Việc loại bỏ toàn bộ linh kiện do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về chuỗi cung ứng vốn đề không thực sự tốt của cả chương trình máy bay F-35."Số lượng linh kiện giao muộn tăng lên đến 60% so với trước đây. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ hoàn thành và chuyển giao máy bay. Cùng với đó, nó cũng tác động không nhỏ đến quá trình bảo dưỡng và thay thế linh kiện với những chiếc máy bay F-35 đang vận hành", GAO tuyên bố.Cơ quan này thừa nhận thêm rằng, dù các nhà thầu khác được lựa chọn để thay thế Thổ Nhĩ Kỳ đã rất nỗ lực nhưng sẽ còn lâu mới đạt được khả năng giao hàng ổn định như nguồn cung từ Thổ như trước đây.Hồi đầu năm 2020, Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố trước tháng 3/2020, Washington sẽ loại bỏ toàn bộ linh kiện do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất ra khỏi máy bay chiến đấu F-35, nhà thầu Lockheed Martin và tập đoàn Hewlett-Packard sẽ phụ trách việc loại bỏ toàn bộ linh kiện do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất.Điều này có nghĩa là thời điểm cuối cùng những linh kiện và bộ phận của F-35 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất chỉ được sử dụng đến hết tháng 3/2020. Sau đó, những linh kiện này sẽ được thay thế bằng nguồn cung cấp khác. Thông báo của Mỹ đã khiến nhiều người bất ngờ bởi trước đó, chính nhà sản xuất F-35 đã phải thừa nhận, việc loại bỏ những liên quan của Ankara trong việc sản xuất F-35 nhanh nhất cũng phải kết thúc vào cuối năm 2020.Để hất cẳng Thổ Nhĩ Kỳ, Lockheed Martin và Bộ Quốc phòng Mỹ ký vào bản hợp đồng trị giá hơn 2,4 tỷ USD mua loạt linh kiện thay thế phục vụ việc phát triển tiêm kích tàng hình F-35. Sở dĩ dẫn đến tình trạng trên là do Washington loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình máy bay thế hệ 5 nhằm đáp trả việc Ankara mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga.Nhưng khi đòn trả đũa này chưa làm tổn hại nhiều tới Ankara thì Lầu Năm góc đã gặp rắc rối khi các phi đội máy bay F-35 không bảo đảm khả năng sẵn sàng chiến đấu vì thiếu các linh kiện và phụ tùng quan trọng của các nhà thầu Thổ. Ankara là một trong nhóm 9 quốc gia tham gia vào chương trình phát triển máy bay F-35.Theo đó, 10 nhà thầu Thổ Nhĩ Kỳ chịu trách nhiệm cung cấp hơn 900 bộ phận của máy bay F-35, trong đó có 400 bộ phận đặc biệt rất khó tìm nhà thầu thay thế. Đặc biệt nghiêm trọng hơn đó là, việc hất cẳng Thổ Nhĩ Kỳ cũng đồng nghĩa với việc F-35 không thể phát huy hết khả năng tấn công mạnh nhất của mình khi thiếu tên lửa tàng hình SOM-J do Tập đoàn Công nghiệp Vũ khí-Tên lửa Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất.Tên lửa SOM-J có khả năng tàng hình, được trang bị đầu đạn nổ mảnh bán xuyên giáp nặng 140kg, tầm bắn hơn 240km, tốc độ cận âm khoảng 1.100km/h, có thể tấn công mục tiêu trên bộ lẫn trên biển. Khối lượng khoảng 455kg cho phép SOM-J gắn được vào giá treo trong khoang vũ khí nhỏ hẹp của F-35. Vũ khí này được coi là niềm tự hào của Thổ Nhĩ Kỳ và có vai trò không thể thiếu đối với toàn bộ chương trình F-35.Hiện cả nhà sản xuất và Lầu Năm Góc đang rất đau đầu tìm cách đưa tiến độ sản xuất của F-35 trở lại như khi Thổ còn tham gia chuỗi cung cấp linh kiện.
