Cuối năm 2016, Đài Loan khởi động chương trình " Tự chế tạo tàu ngầm", với kinh phí dự kiến là 3 tỷ USD, để đóng 8 tàu ngầm diesel-điện thông thường, có lượng choán nước từ 1.200 đến 3.000 tấn.Theo kế hoạch, chương trình tàu ngầm tự đóng của Đài Loan, dự kiến sẽ hoàn thành giai đoạn đầu của thiết kế vào năm 2019, xây dựng nhà máy vào tháng 5/2019, bắt đầu khởi đóng vào năm 2020, hạ thủy chiếc tàu nguyên mẫu đầu tiên vào năm 2024 và "hình thành sức mạnh chiến đấu" vào năm 2025.Để đạt được mục tiêu này, Đài Loan đã đặt ra một loạt các yêu cầu cho mẫu tàu ngầm mới. Học viện Khoa học Đài Trung đã bắt đầu đấu thầu xây dựng quy trình và thiết kế tàu ngầm. Vào ngày 21/3/2020 chương trình tàu ngầm của đảo Đài Loan đã chính thức bắt đầu.Theo truyền thông Đài Loan, 6 công ty nước ngoài đã đệ trình kế hoạch thiết kế tàu ngầm cho lực lượng quốc phòng Đài Loan. Qua đấu thầu, mặc dù không tiết lộ công ty nào trúng thầu, nhưng từ một vài thông số có thể thấy, tàu ngầm của Đài Loan bị ảnh hưởng khá nhiều từ tàu ngầm lớp Oyashio của Nhật Bản và thậm chí cả lớp Soryu.Ví dụ, ngoại hình áp dụng thiết kế kiểu điếu xì gà, bánh lái kiểu chữ X. và pin lithium-ion. Tàu dài khoảng 70 mét, rộng 8 mét, cao 18 mét và có lượng choán nước từ 2.500 đến 3.000 tấn. Con tàu sẽ được trang bị các hệ thống chiến đấu do Mỹ cung cấp như sonar kỹ thuật số, ngư lôi Mk-48 và tên lửa chống hạm Harpoon.Rõ ràng, các chỉ số thiết kế của tàu ngầm Đài Loan cao hơn nhiều so với những phỏng đoán của giới chuyên gia. Nhiều người thậm chí còn nghi ngờ các chỉ số kỹ thuật của tàu ngầm của Đài Loan là do Nhật Bản cung cấp, từ các thiết kế chương trình tàu ngầm đã có sẵn; còn Mỹ thì đáp ứng các yêu cầu về hệ thống chiến đấu và vũ khí.Vào ngày 7/7/2016, Đài Loan ra thông báo công khai cho biết, trong 25 nhóm thiết bị cần thiết để chế tạo tàu ngầm nội địa, có 19 loại Đài Loan tự sản xuất được, 6 hạng mục khác như động cơ diesel, hệ thống quản lý chiến đấu…, phải mua từ các nguồn nước ngoài.Nhưng trong thời đại hiện nay, việc Đài Loan sở hữu các thiết kế tàu ngầm hiện đại hoặc động cơ thực sự cũng không có gì là khó khăn. Ví dụ, thông qua các công ty Nhật Bản, Đài Loan có thể có được bản vẽ thiết kế tàu ngầm hoàn chỉnh, pin lithium-ion…. Họ cũng có thể mua lại các động cơ diesel, được sản xuất theo bằng sáng chế của công ty MTU của Đức.Đặc biệt là Mỹ, mặc dù không trực tiếp bán tàu ngầm cho Đài Loan, nhưng Mỹ luôn "tận tâm" giúp đỡ để Đài Loan có được tàu ngầm; Mỹ có thể cung cấp các hệ thống tác chiến, sonar, hệ thống thông tin điện tử, radar, hệ thống liên lạc, kính tiềm vọng, hệ thống điều khiển vũ khí, ngư lôi và tên lửa.Bên cạnh đó, để hỗ trợ và phối hợp chiến thuật, Mỹ thậm chí có thể lắp đặt hệ thống liên lạc dữ liệu chiến thuật và liên lạc tàu ngầm trên tàu ngầm do Đài Loan chế tạo. Các tướng lĩnh Đài Loan xác nhận rằng, "bộ não" quan trọng nhất, đó là hệ thống quản lý chiến đấu của hãng Lockheed Martin, đã xin được giấy phép xuất khẩu của Mỹ.Chưa hết, việc cung cấp sonar kỹ thuật số của Raytheon cũng đã được Mỹ thông qua; hãng Lockheed Martin sẽ là nhà thầu chính của hệ thống tác chiến trên tàu ngầm của Đài Loan tự đóng, và sẽ chịu trách nhiệm tích hợp các hệ thống trên tàu, bao gồm hệ thống sonar Raytheon với các hệ thống khác. Như vậy việc hỗ trợ công nghệ của Mỹ và Nhật Bản sẽ giúp Đài Loan nhanh chóng đóng được tàu ngầm hiện đại.Từ những thông tin