Thông tin trên cũng được nhiều quan chức Philippines xác nhận và đây là hợp đồng mua vũ khí đầu tiên giữa Manila và Nga trong suốt nhiều thập kỷ qua. Không chỉ mua súng chống tăng B-41 (hay RPG-7), Quân đội Philippines còn định nhập từ Nga hàng ngàn quả đạn dành cho mẫu vũ khí bộ binh này với giá trị hợp đồng vào khoảng hơn 4 triệu USD. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Được biết hiện tại Quân đội Philippines cũng đang sở hữu mẫu súng chống tăng tương tự như RPG-7 là ATGL-L2 một bản sao do Bulgaria chế tạo với số lượng hơn 250 đơn vị. Tuy nhiên thay vì tiếp tục mua ATGL-L2 từ Bulgaria, Philippines lại chuyển sang mua RPG-7B của Nga. Nguồn ảnh: Vitaly V. Kuzmin.Việc Philippines công bố hợp đồng mua RPG-7B từ Nga đã ít nhiều làm phật lòng Mỹ, nhất là khi Rosoboronexport - Tập đoàn xuất nhập khẩu vũ khí nhà nước Nga mà Manila đang làm ăn thuộc diện các công ty quốc phòng Nga nằm trong danh sách cấm vận từ Mỹ. Nguồn ảnh: Wikipedia.Tuy nhiên, khi được hỏi vấn đề này các quan chức Philippines tỏ ra không quan tâm lắm và tuyên bố Manila có quyền làm ăn với bất kỳ ai mà họ muốn kể cả đó là Nga hay bất cứ quốc gia nào khác. Nguồn ảnh: Vitaly V. Kuzmin.Điều đáng nói ở đây là hiện tại Philippines vẫn đang là một trong những quốc gia nhận viện trợ quân sự lớn từ Mỹ, thậm chí có thể họ đang lấy tiền của Washington để mua vũ khí từ Nga. Trong khi đó các hợp đồng nhập khẩu vũ khí mới từ Mỹ của Philippines gần như không thấy xuất hiện. Nguồn ảnh: TASS.Được biết, kể từ khi Tổng thống Rodrigo Duterte lên nắm quyền từ năm 2016, chính sách đối ngoại của Manila dần có chiều hướng "rời xa" Mỹ dù hai bên vẫn tuyên bố là đồng minh chiến lược, còn thực tế lại hoàn toàn ngược lại. Nguồn ảnh: TASS.Dẫu vậy cũng cần phải nói lại rằng với 7.5 triệu USD, Philippines khó có thể mua được một vũ khí chống tăng nào tử tế từ Mỹ hay châu Âu và với chừng đó ngân sách RPG-7B là sự lựa chọn phù hợp và kinh tế nhất. Nguồn ảnh: TASS.Trong khi đó, ở thời điểm hiện tại Quân đội Philippines trong tình cảnh thiếu trầm trọng vũ khí chống tăng cá nhân từ cấp tiểu đội trở lên và sau cuộc chiến ở Marawi họ mới thấy được sự cần thiết của thứ vũ khí này trong tác chiến đô thị. Nguồn ảnh: TASS.Còn về súng chống tăng RPG-7, nó do Cục thiết kế Bazalt phát triển cho Quân đội Liên Xô từ năm 1961. Đây được coi là vũ khí chống tăng cá nhân thành công nhất trong lịch sử thế giới với 9 triệu khẩu được chế tạo, sử dụng chiến đấu suốt từ những năm 1960 đến tận hôm nay. Nguồn ảnh: TASS.RPG-7 có kết cấu hết sức đơn giản, cấu tạo hình ống cỡ 40mm, dài khoảng 950mm, nặng 7kg. Giữa thân phình to ra thành một buồng rộng - buồng đốt chứa liều phóng. Việc tạo thành buồng đốt này sẽ đẩy súng về phía trước, nhưng lực này được cân bằng bởi lỗ thoát khí. Cận cảnh một pha khai hỏa RPG-7 của lính Nga trong diễn tập bắn đạt thật. Nguồn ảnh: TASS.RPG-7 được thiết kế để có thể bắn nhiều loại đạn khác nhau như đạn xuyên giáp diệt tăng, đạn chống bộ binh, đạn phá công sự. Mẫu đạn tiêu chuẩn gắn liền với tên tuổi của RPG-7 là PG-7V được đưa vào sử dụng năm 1961 có tầm bắn mục tiêu di động 250m, xuyên giáp dày 260mm. Nguồn ảnh: TASS.Khi các dòng xe tăng hiện đại được trang bị giáp phản ứng nổ, RPG-7 được trang bị thêm đạn xuyên giáp PG-7VR xuyên 600-750mm sau ERA vào năm 1988 và đạn nhiệp áp chống công sự TBG-7V cũng trong giai đoạn này. Nguồn ảnh: TASS.Mời độc giả xem video: Súng chống tăng RPG-7: Đại bác trên vai người lính. (nguồn QPVN)
Thông tin trên cũng được nhiều quan chức Philippines xác nhận và đây là hợp đồng mua vũ khí đầu tiên giữa Manila và Nga trong suốt nhiều thập kỷ qua. Không chỉ mua súng chống tăng B-41 (hay RPG-7), Quân đội Philippines còn định nhập từ Nga hàng ngàn quả đạn dành cho mẫu vũ khí bộ binh này với giá trị hợp đồng vào khoảng hơn 4 triệu USD. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Được biết hiện tại Quân đội Philippines cũng đang sở hữu mẫu súng chống tăng tương tự như RPG-7 là ATGL-L2 một bản sao do Bulgaria chế tạo với số lượng hơn 250 đơn vị. Tuy nhiên thay vì tiếp tục mua ATGL-L2 từ Bulgaria, Philippines lại chuyển sang mua RPG-7B của Nga. Nguồn ảnh: Vitaly V. Kuzmin.