Việc loại bỏ toàn bộ linh kiện do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về chuỗi cung ứng vốn đề không thực sự tốt của cả chương trình máy bay F-35.
"Số lượng linh kiện giao muộn tăng lên đến 60% so với trước đây. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ hoàn thành và chuyển giao máy bay. Cùng với đó, nó cũng tác động không nhỏ đến quá trình bảo dưỡng và thay thế linh kiện với những chiếc máy bay F-35 đang vận hành", GAO tuyên bố.
Cơ quan này thừa nhận thêm rằng, dù các nhà thầu khác được lựa chọn để thay thế Thổ Nhĩ Kỳ đã rất nỗ lực nhưng sẽ còn lâu mới đạt được khả năng giao hàng ổn định như nguồn cung từ Thổ như trước đây.
Hồi đầu năm 2020, Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố trước tháng 3/2020, Washington sẽ loại bỏ toàn bộ linh kiện do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất ra khỏi máy bay chiến đấu F-35, nhà thầu Lockheed Martin và tập đoàn Hewlett-Packard sẽ phụ trách việc loại bỏ toàn bộ linh kiện do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất.
Điều này có nghĩa là thời điểm cuối cùng những linh kiện và bộ phận của F-35 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất chỉ được sử dụng đến hết tháng 3/2020. Sau đó, những linh kiện này sẽ được thay thế bằng nguồn cung cấp khác. Thông báo của Mỹ đã khiến nhiều người bất ngờ bởi trước đó, chính nhà sản xuất F-35 đã phải thừa nhận, việc loại bỏ những liên quan của Ankara trong việc sản xuất F-35 nhanh nhất cũng phải kết thúc vào cuối năm 2020.
Để hất cẳng Thổ Nhĩ Kỳ, Lockheed Martin và Bộ Quốc phòng Mỹ ký vào bản hợp đồng trị giá hơn 2,4 tỷ USD mua loạt linh kiện thay thế phục vụ việc phát triển tiêm kích tàng hình F-35. Sở dĩ dẫn đến tình trạng trên là do Washington loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình máy bay thế hệ 5 nhằm đáp trả việc Ankara mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga.
Nhưng khi đòn trả đũa này chưa làm tổn hại nhiều tới Ankara thì Lầu Năm góc đã gặp rắc rối khi các phi đội máy bay F-35 không bảo đảm khả năng sẵn sàng chiến đấu vì thiếu các linh kiện và phụ tùng quan trọng của các nhà thầu Thổ. Ankara là một trong nhóm 9 quốc gia tham gia vào chương trình phát triển máy bay F-35.
Theo đó, 10 nhà thầu Thổ Nhĩ Kỳ chịu trách nhiệm cung cấp hơn 900 bộ phận của máy bay F-35, trong đó có 400 bộ phận đặc biệt rất khó tìm nhà thầu thay thế. Đặc biệt nghiêm trọng hơn đó là, việc hất cẳng Thổ Nhĩ Kỳ cũng đồng nghĩa với việc F-35 không thể phát huy hết khả năng tấn công mạnh nhất của mình khi thiếu tên lửa tàng hình SOM-J do Tập đoàn Công nghiệp Vũ khí-Tên lửa Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất.
Tên lửa SOM-J có khả năng tàng hình, được trang bị đầu đạn nổ mảnh bán xuyên giáp nặng 140kg, tầm bắn hơn 240km, tốc độ cận âm khoảng 1.100km/h, có thể tấn công mục tiêu trên bộ lẫn trên biển. Khối lượng khoảng 455kg cho phép SOM-J gắn được vào giá treo trong khoang vũ khí nhỏ hẹp của F-35. Vũ khí này được coi là niềm tự hào của Thổ Nhĩ Kỳ và có vai trò không thể thiếu đối với toàn bộ chương trình F-35.
Hiện cả nhà sản xuất và Lầu Năm Góc đang rất đau đầu tìm cách đưa tiến độ sản xuất của F-35 trở lại như khi Thổ còn tham gia chuỗi cung cấp linh kiện.