như trên, có thể kết luận rằng, Học viện Khoa học Đài Trung có thể được coi là đơn vị chủ trì thiết kế; nhưng các công nghệ quan trọng do các công công ty liên quan của Nhật Bản và Mỹ đứng đằng sau hậu trường, đồng thời cũng sẽ là nhà thầu lớn nhất và Đài Loan cũng phải sẵn sàng chi một giá cao để có được nó.Mặc dù công nghệ thiết kế và chế tạo tàu ngầm hiện đại cực kỳ phức tạp và Đài Loan không có kinh nghiệm thiết kế, nhưng Đài Loan lại có kinh nghiệm trong khai thác số tàu ngầm hiện có của họ; đồng thời với sự hỗ trợ của Mỹ và Nhật Bản, khả năng thành công của chương trình tàu ngầm tự đóng của Đài Loan là rất cao.Hải quân đảo Đài Loan ngày 23/11 cho biết, theo hợp đồng "tàu ngầm tự đóng" gồm 3 hạng mục gồm "hoàn thiện đóng mới", "phần sản xuất thử nghiệm" và "ký hợp đồng thiết bị chính và phụ", các công ty đóng tàu Đài Loan đã đáp ứng các điều kiện để khởi công xây dựng.Nhà xưởng, ụ nổi đều có sẵn; hệ thống sonar kỹ thuật số và hệ thống vũ khí tàu ngầm đều đã được Mỹ phê duyệt, và hợp đồng đã được ký với nhà sản xuất. Ngày 24/11/2020, Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn đã tham gia Lễ khởi công, chính thức đánh dấu giai đoạn thi công.Hiện nay Công ty Sinosteel của Đài Loan đã phát triển thành công loại thép tấm siêu bền, là sản phẩm công nghệ cao hàng đầu, có thể đáp ứng yêu cầu chịu áp lực dưới nước của tàu ngầm. Nói cách khác, Đài Loan có đủ điều kiện để chế tạo phần cũng rất quan trọng là vỏ tàu ngầm.Như vậy việc Đài Loan tự đóng được tàu ngầm hiện đại, mọi điều kiện đã "chín muồi"; nhưng với số tàu ngầm như vậy, liệu có thể thay đổi sự chênh lệch về sức mạnh và khả năng quân sự giữa hai bờ eo biển?
Cuối năm 2016, Đài Loan khởi động chương trình " Tự chế tạo tàu ngầm", với kinh phí dự kiến là 3 tỷ USD, để đóng 8 tàu ngầm diesel-điện thông thường, có lượng choán nước từ 1.200 đến 3.000 tấn.
Theo kế hoạch, chương trình tàu ngầm tự đóng của Đài Loan, dự kiến sẽ hoàn thành giai đoạn đầu của thiết kế vào năm 2019, xây dựng nhà máy vào tháng 5/2019, bắt đầu khởi đóng vào năm 2020, hạ thủy chiếc tàu nguyên mẫu đầu tiên vào năm 2024 và "hình thành sức mạnh chiến đấu" vào năm 2025.
Để đạt được mục tiêu này, Đài Loan đã đặt ra một loạt các yêu cầu cho mẫu tàu ngầm mới. Học viện Khoa học Đài Trung đã bắt đầu đấu thầu xây dựng quy trình và thiết kế tàu ngầm. Vào ngày 21/3/2020 chương trình tàu ngầm của đảo Đài Loan đã chính thức bắt đầu.
Theo truyền thông Đài Loan, 6 công ty nước ngoài đã đệ trình kế hoạch thiết kế tàu ngầm cho lực lượng quốc phòng Đài Loan. Qua đấu thầu, mặc dù không tiết lộ công ty nào trúng thầu, nhưng từ một vài thông số có thể thấy, tàu ngầm của Đài Loan bị ảnh hưởng khá nhiều từ tàu ngầm lớp Oyashio của Nhật Bản và thậm chí cả lớp Soryu.
Ví dụ, ngoại hình áp dụng thiết kế kiểu điếu xì gà, bánh lái kiểu chữ X. và pin lithium-ion. Tàu dài khoảng 70 mét, rộng 8 mét, cao 18 mét và có lượng choán nước từ 2.500 đến 3.000 tấn. Con tàu sẽ được trang bị các hệ thống chiến đấu do Mỹ cung cấp như sonar kỹ thuật số, ngư lôi Mk-48 và tên lửa chống hạm Harpoon.
Rõ ràng, các chỉ số thiết kế của tàu ngầm Đài Loan cao hơn nhiều so với những phỏng đoán của giới chuyên gia. Nhiều người thậm chí còn nghi ngờ các chỉ số kỹ thuật của tàu ngầm của Đài Loan là do Nhật Bản cung cấp, từ các thiết kế chương trình tàu ngầm đã có sẵn; còn Mỹ thì đáp ứng các yêu cầu về hệ thống chiến đấu và vũ khí.
