Trận chiến trên không xảy ra vài giờ sau khi một máy bay không người lái (UAV) của Thổ Nhĩ Kỳ bị Quân đội chính phủ Syria bắn hạ. Thật khó hiểu khi tin tức từ Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, hai máy bay ném bom Su-24 của Syria đã cố gắng “tấn công” các máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ và đã bị bắn hạ mà không có giải thích thêm.Ngày 27/2, không quân Syria đã tổ chức không kích vào một vị trí đóng quân của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tại tỉnh Idlib, làm 33 binh sĩ Thổ bị thiệt mạng; để trả đũa, không quân Thổ đã điều phi đội F-16C thuộc phi đoàn 182, đóng tại căn cứ không quân Konya ở miền trung Thổ Nhĩ Kỳ xuất kích, tiêu diệt 2 máy bay Su-24 của Syria, 2 phi công nhảy dù tiếp đất an toàn.Từ khi nổ ra cuộc nội chiến tại Syria (năm 2011), không quân Thổ đã nhiều lần bắn hạ máy bay của Syria; chiều ngày 16/9/2013, Phi đội máy bay chiến đấu 182 của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ cất cánh từ Konya đã bắn hạ một chiếc trực thăng Mi-8 của Syria bằng tên lửa AIM-9X-17.Vào ngày 24/3/2014, máy bay chiến đấu F-16C của phi đội máy bay chiến đấu 192, cũng đóng tại căn cứ không quân Konya, bắn hạ một máy bay chiến đấu MIG-23 của Syria bằng tên lửa AIM-120.Vào ngày 24/11/2015, F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ một máy bay ném bom chiến đấu Su-24 của Không quân Nga, máy bay rơi xuống phía Syria và phi công đã thiệt mạng. Người ta tin rằng điều này cũng được thực hiện bởi phi đội máy bay chiến đấu 182 hoặc 192 của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ đóng tại Konya.Phi đội máy bay chiến đấu 192 "Tiger" của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những phi đội át chủ bài của không quân nước này và là thành viên của “Tiger” NATO, đủ điều kiện tham gia cuộc tập trận không quân chung quy mô lớn hàng năm của NATO. Đây là phi đội có bề dày lịch sử truyền thống, được thành lập ở Barakhir vào năm 1948.Không quân Syria cũng từng là một lực lượng mạnh trong khu vực, nhưng đã bị tàn phá bởi cuộc nội chiến và chịu đựng các lệnh trừng phạt và cấm vận, nên hiện nay họ chỉ là cái bóng của chính họ; hầu hết số máy bay có trong trang bị được chế tạo từ thời Liên Xô như MIG-23, MIG-25, MIG-29, SU-22 và Su-24; số lượng không quá 300 chiếc.Vào năm 2012, Nga tuyên bố rằng họ sẽ không cung cấp các máy bay chiến đấu MIG-29M và máy bay huấn luyện YAK-130 mới được đặt hàng cho Syria, do chấp hành lệnh cấm vận của Liên hợp quốc và Nga chỉ thực hiện các hợp đồng bảo trì và nâng cấp đã ký trước đó.May mắn cho Không quân Syria là từ năm 2009 đến 2013, họ đã nâng cấp 24 máy bay cường kích Su-24 mua từ thời Liên Xô lên chuẩn Su-24M2; phiên bản nâng cấp được trang bị hệ thống dẫn đường SVP-24 mới, có thể sử dụng hệ thống định vị GPS, màn hình màu cảm ứng ILS-31 và có thể sử dụng các loại vũ khí như tên lửa Kh-31A/ P, Kh-59MK, bom KAB-500S và các tên lửa không đối đất dẫn đường chính xác mới khác.Tuy nhiên, theo tin tức mới nhất, do cuộc nội chiến kéo dài, Không quân Syria hiện chỉ còn không quá 14 chiếc Su-24. Những chiếc Su-24 này, thuộc phi đội 819 và 827 của Không quân Syria, đều đóng tại căn cứ không quân Tiyas ở miền trung Syria, cách địa điểm xảy ra sự cố ở Idlib một cự ly ngắn.Khi Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân đội trực tiếp can dự vào lãnh thổ Syria vào tháng 2 năm nay, diễn biến chiến trường dường như không tồi tệ như Thổ Nhĩ Kỳ tưởng tượng. Lực lượng không quân Syria dù trong thế “sức cùng, lực kiệt” nhưng vẫn tổ chức vụ không kích vào vị trí đóng quân của Quân đội Thổ, làm 33 lính thiệt mạng, hơn 30 người khác bị thương, gây sốc cho phía Thổ Nhĩ Kỳ.