Việc Philippines công bố hợp đồng mua RPG-7B từ Nga đã ít nhiều làm phật lòng Mỹ, nhất là khi Rosoboronexport - Tập đoàn xuất nhập khẩu vũ khí nhà nước Nga mà Manila đang làm ăn thuộc diện các công ty quốc phòng Nga nằm trong danh sách cấm vận từ Mỹ. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Tuy nhiên, khi được hỏi vấn đề này các quan chức Philippines tỏ ra không quan tâm lắm và tuyên bố Manila có quyền làm ăn với bất kỳ ai mà họ muốn kể cả đó là Nga hay bất cứ quốc gia nào khác. Nguồn ảnh: Vitaly V. Kuzmin.
Điều đáng nói ở đây là hiện tại Philippines vẫn đang là một trong những quốc gia nhận viện trợ quân sự lớn từ Mỹ, thậm chí có thể họ đang lấy tiền của Washington để mua vũ khí từ Nga. Trong khi đó các hợp đồng nhập khẩu vũ khí mới từ Mỹ của Philippines gần như không thấy xuất hiện. Nguồn ảnh: TASS.
Được biết, kể từ khi Tổng thống Rodrigo Duterte lên nắm quyền từ năm 2016, chính sách đối ngoại của Manila dần có chiều hướng "rời xa" Mỹ dù hai bên vẫn tuyên bố là đồng minh chiến lược, còn thực tế lại hoàn toàn ngược lại. Nguồn ảnh: TASS.
Dẫu vậy cũng cần phải nói lại rằng với 7.5 triệu USD, Philippines khó có thể mua được một vũ khí chống tăng nào tử tế từ Mỹ hay châu Âu và với chừng đó ngân sách RPG-7B là sự lựa chọn phù hợp và kinh tế nhất. Nguồn ảnh: TASS.
Trong khi đó, ở thời điểm hiện tại Quân đội Philippines trong tình cảnh thiếu trầm trọng vũ khí chống tăng cá nhân từ cấp tiểu đội trở lên và sau cuộc chiến ở Marawi họ mới thấy được sự cần thiết của thứ vũ khí này trong tác chiến đô thị. Nguồn ảnh: TASS.
Còn về súng chống tăng RPG-7, nó do Cục thiết kế Bazalt phát triển cho Quân đội Liên Xô từ năm 1961. Đây được coi là vũ khí chống tăng cá nhân thành công nhất trong lịch sử thế giới với 9 triệu khẩu được chế tạo, sử dụng chiến đấu suốt từ những năm 1960 đến tận hôm nay. Nguồn ảnh: TASS.
RPG-7 có kết cấu hết sức đơn giản, cấu tạo hình ống cỡ 40mm, dài khoảng 950mm, nặng 7kg. Giữa thân phình to ra thành một buồng rộng - buồng đốt chứa liều phóng. Việc tạo thành buồng đốt này sẽ đẩy súng về phía trước, nhưng lực này được cân bằng bởi lỗ thoát khí. Cận cảnh một pha khai hỏa RPG-7 của lính Nga trong diễn tập bắn đạt thật. Nguồn ảnh: TASS.
RPG-7 được thiết kế để có thể bắn nhiều loại đạn khác nhau như đạn xuyên giáp diệt tăng, đạn chống bộ binh, đạn phá công sự. Mẫu đạn tiêu chuẩn gắn liền với tên tuổi của RPG-7 là PG-7V được đưa vào sử dụng năm 1961 có tầm bắn mục tiêu di động 250m, xuyên giáp dày 260mm. Nguồn ảnh: TASS.
Khi các dòng xe tăng hiện đại được trang bị giáp phản ứng nổ, RPG-7 được trang bị thêm đạn xuyên giáp PG-7VR xuyên 600-750mm sau ERA vào năm 1988 và đạn nhiệp áp chống công sự TBG-7V cũng trong giai đoạn này. Nguồn ảnh: TASS.
Mời độc giả xem video: Súng chống tăng RPG-7: Đại bác trên vai người lính. (nguồn QPVN)