Không quân Syria được người Anh thành lập vào năm 1948, đến cuối năm 1980, Không quân Syria đã đạt được đến đỉnh cao, khi lực lượng của họ sở hữu đến 650 máy bay, 100 nghìn quân nhân và 37,5 nghìn quân dự bị.Thực hiện quá trình hiện đại hóa, năm 1986, Syria đã đầu tư mua hàng chục chiếc tiêm kích MiG-29, thuộc loại hiện đại nhất của Liên Xô khi đó, để cân bằng với lực lượng không quân của Israel khi đó được trang bị các loại chiến đấu cơ thế hệ 4 như F-15, F-16.Sau thời kỳ chiến tranh Lạnh, mặc dù Syria chưa bao giờ ra khỏi tình trạng chiến tranh với Israel, nhưng khối lượng nhiệm vụ mà lực lượng Không quân Syria phải gánh vác giảm xuống nhiều lần; đến những năm của thập niên 1990, các hoạt động tác chiến của không quân Syria hầu như chấm dứt khi Syria đã dừng tham gia cuộc nội chiến ở Lebanon.Cùng với đó là sức mạnh quân sự phát triển vượt bậc của Israel đã dẫn đến tình trạng bế tắc trong phát triển lực lượng. Số quân nhân phục vụ trong lực lượng Không quân Syria giảm xuống còn 60.000 quân, lực lượng dự bị động viên còn 30 nghìn quân. Số lượng máy bay bị giảm xuống còn 555 chiếc.Đến khi nội chiến Syria bùng nổ (năm 2011), sức mạnh tổng thể của không quân Syria đã bị giảm sút nhiều so với thời kỳ đỉnh cao, nhưng vẫn là một thế lực trong khu vực. Tuy nhiên trình độ công nghệ của Syria chưa thể họ có thể sao chép và chế tạo được máy bay và phụ tùng như Iran, mà vẫn phải phụ thuộc gần như vào nước ngoài.Khi cuộc nội chiến nổ ra, giới chính trị Damascus rõ ràng đã đánh giá sai tình hình của cuộc nội chiến. Họ tin rằng với cuộc tấn công của lực lượng lục quân Syria, cuộc nổi dậy có thể chấm dứt hoàn toàn trong một thời gian ngắn.Tuy nhiên, quy mô của cuộc chiến đã vượt xa những gì mà giới lãnh đạo Syria tính toán; trong một thời gian ngắn, lực lượng nổi dậy đã nhanh chóng kiểm soát một số lượng lớn các khu vực lãnh thổ Syria.Chưa đầy một năm sau khi cuộc nội chiến tại nước này bùng nổ, để đối phó với tình huống có xu hướng vượt tầm kiểm soát, giới lãnh đạo Damascus đã buộc phải đưa gần như toàn bộ vũ khí, trang bị của lực lượng không quân vào cuộc chiến.Ngày 22/3 năm 2012, đánh dấu sự kiện Không quân Syria chính thức đưa trực thăng Mi-8 đầu tiên vào tham gia chiến đấu và sau đó là trực thăng Mi-17; đến tháng 6/2012, chính thức đưa trực thăng vũ trang Mi-24 vào tham gia.Một tháng sau, máy bay cánh cố định của Không quân Syria bắt đầu tham gia các cuộc tiến công mặt đất, đầu tiên là máy bay huấn luyện L-39, tiếp theo là máy bay chiến đấu MiG-21 và MiG-23, và sau đó là máy bay tiêm kích bom Su-22 và máy bay cường kích mặt đất Su-24.Thiệt hại đầu tiên của lực lượng Không quân Syria vào ngày 13/8/2012, khi một chiếc MiG-23 thực hiện một cuộc tấn công tầm thấp vào lực lượng phiến quân, đã không may bị bắn hạ; phi công đã kịp nhảy dù và trốn thoát sau khi bị bắt.Ngày 27/8, đến lượt máy bay huấn luyện L-39, máy bay trực