Vòm sắt (Iron Dome) là hệ thống phòng không tầm ngắn, với khả năng đánh chặn tên lửa, pháo và đạn cối (C-RAM) hàng đầu hiện nay. Hệ thống này do công ty Rafael của Israel phát triển và nó đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lãnh thổ và người dân Israel trước các cuộc tiến công bằng tên lửa, do các lực lượng nổi dậy Hamas của Palestine thực hiện.Trong ảnh là thành phố Ashkelon bị dội hơn 200 rocket từ dải Gaza và hệ thống Vòm Sắt đánh chặn thành công trên 90%. Cảnh tượng trông như pháo hoa, nhưng nếu như những quả tên lửa này không bị đánh chặn, hậu quả sẽ rất thảm khốc.Đứng trước sự đe dọa của tên lửa của lực lượng nổi dậy Hezbollah, từ đó đặt ra yêu cầu cần một hệ thống phòng thủ tên lửa tầm ngắn. Vào năm 2004, ý tưởng về hệ thống Iron Dome đã được xúc tiến, sau khi tướng Daniel Gold lên nhậm chức, đã tiến hành khởi xướng dự án phòng thủ tên lửa này.Vào tháng 2/2007, Bộ trưởng Quốc phòng Israel khi đó là ông Amir Peretz đã chọn hệ thống Vòm Sắt như một giải pháp phòng vệ đối với các mối đe dọa tên lửa tầm ngắn. Kể từ đó, hệ thống trị giá 210 triệu USD này đã được Rafael phát triển, hợp tác với IDF.Hệ thống phòng không Vòm Sắt được thiết kế để đánh chặn và phá hủy các tên lửa tầm ngắn và đạn pháo được bắn từ khoảng cách từ 4 đến 70 km nhằm vào các khu vực đông dân cư. Hệ thống hoạt động cả ngày lẫn đêm, trong mọi điều kiện thời tiết và có thể phản ứng trước nhiều môi đe doạ cùng lúc.Hệ thống phòng thủ Iron Dome có 3 thành phần chính bao gồm: Radar phát hiện và theo dõi, được chế tạo bởi IDF và Elta; Trung tâm điều khiển vũ khí và quản lý chiến thuật (BMC) và các tổ hợp tên lửa đánh chặn Tamir.Hệ thống radar EL/M-2084 được trang bị cho Iron Dome, sẽ có nhiệm vụ phát hiện các tên lửa được phóng từ bên ngoài và theo dõi đường bay của chúng. Sau đó, BMC sẽ tính toán để xác định liệu mục tiêu có gây nguy hiểm cho một khu vực nào đó hay không.Chỉ khi mối đe doạ được xác định, thì tên lửa đánh chặn mới được phóng đi để phá huỷ rocket đang bay đến, trước khi nó lao xuống mục tiêu. Nếu xác định tên lửa không gây nguy hiểm, thì hệ thống không phóng tên lửa đánh chặn, để tiết kiệm chi phí.Hệ thống Vòm Sắt được thiết kế bố trí trên diện rộng; mỗi bệ phóng chứa 20 tên lửa đánh chặn và được triển khai độc lập, vận hành từ xa qua kết nối không dây bảo mật. Mỗi khẩu đội Iron Dome có thể bảo vệ một khu vực với diện tích xấp xỉ 150 km2.Sau khi được triển khai đồng loạt tại nhiều khu vực vào tháng 4/2011, Vòm Sắt đã được sử dụng để đánh chặn thành công các đạn pháo phản lực BM-21, được phóng đi bởi lực lượng Hamas của Palestine. Vào tháng 8/2011, Iron Dome đã bắn hạ 20 tên lửa và rocket nhằm vào Israel.Tuy nhiên, Iron Dome vẫn gặp phải sai sót, khi để "lọt" 1 trong 5 quả rocket khi chúng được bắn vào thành phố Beersheba, làm 1 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương.Vào tháng 11/2012, trong suốt chiến dịch "Trụ cột Phòng thủ", tính hiệu quả của Iron Dome đã được các chuyên gia