi không quân Nga.
Các chuyên gia coi tuyên bố của Tổng thống Erdogan là mối đe dọa trực tiếp đối với Moskva, bên cạnh đó, có một mối nguy cơ nhất định đối với lực lượng không quân Nga khi hoạt động trên lãnh thổ Syria.
Đáng chú ý là vài ngày trước, máy bay chiến đấu Su-35 của Nga bị cáo buộc đã đe dọa sử dụng vũ khí, buộc 2 tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ phải rời khỏi không phận Syria.
Hành động này của không quân Nga được xem như chất xúc tác để Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đi tới hành động cứng rắn tương tự như vụ việc bắn hạ chiếc Su-24 của Nga hồi năm 2015.
Trước đó, một số báo cáo chưa được xác nhận cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai nhiều hệ thống phòng không tới Syria, đồng thời bàn giao khoảng 100 tên lửa vác vai (MANPADS) cho phiến quân đối lập.
Trong trường hợp những tổ hợp phòng không nội địa như HISAR-A hay Yerli chưa đủ để kiểm soát bầu trời, không loại trừ khả năng Ankara sẽ triển khai cả hệ thống S-400 Triumf để khóa chặt không phận phía Bắc Syria.