thăng Mi-8 và Mi-17 cũng bị bắn hạ vào; chiếc MiG-21 đầu tiên bị bắn rơi vào ngày 30 tháng 8. Mất mát của Không quân Syria trong giai đoạn đầu của cuộc chiến là khá bi thảm.Cho đến nay, Không quân Syria đã mất tổng cộng 117 máy bay trực thăng và máy bay chiến đấu cánh cố định. Số máy bay còn lại khó có thể tham gia xuất kích do không được bảo dưỡng và thiếu phụ tùng thay thế.Tính đến thời điểm hiện tại, Không quân Syria hiện có rất ít máy bay có thể chiến đấu được theo đúng nghĩa; theo thống kê, họ còn 13 máy bay ném bom Su-24/ Su-24M2, 36 tiêm kích bom Su-17, 41 MiG-23 và 79 tiêm kích MiG-21, 11 MiG-25, 30 MiG-29, 27 trực thăng Mi-8, 27 trực thăng Mi-17 và 24 trực thăng vũ trang Mi-24.Với những trang bị như vậy, Không quân Syria hoàn toàn lép vế trước các kình địch như không quân của Israel hay Thổ Nhĩ Kỳ cả về lượng và chất. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhờ Không quân Nga giúp canh không phận, Không quân Syria mới có thể tập trung hỗ trợ lực lượng mặt đất chiến đấu.Mặc dù bị thiệt hại nặng do cuộc nội chiến, nhưng Nga cũng chỉ viện trợ cho Không quân Syria 2 chiếc cường kích mặt đất Su-24M2 trong năm 2016; với sức mạnh của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ, nếu không có sự can thiệp kịp thời của Nga trong thời điểm này, Không quân Syria thậm chí có nguy cơ bị Không quân Thổ xóa sổ hoàn toàn.
Video Nga tăng cường bộ ba không quân chiến lược tầm xa tại Syria - Nguồn: VTC
Không quân Syria được người Anh thành lập vào năm 1948, đến cuối năm 1980, Không quân Syria đã đạt được đến đỉnh cao, khi lực lượng của họ sở hữu đến 650 máy bay, 100 nghìn quân nhân và 37,5 nghìn quân dự bị.
Thực hiện quá trình hiện đại hóa, năm 1986, Syria đã đầu tư mua hàng chục chiếc tiêm kích MiG-29, thuộc loại hiện đại nhất của Liên Xô khi đó, để cân bằng với lực lượng không quân của Israel khi đó được trang bị các loại chiến đấu cơ thế hệ 4 như F-15, F-16.
Sau thời kỳ chiến tranh Lạnh, mặc dù Syria chưa bao giờ ra khỏi tình trạng chiến tranh với Israel, nhưng khối lượng nhiệm vụ mà lực lượng Không quân Syria phải gánh vác giảm xuống nhiều lần; đến những năm của thập niên 1990, các hoạt động tác chiến của không quân Syria hầu như chấm dứt khi Syria đã dừng tham gia cuộc nội chiến ở Lebanon.
Cùng với đó là sức mạnh quân sự phát triển vượt bậc của Israel đã dẫn đến tình trạng bế tắc trong phát triển lực lượng. Số quân nhân phục vụ trong lực lượng Không quân Syria giảm xuống còn 60.000 quân, lực lượng dự bị động viên còn 30 nghìn quân. Số lượng máy bay bị giảm xuống còn 555 chiếc.
Đến khi nội chiến Syria bùng nổ (năm 2011), sức mạnh tổng thể của không quân Syria đã bị giảm sút nhiều so với thời kỳ đỉnh cao, nhưng vẫn là một thế lực trong khu vực. Tuy nhiên trình độ công nghệ của Syria chưa thể họ có thể sao chép và chế tạo được máy bay và phụ tùng như Iran, mà vẫn phải phụ thuộc gần như vào nước ngoài.
