Vị trí của căn cứ Hmeimim nằm ở phía Tây Syria đã không còn là ưu thế đối với lực lượng hàng không vũ trụ Nga, do mới đây xuất hiện thông tin Mỹ và Israel đã đồng ý cùng phát triển một hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến.Căn cứ theo một số nguồn tin, đó sẽ là biến thể của hệ thống phòng không Israel "Vòm sắt" ( Iron Dome) có phạm vi phát hiện và tiêu diệt mục tiêu tối đa lần lượt là 350 km và 250 km.Điều này có nghĩa là bất kỳ phi vụ cất cánh nào từ căn cứ không quân Hmeimim của máy bay chiến đấu Nga đều có thể bị Israel và Mỹ giám sát chặt chẽ.“Nằm dưới sự khống chế của hệ thống phòng không Israel Iron Dome, căn cứ không quân Heimim của Nga sẽ mất đi mọi lợi thế”.“Nằm dưới sự khống chế của hệ thống phòng không Israel Iron Dome, căn cứ không quân Heimim của Nga sẽ mất đi mọi lợi thế”.Tuy nhiên sự hợp tác chung của Mỹ và Israel được các chuyên gia tin rằng nhằm theo đuổi mục tiêu cấp bách hơn nhiều, đó là tạo ra một hệ thống phòng không tầm xa mục đích nhằm cạnh tranh với S-400.Cần nhắc lại rằng trước đó, quân đội Mỹ vì những mục đích không xác định đã vận chuyển các tổ hợp Vòm Sắt của Israel đến nước này, nơi chúng rất có thể sẽ được sử dụng để thử nghiệm theo dõi máy bay quân sự của Nga.Iron Dome là hệ thống tên lửa phòng thủ được thiết kế để đánh chặn và phá hủy tên lửa đạn đạo tầm ngắn cũng như đạn pháo bắn từ khoảng cách 4 đến 70 km và có quỹ đạo sẽ đưa chúng đến một khu vực đông dân cư.Với khả năng bao quát vùng lãnh thổ rộng 150 km2, mỗi tiểu đoàn Iron Dome gồm 1 trạm radar đa nhiệm (phát hiện, theo dõi, dẫn bắn), trung tâm chỉ huy hỏa lực và 3 bệ phóng với 20 tên lửa đánh chặn Tamir cho mỗi bệ.Điểm đặc biệt của Iron Dome nằm ở chỗ tổ hợp vũ khí này có thể tính toán ra điểm rơi của tên lửa mục tiêu. Nếu tên lửa đối phương không hướng vào các khu dân cư, Iron Dome sẽ không kích hoạt tên lửa đánh chặn.Mới đây tập đoàn Rafael đã giới thiệu phiên bản Iron Dome Block 2 với radar theo dõi và dẫn bắn mạnh hơn do công ty Elta Systems (một chi nhánh của tập đoàn IAI) phát triển.Nhờ nâng cấp trên, hiệu suất đánh chặn của Iron Dome được nâng lên tới 90%. Ngoài phiên bản trên bộ thì Vòm sắt còn đang được thử nghiệm cả biến thể dùng trên tàu hải quân.Điều đáng chú ý nữa là hồi năm 2019 có thông tin cho biết Mỹ đã tài trợ Israel 1,4 tỷ USD để nghiên cứu phát triển hệ thống phòng không Iron Dome nâng cấp.Theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng Mỹ, tập đoàn Rafael của Israel đã hợp tác cùng Raytheon để sản xuất hệ thống phòng không tối tân này, với khoảng 50% linh kiện có xuất xứ từ Mỹ.
Vị trí của căn cứ Hmeimim nằm ở phía Tây Syria đã không còn là ưu thế đối với lực lượng hàng không vũ trụ Nga, do mới đây xuất hiện thông tin Mỹ và Israel đã đồng ý cùng phát triển một hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến.
Căn cứ theo một số nguồn tin, đó sẽ là biến thể của hệ thống phòng không Israel "Vòm sắt" ( Iron Dome) có phạm vi phát hiện và tiêu diệt mục tiêu tối đa lần lượt là 350 km và 250 km.
Điều này có nghĩa là bất kỳ phi vụ cất cánh nào từ căn cứ không quân Hmeimim của máy bay chiến đấu Nga đều có thể bị Israel và Mỹ giám sát chặt chẽ.
“Nằm dưới sự khống chế của hệ thống phòng không Israel Iron Dome, căn cứ không quân Heimim của Nga sẽ mất đi mọi lợi thế”.
“Nằm dưới sự khống chế của hệ thống phòng không Israel Iron Dome, căn cứ không quân Heimim của Nga sẽ mất đi mọi lợi thế”.
Tuy nhiên sự hợp tác chung của Mỹ và Israel được các chuyên gia tin rằng nhằm theo đuổi mục tiêu cấp bách hơn nhiều, đó là tạo ra một hệ thống phòng không tầm xa mục đích nhằm cạnh tranh với S-400.
Cần nhắc lại rằng trước đó, quân đội Mỹ vì những mục đích không xác định đã vận chuyển các tổ hợp Vòm Sắt của Israel đến nước này, nơi chúng rất có thể sẽ được sử dụng để thử nghiệm theo dõi máy bay quân sự của Nga.
Iron Dome là hệ thống tên lửa phòng thủ được thiết kế để đánh chặn và phá hủy tên lửa đạn đạo tầm ngắn cũng như đạn pháo bắn từ khoảng cách 4 đến 70 km và có quỹ đạo sẽ đưa chúng đến một khu vực đông dân cư.
Với khả năng bao quát vùng lãnh thổ rộng 150 km2, mỗi tiểu đoàn Iron Dome gồm 1 trạm radar đa nhiệm (phát hiện, theo dõi, dẫn bắn), trung tâm chỉ huy hỏa lực và 3 bệ phóng với 20 tên lửa đánh chặn Tamir cho mỗi bệ.
Điểm đặc biệt của Iron Dome nằm ở chỗ tổ hợp vũ khí này có thể tính toán ra điểm rơi của tên lửa mục tiêu. Nếu tên lửa đối phương không hướng vào các khu dân cư, Iron Dome sẽ không kích hoạt tên lửa đánh chặn.
Mới đây tập đoàn Rafael đã giới thiệu phiên bản Iron Dome Block 2 với radar theo dõi và dẫn bắn mạnh hơn do công ty Elta Systems (một chi nhánh của tập đoàn IAI) phát triển.
Nhờ nâng cấp trên, hiệu suất đánh chặn của Iron Dome được nâng lên tới 90%. Ngoài phiên bản trên bộ thì Vòm sắt còn đang được thử nghiệm cả biến thể dùng trên tàu hải quân.
Điều đáng chú ý nữa là hồi năm 2019 có thông tin cho biết Mỹ đã tài trợ Israel 1,4 tỷ USD để nghiên cứu phát triển hệ thống phòng không Iron Dome nâng cấp.
Theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng Mỹ, tập đoàn Rafael của Israel đã hợp tác cùng Raytheon để sản xuất hệ thống phòng không tối tân này, với khoảng 50% linh kiện có xuất xứ từ Mỹ.