Israel đánh giá khoảng từ 75 đến 95%.Với gần 1.000 tên lửa và đạn cối được lực lượng Hamas bắn sang lãnh thổ Israel từ khi chiến dịch bắt đầu đến ngày 17/11/2011, Iron Dome đã nhận biết 2/3 số tên lửa không gây nguy hiểm và đánh chặn thành công 90% số còn lại (khoảng 300 tên lửa). Trong suốt chiến dịch, chỉ có 3 người Israel thiệt mạng do một hệ thống Iron Dome bị hỏng.Tại chiến dịch Vành đai Bảo vệ, được Israel phát động từ ngày 8 tháng 7, Iron Dome cũng đã đánh chặn thành công 87% mục tiêu công kích tính đến nay.So với các hệ thống phòng không khác trên thế giới thì tỉ lệ hiệu quả của Vòm Sắt là rất cao. Với 90% tên lửa được đánh chặn thành công, con số này vượt quá kỳ vọng đối với các hệ thống phòng không.Các nhà quân sự cho rằng, Vòm Sắt có chi phí quá cao so với một quả tên lửa Qassam của lực lượng Hamas, do đó việc Palestine phóng một số lượng lớn tên lửa Qassam sẽ tấn công Israel không chỉ về mặt an ninh mà còn về mặt tài chính.Chi phí ước tính cho mỗi tên lửa đánh chặn Tamir vào khoảng từ 20.000 đến 50.000 USD/quả; trong khi chi phí sản xuất một tên lửa Qassam chỉ vào khoảng 800 USD/quả và giá của mỗi tên lửa Grad được lực lượng Hamas sử dụng cũng chỉ tầm vài trăm USD/quả.Tuy nhiên, Rafael đã phản hồi rằng, vấn đề chi phí đã bị thổi phồng quá mức, bởi Iron Dome chỉ đánh chặn các tên lửa được xác định gây nguy hiểm, tiết kiệm hơn và hoàn toàn xứng "đồng tiền, bát gạo" bỏ ra. Nguồn ảnh: Pinterest. Sức mạnh kinh hoàng của hệ thống Iron Dome trong biên chế Quân đội Israel. Nguồn: Telegram.
Vòm sắt (Iron Dome) là hệ thống phòng không tầm ngắn, với khả năng đánh chặn tên lửa, pháo và đạn cối (C-RAM) hàng đầu hiện nay. Hệ thống này do công ty Rafael của Israel phát triển và nó đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lãnh thổ và người dân Israel trước các cuộc tiến công bằng tên lửa, do các lực lượng nổi dậy Hamas của Palestine thực hiện.
Trong ảnh là thành phố Ashkelon bị dội hơn 200 rocket từ dải Gaza và hệ thống Vòm Sắt đánh chặn thành công trên 90%. Cảnh tượng trông như pháo hoa, nhưng nếu như những quả tên lửa này không bị đánh chặn, hậu quả sẽ rất thảm khốc.
Đứng trước sự đe dọa của tên lửa của lực lượng nổi dậy Hezbollah, từ đó đặt ra yêu cầu cần một hệ thống phòng thủ tên lửa tầm ngắn. Vào năm 2004, ý tưởng về hệ thống Iron Dome đã được xúc tiến, sau khi tướng Daniel Gold lên nhậm chức, đã tiến hành khởi xướng dự án phòng thủ tên lửa này.
Vào tháng 2/2007, Bộ trưởng Quốc phòng Israel khi đó là ông Amir Peretz đã chọn hệ thống Vòm Sắt như một giải pháp phòng vệ đối với các mối đe dọa tên lửa tầm ngắn. Kể từ đó, hệ thống trị giá 210 triệu USD này đã được Rafael phát triển, hợp tác với IDF.
Hệ thống phòng không Vòm Sắt được thiết kế để đánh chặn và phá hủy các tên lửa tầm ngắn và đạn pháo được bắn từ khoảng cách từ 4 đến 70 km nhằm vào các khu vực đông dân cư. Hệ thống hoạt động cả ngày lẫn đêm, trong mọi điều kiện thời tiết và có thể phản ứng trước nhiều môi đe doạ cùng lúc.