Khi cuộc nội chiến nổ ra, giới chính trị Damascus rõ ràng đã đánh giá sai tình hình của cuộc nội chiến. Họ tin rằng với cuộc tấn công của lực lượng lục quân Syria, cuộc nổi dậy có thể chấm dứt hoàn toàn trong một thời gian ngắn.
Tuy nhiên, quy mô của cuộc chiến đã vượt xa những gì mà giới lãnh đạo Syria tính toán; trong một thời gian ngắn, lực lượng nổi dậy đã nhanh chóng kiểm soát một số lượng lớn các khu vực lãnh thổ Syria.
Chưa đầy một năm sau khi cuộc nội chiến tại nước này bùng nổ, để đối phó với tình huống có xu hướng vượt tầm kiểm soát, giới lãnh đạo Damascus đã buộc phải đưa gần như toàn bộ vũ khí, trang bị của lực lượng không quân vào cuộc chiến.
Ngày 22/3 năm 2012, đánh dấu sự kiện Không quân Syria chính thức đưa trực thăng Mi-8 đầu tiên vào tham gia chiến đấu và sau đó là trực thăng Mi-17; đến tháng 6/2012, chính thức đưa trực thăng vũ trang Mi-24 vào tham gia.
Một tháng sau, máy bay cánh cố định của Không quân Syria bắt đầu tham gia các cuộc tiến công mặt đất, đầu tiên là máy bay huấn luyện L-39, tiếp theo là máy bay chiến đấu MiG-21 và MiG-23, và sau đó là máy bay tiêm kích bom Su-22 và máy bay cường kích mặt đất Su-24.
Thiệt hại đầu tiên của lực lượng Không quân Syria vào ngày 13/8/2012, khi một chiếc MiG-23 thực hiện một cuộc tấn công tầm thấp vào lực lượng phiến quân, đã không may bị bắn hạ; phi công đã kịp nhảy dù và trốn thoát sau khi bị bắt.
Ngày 27/8, đến lượt máy bay huấn luyện L-39, máy bay trực thăng Mi-8 và Mi-17 cũng bị bắn hạ vào; chiếc MiG-21 đầu tiên bị bắn rơi vào ngày 30 tháng 8. Mất mát của Không quân Syria trong giai đoạn đầu của cuộc chiến là khá bi thảm.
Cho đến nay, Không quân Syria đã mất tổng cộng 117 máy bay trực thăng và máy bay chiến đấu cánh cố định. Số máy bay còn lại khó có thể tham gia xuất kích do không được bảo dưỡng và thiếu phụ tùng thay thế.
Tính đến thời điểm hiện tại, Không quân Syria hiện có rất ít máy bay có thể chiến đấu được theo đúng nghĩa; theo thống kê, họ còn 13 máy bay ném bom Su-24/ Su-24M2, 36 tiêm kích bom Su-17, 41 MiG-23 và 79 tiêm kích MiG-21, 11 MiG-25, 30 MiG-29, 27 trực thăng Mi-8, 27 trực thăng Mi-17 và 24 trực thăng vũ trang Mi-24.
Với những trang bị như vậy, Không quân Syria hoàn toàn lép vế trước các kình địch như không quân của Israel hay Thổ Nhĩ Kỳ cả về lượng và chất. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhờ Không quân Nga giúp canh không phận, Không quân Syria mới có thể tập trung hỗ trợ lực lượng mặt đất chiến đấu.
Mặc dù bị thiệt hại nặng do cuộc nội chiến, nhưng Nga cũng chỉ viện trợ cho Không quân Syria 2 chiếc cường kích mặt đất Su-24M2 trong năm 2016; với sức mạnh của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ, nếu không có sự can thiệp kịp thời của Nga trong thời điểm này, Không quân Syria thậm chí có nguy cơ bị Không quân Thổ xóa sổ hoàn toàn.
Video Nga tăng cường bộ ba không quân chiến lược tầm xa tại Syria - Nguồn: VTC