Theo tờ The Times của Israel, sau thời gian trì hoãn cuối cùng Hải quân Philippines cũng đưa vào biên chế tàu tấn công nhanh mang tên lửa Spike-ER dựa trên nền tảng tàu cao tốc tấn công đa nhiệm MPAC vốn được Philippines đưa vào trang bị trước đó. Nguồn ảnh: MaxDefense.Theo nhiều nguồn tin quân sự của Philippines, hải quân nước này sẽ tiến hành nâng cấp ba tàu MPAC Mk 3 hiện có lên biến thể tấn công nhanh mang tên lửa với hệ thống Typhoon MLS-ER mang theo các tên lửa tấn công dẫn đường Spike-ER do hãng Rafael phát triển. Nguồn ảnh: MaxDefense.Hiện tại Hải quân Philippines có trong biên chế tới ba biến thể của tàu cao tốc tấn công đa nhiệm MPAC từ Mk 1 tới Mk 3 trong đó Mk 2 và Mk 3 là do nước này tự đóng với trong nước và được hiện đại hóa bởi các công ty quốc phòng nước ngoài. Nguồn ảnh: DefenseWorld.Theo Rafael, hệ thống Typhoon MLS-ER là tổ hợp vũ khí tích hợp mở rộng tương thích với các mẫu tàu chiến và tàu tuần tra cao tốc cỡ nhỏ, quá trình tích hợp Typhoon MLS-ER diễn ra cũng khá đơn giản và không làm ảnh hưởng đến kết cấu tổng thể của tàu. Nguồn ảnh: MaxDefense.Về Typhoon MLS-ER, hệ thống vũ khí này gồm một bệ phóng tên lửa mang theo bốn tên lửa dẫn đường Spike-ER có tầm bắn lên đến 8.000 mét, cùng với đó là cảm biến và hệ thống kiểm soát hỏa lực đi kèm. Còn tên lửa Spike-ER có thể được sử dụng cho nhiệm vụ chống hạm lẫn chống tăng. Nguồn ảnh: MaxDefense.Theo phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Philippines, nước này đã chi khoảng 11,6 triệu USD cho quá trình nâng cấp các tàu MPAC Mk 3. Bên cạnh đó Hải quân Philippines còn đang có kế hoạch trang bị tên lửa tấn công cho các tàu hộ vệ chống ngầm lớp Pohang III được Hàn Quốc viện trợ. Nguồn ảnh: Wikipedia.Cận cảnh hệ thống vũ khí của Typhoon MLS-ER với cụm bốn tên lửa dẫn đường Spike-ER, trọng lượng của mỗi quả Spike-ER là 34kg với khả năng xâm nhập lớp giáp bằng thép cán dày tới 1.000mm. Spike-ER còn được trang bị một đầu dẫn quang điện cho phép tấn công chính xác mục tiêu với sai số thấp nhất. Nguồn ảnh: Wikipedia.Trong ảnh là một tàu tuần tra cao tốc của Hải quân Israel với hệ thống Typhoon MLS-ER. Nguồn ảnh: Concept News Central.Hải quân Philippines quyết tâm chi 125 tỉ peso (2,41 tỉ USD) trong 5 năm tới để mua tàu hộ vệ, chiến đấu cơ, trực thăng, máy bay trinh sát, máy bay không người lái và hệ thống radar, nhằm tăng năng lực chiến đấu trên biển của lực lượng này. Nguồn ảnh: Manila Livewire.Về các tàu MPAC của Hải quân Philippines chúng có tầm hoạt động khoảng 500km với tốc độ hành trình tối đa 40-45 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn của nó gồm 5 người và có thể chở theo tối đa 16 binh sĩ cùng đầy đủ trang bị. Nguồn ảnh: Wikipedia.Hệ thống vũ khí mà MPAC được trang bị khá đơn giản hầu hết là súng máy 12.7mm và 7.62mm. Để giảm trọng lượng của tàu nên thân MPAC được làm vật liệu nhôm tổng hợp, điều này giúp tàu chạy nhanh hơn nhưng cũng khiến nó không có khả năng phòng vệ trước các loại vũ khí hạng nặng. Nguồn ảnh: Wikipedia.Mời độc giả xem video: Tàu cao tốc tấn công đa nhiệm MPAC của Hải quân Philippines. (nguồn update defense)
Theo tờ The Times của Israel, sau thời gian trì hoãn cuối cùng Hải quân Philippines cũng đưa vào biên chế tàu tấn công nhanh mang tên lửa Spike-ER dựa trên nền tảng tàu cao tốc tấn công đa nhiệm MPAC vốn được Philippines đưa vào trang bị trước đó. Nguồn ảnh: MaxDefense.
