Cùng English Russia chiêm ngưỡng dàn pháo binh thuộc Quân khu phía Đông Nga diễn tập bắn đạn thật trong đêm với sự tham gia của hơn 2.000 binh sĩ đến từ nhiều đơn vị pháo binh khác nhau. Trong đợt diễn tập lần này còn có sự tham gia của các tổ hợp pháo phản lực Tornado-G - biến thể hiện đại hóa của huyền thoại BM-21. Nguồn ảnh: English Russia.Quá trình chuẩn bị cho đợt diễn tập trên được bắt đầu từ 10 giờ sáng toàn bộ các đơn vị tham gia diễn tập gồm pháo tự hành, pháo kéo và tổ hợp pháo phản lực đều được tập kết trước tại trận địa. Nguồn ảnh: English Russia.Trong khi đó, trung tâm chỉ huy diễn tập được đặt khá xa trận địa pháo và toàn bộ các mệnh lệnh được đưa ra trận địa đều được thực hiện qua hệ thống liên lạc vô tuyến. Trang bị chính trong lần diễn tập bắn đạn thật này gồm có pháo tự hành 2S1 "Gvozdika", 2S3 "Acacia”, 2S5 “Giatsint-S”, 2S19 “Msta-S” và 9A52-4 “Tornado-G”. Nguồn ảnh: English Russia.9A52-4 “Tornado-G” mới được trang bị cho Quân khu phía Đông của Nga trong thời gian gần đây. Nguồn ảnh: English Russia.Giống như Grad, Tornado-G được trang bị cụm ống phóng 40 nòng 122mm đặt trên khung gầm đặc chủng Ural-4320. Ở cả Grad hay Tornado-G, vị trí khoang lái của nó thường không được bọc thép một phần do tổ hợp pháo phản lực này chỉ hoạt động ở tuyến sau do có tầm bắn hiệu quả khá xa. Nguồn ảnh: English Russia.Pháo phản lực Tornado-G được thiết kế để tấn công các đơn bị bộ binh, xe bọc thép, khẩu đội pháo cối hoặc các trận địa phòng thủ của đối phương trên mọi địa hình, nó có tầm bắn từ 40-100km với sức mạnh hỏa lực vẫn tương tự như trên Grad. Nguồn ảnh: English Russia.Trong thử nghiệm, Tornado-G được đánh giá có hiệu quả tác chiến gấp ba lần so với những người tiền nhiệm của nó, mặc dù chỉ mới được giới thiệu vào năm 2012, nhưng đến năm 2013 tổ hợp pháo phản lực này đã được Quân đội Nga đưa vào trang bị và triển khai tại các Quân khu hay vị trị chiến lược. Nguồn ảnh: English Russia.Hệ thống điều khiển hỏa lực trên Tornado-G cũng có sự nâng cấp đáng kể so với Grad với hệ thống điều khiển, trinh sát, bắt bám mục tiêu kỹ thuật số được tích hợp trên mỗi tổ hợp. Bên cạnh đó đạn rocket của Tornado-G cũng được trang bị các đầu dẫn hồng ngoại hoặc dẫn đường bằng hệ thống định vị Glonass giúp cải thiện đáng kể độ chính xác trong mỗi phát bắn. Nguồn ảnh: English Russia.Hình ảnh một sĩ quan pháo binh Nga canh chỉnh lại tổ hợp Tornado-G của mình trước giờ khai hỏa. Nguồn ảnh: English Russia.Nhìn từ bên ngoài ta có thể thấy Tornado-G không có sự khác biệt lớn lắm so với Grad ngoài việc cụm ống phóng rocket được thiết kế lại giúp tăng độ ổn định lẫn độ chính xác khi bắn của tổ hợp. Nguồn ảnh: English Russia.Khi màn đêm buông xuống cũng là lúc những tổ hợp Tornado-G sẵn sàng đợi lệnh khai hỏa. Nguồn ảnh: English Russia.Ngay khi có tín hiệu “khai hỏa” toàn bộ trận địa pháo tham gia diễn tập đồng loạt khai hỏa vào các mục tiêu giả định. Nguồn ảnh: English Russia.Khoảng khắc đạn rocket 122mm của Tornado-G rời khỏi nòng. Những đợt diễn tập như thế này sẽ giúp binh sĩ Nga rèn luyện các kỹ năng cần thiết khi phải tham gia một cuộc chiến tranh quy mô, cũng như sử dụng thành thục các loại vũ khí có trong trang bị. Nguồn ảnh: English Russia.Tornado-G có thể khai hỏa đồng thời hết 40 quả đạn rocket 122mm của mình chỉ trong 20 giây và chỉ mất khoảng 10 phút để tái nạp đạn cho một loạt bắn mới kể cả khi nạp đạn bằng tay với điều kiện đạn rocket đã được chuẩn bị từ trước. Nguồn ảnh: English Russia.Ngay sau khi trút cơn bão lửa xuống mục tiêu Tornado-G chỉ mất khoảng 2 phút để rời khỏi trận địa cùng toàn bộ kíp chiến đấu, điều này giúp nó hạn chế tối đa nguy cơ bị phản pháo. Nguồn ảnh: English Russia.Cả trận địa pháo Sergeevka ở vùng Viễn Đông Nga trở nên sáng rực trước màn phô diễn sức mạnh của pháo binh Nga. Nguồn ảnh: English Russia.