Để trả đũa, Thổ Nhĩ Kỳ đã lên kế hoạch tổ chức một chiến dịch “săn lùng’ tận diệt Không quân Syria; các máy bay cường kích bom của Syria với khả năng tự vệ rất kém, lại không được bảo vệ bằng các phương tiện tác chiến điện tử và chiến đấu đơn lẻ; vì vậy chúng chỉ không thể làm gì trước máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ.Ngược lại, sức mạnh của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ rõ ràng là vượt trội, đặc biệt là về khả năng kiểm soát trên không, khả năng giám sát chiến trường. Trong cuộc tấn công này, hai chiếc Su-24 đã bị bắn hạ khi Không quân Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng chiến thuật mới “Chỉ huy – dẫn đường trên không”, làm 2 chiếc Su-24 của Syria hoàn toàn không có biện pháp đối phó nào.Điều này không chỉ cho thấy lực lượng Không quân Syria bị tê liệt, lạc hậu, mà còn cho thấy, Nga với một đơn vị đồn trú ở Syria đã không hỗ trợ tình báo và thông tin chiến trường mạnh mẽ cho Không quân Syria; hoặc các kênh thông tin giữa Nga và Syria không được thông suốt, không kịp thời cánh báo cho Không quân Syria để họ có biện pháp đối phó.
Video Nga tăng cường bộ ba không quân chiến lược tầm xa tại Syria - Nguồn: VTC
Trận chiến trên không xảy ra vài giờ sau khi một máy bay không người lái (UAV) của Thổ Nhĩ Kỳ bị Quân đội chính phủ Syria bắn hạ. Thật khó hiểu khi tin tức từ Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, hai máy bay ném bom Su-24 của Syria đã cố gắng “tấn công” các máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ và đã bị bắn hạ mà không có giải thích thêm.
Ngày 27/2, không quân Syria đã tổ chức không kích vào một vị trí đóng quân của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tại tỉnh Idlib, làm 33 binh sĩ Thổ bị thiệt mạng; để trả đũa, không quân Thổ đã điều phi đội F-16C thuộc phi đoàn 182, đóng tại căn cứ không quân Konya ở miền trung Thổ Nhĩ Kỳ xuất kích, tiêu diệt 2 máy bay Su-24 của Syria, 2 phi công nhảy dù tiếp đất an toàn.
Từ khi nổ ra cuộc nội chiến tại Syria (năm 2011), không quân Thổ đã nhiều lần bắn hạ máy bay của Syria; chiều ngày 16/9/2013, Phi đội máy bay chiến đấu 182 của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ cất cánh từ Konya đã bắn hạ một chiếc trực thăng Mi-8 của Syria bằng tên lửa AIM-9X-17.
Vào ngày 24/3/2014, máy bay chiến đấu F-16C của phi đội máy bay chiến đấu 192, cũng đóng tại căn cứ không quân Konya, bắn hạ một máy bay chiến đấu MIG-23 của Syria bằng tên lửa AIM-120.
Vào ngày 24/11/2015, F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ một máy bay ném bom chiến đấu Su-24 của Không quân Nga, máy bay rơi xuống phía Syria và phi công đã thiệt mạng. Người ta tin rằng điều này cũng được thực hiện bởi phi đội máy bay chiến đấu 182 hoặc 192 của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ đóng tại Konya.