Theo nhiều nguồn tin quân sự của Philippines, hải quân nước này sẽ tiến hành nâng cấp ba tàu MPAC Mk 3 hiện có lên biến thể tấn công nhanh mang tên lửa với hệ thống Typhoon MLS-ER mang theo các tên lửa tấn công dẫn đường Spike-ER do hãng Rafael phát triển. Nguồn ảnh: MaxDefense.
Hiện tại Hải quân Philippines có trong biên chế tới ba biến thể của tàu cao tốc tấn công đa nhiệm MPAC từ Mk 1 tới Mk 3 trong đó Mk 2 và Mk 3 là do nước này tự đóng với trong nước và được hiện đại hóa bởi các công ty quốc phòng nước ngoài. Nguồn ảnh: DefenseWorld.
Theo Rafael, hệ thống Typhoon MLS-ER là tổ hợp vũ khí tích hợp mở rộng tương thích với các mẫu tàu chiến và tàu tuần tra cao tốc cỡ nhỏ, quá trình tích hợp Typhoon MLS-ER diễn ra cũng khá đơn giản và không làm ảnh hưởng đến kết cấu tổng thể của tàu. Nguồn ảnh: MaxDefense.
Về Typhoon MLS-ER, hệ thống vũ khí này gồm một bệ phóng tên lửa mang theo bốn tên lửa dẫn đường Spike-ER có tầm bắn lên đến 8.000 mét, cùng với đó là cảm biến và hệ thống kiểm soát hỏa lực đi kèm. Còn tên lửa Spike-ER có thể được sử dụng cho nhiệm vụ chống hạm lẫn chống tăng. Nguồn ảnh: MaxDefense.
Theo phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Philippines, nước này đã chi khoảng 11,6 triệu USD cho quá trình nâng cấp các tàu MPAC Mk 3. Bên cạnh đó Hải quân Philippines còn đang có kế hoạch trang bị tên lửa tấn công cho các tàu hộ vệ chống ngầm lớp Pohang III được Hàn Quốc viện trợ. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Cận cảnh hệ thống vũ khí của Typhoon MLS-ER với cụm bốn tên lửa dẫn đường Spike-ER, trọng lượng của mỗi quả Spike-ER là 34kg với khả năng xâm nhập lớp giáp bằng thép cán dày tới 1.000mm. Spike-ER còn được trang bị một đầu dẫn quang điện cho phép tấn công chính xác mục tiêu với sai số thấp nhất. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Trong ảnh là một tàu tuần tra cao tốc của Hải quân Israel với hệ thống Typhoon MLS-ER. Nguồn ảnh: Concept News Central.
Hải quân Philippines quyết tâm chi 125 tỉ peso (2,41 tỉ USD) trong 5 năm tới để mua tàu hộ vệ, chiến đấu cơ, trực thăng, máy bay trinh sát, máy bay không người lái và hệ thống radar, nhằm tăng năng lực chiến đấu trên biển của lực lượng này. Nguồn ảnh: Manila Livewire.
Về các tàu MPAC của Hải quân Philippines chúng có tầm hoạt động khoảng 500km với tốc độ hành trình tối đa 40-45 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn của nó gồm 5 người và có thể chở theo tối đa 16 binh sĩ cùng đầy đủ trang bị. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Hệ thống vũ khí mà MPAC được trang bị khá đơn giản hầu hết là súng máy 12.7mm và 7.62mm. Để giảm trọng lượng của tàu nên thân MPAC được làm vật liệu nhôm tổng hợp, điều này giúp tàu chạy nhanh hơn nhưng cũng khiến nó không có khả năng phòng vệ trước các loại vũ khí hạng nặng. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Mời độc giả xem video: Tàu cao tốc tấn công đa nhiệm MPAC của Hải quân Philippines. (nguồn update defense)