Hệ thống phòng thủ Iron Dome có 3 thành phần chính bao gồm: Radar phát hiện và theo dõi, được chế tạo bởi IDF và Elta; Trung tâm điều khiển vũ khí và quản lý chiến thuật (BMC) và các tổ hợp tên lửa đánh chặn Tamir.
Hệ thống radar EL/M-2084 được trang bị cho Iron Dome, sẽ có nhiệm vụ phát hiện các tên lửa được phóng từ bên ngoài và theo dõi đường bay của chúng. Sau đó, BMC sẽ tính toán để xác định liệu mục tiêu có gây nguy hiểm cho một khu vực nào đó hay không.
Chỉ khi mối đe doạ được xác định, thì tên lửa đánh chặn mới được phóng đi để phá huỷ rocket đang bay đến, trước khi nó lao xuống mục tiêu. Nếu xác định tên lửa không gây nguy hiểm, thì hệ thống không phóng tên lửa đánh chặn, để tiết kiệm chi phí.
Hệ thống Vòm Sắt được thiết kế bố trí trên diện rộng; mỗi bệ phóng chứa 20 tên lửa đánh chặn và được triển khai độc lập, vận hành từ xa qua kết nối không dây bảo mật. Mỗi khẩu đội Iron Dome có thể bảo vệ một khu vực với diện tích xấp xỉ 150 km2.
Sau khi được triển khai đồng loạt tại nhiều khu vực vào tháng 4/2011, Vòm Sắt đã được sử dụng để đánh chặn thành công các đạn pháo phản lực BM-21, được phóng đi bởi lực lượng Hamas của Palestine. Vào tháng 8/2011, Iron Dome đã bắn hạ 20 tên lửa và rocket nhằm vào Israel.
Tuy nhiên, Iron Dome vẫn gặp phải sai sót, khi để "lọt" 1 trong 5 quả rocket khi chúng được bắn vào thành phố Beersheba, làm 1 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương.
Vào tháng 11/2012, trong suốt chiến dịch "Trụ cột Phòng thủ", tính hiệu quả của Iron Dome đã được các chuyên gia Israel đánh giá khoảng từ 75 đến 95%.
Với gần 1.000 tên lửa và đạn cối được lực lượng Hamas bắn sang lãnh thổ Israel từ khi chiến dịch bắt đầu đến ngày 17/11/2011, Iron Dome đã nhận biết 2/3 số tên lửa không gây nguy hiểm và đánh chặn thành công 90% số còn lại (khoảng 300 tên lửa). Trong suốt chiến dịch, chỉ có 3 người Israel thiệt mạng do một hệ thống Iron Dome bị hỏng.
Tại chiến dịch Vành đai Bảo vệ, được Israel phát động từ ngày 8 tháng 7, Iron Dome cũng đã đánh chặn thành công 87% mục tiêu công kích tính đến nay.
So với các hệ thống phòng không khác trên thế giới thì tỉ lệ hiệu quả của Vòm Sắt là rất cao. Với 90% tên lửa được đánh chặn thành công, con số này vượt quá kỳ vọng đối với các hệ thống phòng không.
Các nhà quân sự cho rằng, Vòm Sắt có chi phí quá cao so với một quả tên lửa Qassam của lực lượng Hamas, do đó việc Palestine phóng một số lượng lớn tên lửa Qassam sẽ tấn công Israel không chỉ về mặt an ninh mà còn về mặt tài chính.
Chi phí ước tính cho mỗi tên lửa đánh chặn Tamir vào khoảng từ 20.000 đến 50.000 USD/quả; trong khi chi phí sản xuất một tên lửa Qassam chỉ vào khoảng 800 USD/quả và giá của mỗi tên lửa Grad được lực lượng Hamas sử dụng cũng chỉ tầm vài trăm USD/quả.
Tuy nhiên, Rafael đã phản hồi rằng, vấn đề chi phí đã bị thổi phồng quá mức, bởi Iron Dome chỉ đánh chặn các tên lửa được xác định gây nguy hiểm, tiết kiệm hơn và hoàn toàn xứng "đồng tiền, bát gạo" bỏ ra. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sức mạnh kinh hoàng của hệ thống Iron Dome trong biên chế Quân đội Israel. Nguồn: Telegram.