Phi đội máy bay chiến đấu 192 "Tiger" của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những phi đội át chủ bài của không quân nước này và là thành viên của “Tiger” NATO, đủ điều kiện tham gia cuộc tập trận không quân chung quy mô lớn hàng năm của NATO. Đây là phi đội có bề dày lịch sử truyền thống, được thành lập ở Barakhir vào năm 1948.
Không quân Syria cũng từng là một lực lượng mạnh trong khu vực, nhưng đã bị tàn phá bởi cuộc nội chiến và chịu đựng các lệnh trừng phạt và cấm vận, nên hiện nay họ chỉ là cái bóng của chính họ; hầu hết số máy bay có trong trang bị được chế tạo từ thời Liên Xô như MIG-23, MIG-25, MIG-29, SU-22 và Su-24; số lượng không quá 300 chiếc.
Vào năm 2012, Nga tuyên bố rằng họ sẽ không cung cấp các máy bay chiến đấu MIG-29M và máy bay huấn luyện YAK-130 mới được đặt hàng cho Syria, do chấp hành lệnh cấm vận của Liên hợp quốc và Nga chỉ thực hiện các hợp đồng bảo trì và nâng cấp đã ký trước đó.
May mắn cho Không quân Syria là từ năm 2009 đến 2013, họ đã nâng cấp 24 máy bay cường kích Su-24 mua từ thời Liên Xô lên chuẩn Su-24M2; phiên bản nâng cấp được trang bị hệ thống dẫn đường SVP-24 mới, có thể sử dụng hệ thống định vị GPS, màn hình màu cảm ứng ILS-31 và có thể sử dụng các loại vũ khí như tên lửa Kh-31A/ P, Kh-59MK, bom KAB-500S và các tên lửa không đối đất dẫn đường chính xác mới khác.
Tuy nhiên, theo tin tức mới nhất, do cuộc nội chiến kéo dài, Không quân Syria hiện chỉ còn không quá 14 chiếc Su-24. Những chiếc Su-24 này, thuộc phi đội 819 và 827 của Không quân Syria, đều đóng tại căn cứ không quân Tiyas ở miền trung Syria, cách địa điểm xảy ra sự cố ở Idlib một cự ly ngắn.
Khi Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân đội trực tiếp can dự vào lãnh thổ Syria vào tháng 2 năm nay, diễn biến chiến trường dường như không tồi tệ như Thổ Nhĩ Kỳ tưởng tượng. Lực lượng không quân Syria dù trong thế “sức cùng, lực kiệt” nhưng vẫn tổ chức vụ không kích vào vị trí đóng quân của Quân đội Thổ, làm 33 lính thiệt mạng, hơn 30 người khác bị thương, gây sốc cho phía Thổ Nhĩ Kỳ.
Để trả đũa, Thổ Nhĩ Kỳ đã lên kế hoạch tổ chức một chiến dịch “săn lùng’ tận diệt Không quân Syria; các máy bay cường kích bom của Syria với khả năng tự vệ rất kém, lại không được bảo vệ bằng các phương tiện tác chiến điện tử và chiến đấu đơn lẻ; vì vậy chúng chỉ không thể làm gì trước máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngược lại, sức mạnh của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ rõ ràng là vượt trội, đặc biệt là về khả năng kiểm soát trên không, khả năng giám sát chiến trường. Trong cuộc tấn công này, hai chiếc Su-24 đã bị bắn hạ khi Không quân Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng chiến thuật mới “Chỉ huy – dẫn đường trên không”, làm 2 chiếc Su-24 của Syria hoàn toàn không có biện pháp đối phó nào.
Điều này không chỉ cho thấy lực lượng Không quân Syria bị tê liệt, lạc hậu, mà còn cho thấy, Nga với một đơn vị đồn trú ở Syria đã không hỗ trợ tình báo và thông tin chiến trường mạnh mẽ cho Không quân Syria; hoặc các kênh thông tin giữa Nga và Syria không được thông suốt, không kịp thời cánh báo cho Không quân Syria để họ có biện pháp đối phó.
Video Nga tăng cường bộ ba không quân chiến lược tầm xa tại Syria - Nguồn: VTC