Vào ngày 7/7/2016, Đài Loan ra thông báo công khai cho biết, trong 25 nhóm thiết bị cần thiết để chế tạo tàu ngầm nội địa, có 19 loại Đài Loan tự sản xuất được, 6 hạng mục khác như động cơ diesel, hệ thống quản lý chiến đấu…, phải mua từ các nguồn nước ngoài.
Nhưng trong thời đại hiện nay, việc Đài Loan sở hữu các thiết kế tàu ngầm hiện đại hoặc động cơ thực sự cũng không có gì là khó khăn. Ví dụ, thông qua các công ty Nhật Bản, Đài Loan có thể có được bản vẽ thiết kế tàu ngầm hoàn chỉnh, pin lithium-ion…. Họ cũng có thể mua lại các động cơ diesel, được sản xuất theo bằng sáng chế của công ty MTU của Đức.
Đặc biệt là Mỹ, mặc dù không trực tiếp bán tàu ngầm cho Đài Loan, nhưng Mỹ luôn "tận tâm" giúp đỡ để Đài Loan có được tàu ngầm; Mỹ có thể cung cấp các hệ thống tác chiến, sonar, hệ thống thông tin điện tử, radar, hệ thống liên lạc, kính tiềm vọng, hệ thống điều khiển vũ khí, ngư lôi và tên lửa.
Bên cạnh đó, để hỗ trợ và phối hợp chiến thuật, Mỹ thậm chí có thể lắp đặt hệ thống liên lạc dữ liệu chiến thuật và liên lạc tàu ngầm trên tàu ngầm do Đài Loan chế tạo. Các tướng lĩnh Đài Loan xác nhận rằng, "bộ não" quan trọng nhất, đó là hệ thống quản lý chiến đấu của hãng Lockheed Martin, đã xin được giấy phép xuất khẩu của Mỹ.
Chưa hết, việc cung cấp sonar kỹ thuật số của Raytheon cũng đã được Mỹ thông qua; hãng Lockheed Martin sẽ là nhà thầu chính của hệ thống tác chiến trên tàu ngầm của Đài Loan tự đóng, và sẽ chịu trách nhiệm tích hợp các hệ thống trên tàu, bao gồm hệ thống sonar Raytheon với các hệ thống khác. Như vậy việc hỗ trợ công nghệ của Mỹ và Nhật Bản sẽ giúp Đài Loan nhanh chóng đóng được tàu ngầm hiện đại.
Từ những thông tin như trên, có thể kết luận rằng, Học viện Khoa học Đài Trung có thể được coi là đơn vị chủ trì thiết kế; nhưng các công nghệ quan trọng do các công công ty liên quan của Nhật Bản và Mỹ đứng đằng sau hậu trường, đồng thời cũng sẽ là nhà thầu lớn nhất và Đài Loan cũng phải sẵn sàng chi một giá cao để có được nó.
Mặc dù công nghệ thiết kế và chế tạo tàu ngầm hiện đại cực kỳ phức tạp và Đài Loan không có kinh nghiệm thiết kế, nhưng Đài Loan lại có kinh nghiệm trong khai thác số tàu ngầm hiện có của họ; đồng thời với sự hỗ trợ của Mỹ và Nhật Bản, khả năng thành công của chương trình tàu ngầm tự đóng của Đài Loan là rất cao.
Hải quân đảo Đài Loan ngày 23/11 cho biết, theo hợp đồng "tàu ngầm tự đóng" gồm 3 hạng mục gồm "hoàn thiện đóng mới", "phần sản xuất thử nghiệm" và "ký hợp đồng thiết bị chính và phụ", các công ty đóng tàu Đài Loan đã đáp ứng các điều kiện để khởi công xây dựng.
Nhà xưởng, ụ nổi đều có sẵn; hệ thống sonar kỹ thuật số và hệ thống vũ khí tàu ngầm đều đã được Mỹ phê duyệt, và hợp đồng đã được ký với nhà sản xuất. Ngày 24/11/2020, Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn đã tham gia Lễ khởi công, chính thức đánh dấu giai đoạn thi công.
Hiện nay Công ty Sinosteel của Đài Loan đã phát triển thành công loại thép tấm siêu bền, là sản phẩm công nghệ cao hàng đầu, có thể đáp ứng yêu cầu chịu áp lực dưới nước của tàu ngầm. Nói cách khác, Đài Loan có đủ điều kiện để chế tạo phần cũng rất quan trọng là vỏ tàu ngầm.
Như vậy việc Đài Loan tự đóng được tàu ngầm hiện đại, mọi điều kiện đã "chín muồi"; nhưng với số tàu ngầm như vậy, liệu có thể thay đổi sự chênh lệch về sức mạnh và khả năng quân sự giữa hai bờ eo biển?