Cùng English Russia chiêm ngưỡng dàn pháo binh thuộc Quân khu phía Đông Nga diễn tập bắn đạn thật trong đêm với sự tham gia của hơn 2.000 binh sĩ đến từ nhiều đơn vị pháo binh khác nhau. Trong đợt diễn tập lần này còn có sự tham gia của các tổ hợp pháo phản lực Tornado-G - biến thể hiện đại hóa của huyền thoại BM-21. Nguồn ảnh: English Russia.
Quá trình chuẩn bị cho đợt diễn tập trên được bắt đầu từ 10 giờ sáng toàn bộ các đơn vị tham gia diễn tập gồm pháo tự hành, pháo kéo và tổ hợp pháo phản lực đều được tập kết trước tại trận địa. Nguồn ảnh: English Russia.
Trong khi đó, trung tâm chỉ huy diễn tập được đặt khá xa trận địa pháo và toàn bộ các mệnh lệnh được đưa ra trận địa đều được thực hiện qua hệ thống liên lạc vô tuyến. Trang bị chính trong lần diễn tập bắn đạn thật này gồm có pháo tự hành 2S1 "Gvozdika", 2S3 "Acacia”, 2S5 “Giatsint-S”, 2S19 “Msta-S” và 9A52-4 “Tornado-G”. Nguồn ảnh: English Russia.
9A52-4 “Tornado-G” mới được trang bị cho Quân khu phía Đông của Nga trong thời gian gần đây. Nguồn ảnh: English Russia.
Giống như Grad, Tornado-G được trang bị cụm ống phóng 40 nòng 122mm đặt trên khung gầm đặc chủng Ural-4320. Ở cả Grad hay Tornado-G, vị trí khoang lái của nó thường không được bọc thép một phần do tổ hợp pháo phản lực này chỉ hoạt động ở tuyến sau do có tầm bắn hiệu quả khá xa. Nguồn ảnh: English Russia.
Pháo phản lực Tornado-G được thiết kế để tấn công các đơn bị bộ binh, xe bọc thép, khẩu đội pháo cối hoặc các trận địa phòng thủ của đối phương trên mọi địa hình, nó có tầm bắn từ 40-100km với sức mạnh hỏa lực vẫn tương tự như trên Grad. Nguồn ảnh: English Russia.
Trong thử nghiệm, Tornado-G được đánh giá có hiệu quả tác chiến gấp ba lần so với những người tiền nhiệm của nó, mặc dù chỉ mới được giới thiệu vào năm 2012, nhưng đến năm 2013 tổ hợp pháo phản lực này đã được Quân đội Nga đưa vào trang bị và triển khai tại các Quân khu hay vị trị chiến lược. Nguồn ảnh: English Russia.
Hệ thống điều khiển hỏa lực trên Tornado-G cũng có sự nâng cấp đáng kể so với Grad với hệ thống điều khiển, trinh sát, bắt bám mục tiêu kỹ thuật số được tích hợp trên mỗi tổ hợp. Bên cạnh đó đạn rocket của Tornado-G cũng được trang bị các đầu dẫn hồng ngoại hoặc dẫn đường bằng hệ thống định vị Glonass giúp cải thiện đáng kể độ chính xác trong mỗi phát bắn. Nguồn ảnh: English Russia.
Hình ảnh một sĩ quan pháo binh Nga canh chỉnh lại tổ hợp Tornado-G của mình trước giờ khai hỏa. Nguồn ảnh: English Russia.
Nhìn từ bên ngoài ta có thể thấy Tornado-G không có sự khác biệt lớn lắm so với Grad ngoài việc cụm ống phóng rocket được thiết kế lại giúp tăng độ ổn định lẫn độ chính xác khi bắn của tổ hợp. Nguồn ảnh: English Russia.
Khi màn đêm buông xuống cũng là lúc những tổ hợp Tornado-G sẵn sàng đợi lệnh khai hỏa. Nguồn ảnh: English Russia.
Ngay khi có tín hiệu “khai hỏa” toàn bộ trận địa pháo tham gia diễn tập đồng loạt khai hỏa vào các mục tiêu giả định. Nguồn ảnh: English Russia.
Khoảng khắc đạn rocket 122mm của Tornado-G rời khỏi nòng. Những đợt diễn tập như thế này sẽ giúp binh sĩ Nga rèn luyện các kỹ năng cần thiết khi phải tham gia một cuộc chiến tranh quy mô, cũng như sử dụng thành thục các loại vũ khí có trong trang bị. Nguồn ảnh: English Russia.
Tornado-G có thể khai hỏa đồng thời hết 40 quả đạn rocket 122mm của mình chỉ trong 20 giây và chỉ mất khoảng 10 phút để tái nạp đạn cho một loạt bắn mới kể cả khi nạp đạn bằng tay với điều kiện đạn rocket đã được chuẩn bị từ trước. Nguồn ảnh: English Russia.
Ngay sau khi trút cơn bão lửa xuống mục tiêu Tornado-G chỉ mất khoảng 2 phút để rời khỏi trận địa cùng toàn bộ kíp chiến đấu, điều này giúp nó hạn chế tối đa nguy cơ bị phản pháo. Nguồn ảnh: English Russia.
Cả trận địa pháo Sergeevka ở vùng Viễn Đông Nga trở nên sáng rực trước màn phô diễn sức mạnh của pháo binh Nga. Nguồn ảnh: English Russia.