Trong một bài viết mới được phát hành của Sina - một tờ báo của Trung Quốc, đã đánh giá về khả năng của hải quân Đài Loan trong việc răn đe đội tàu đổ bộ Đại lục, trong đó có nói qua về lực lượng tàu ngầm Đài Loan. Người Trung Quốc cho rằng bất kể là sở hữu trong tay siêu ngư lôi Mk-48 mod 6 của Mỹ thì tàu ngầm Đài Loan cũng chẳng có sức mạnh gì quá lớn để làm tổn thương các tàu Trung Quốc. Ảnh: Tàu ngầm số hiệu 794 và 792 của hải quân Đài Loan.Những ngày vừa qua, mối quan hệ Trung Quốc - Hoa Kỳ lại một lần nữa nóng lên với việc Hoa Kỳ trình quốc hội thông qua hợp đồng bán 18 quả ngư lôi hạng nặng Mk-48 mod 6 cho Đài Loan để trang bị cho các tàu ngầm hải quân. Loại ngư lôi này vô cùng hiện đại, có tốc độ cao và sức công phá khủng khiếp, có thể đánh chìm những tàu chiến vạn tấn chỉ với một phát bắn. Người ta cho rằng việc Đài Loan sở hữu loại ngư lôi này sẽ đe dọa rất lớn đối với đội tàu mặt nước Trung Quốc. Ảnh: Nạp ngư lôi Mk-48 lên tàu ngầm MỹTheo tờ báo này cho biết, lực lượng tàu ngầm của Đài Loan có khả năng tác chiến đã quá lạc hậu, và sức răn đe của nó đối với các tàu mặt nước Trung Quốc là tương đối hạn chế. Ảnh: Tàu ngầm mang số hiệu 791 của Đài Loan.Lực lượng tàu ngầm Đài Loan hiện nay đang vận hành 4 chiếc mang số hiệu lần lượt là SS-791 Hai Shih (Hải Sư), SS-792 Hai Pao (Hải Báo), SS-793 Hai Lung (Hải Long) và SS-794 Hai Hu (Hải Hổ). Trong đó hai chiếc đầu tiên mang số hiệu SS-791 và SS-792 là tàu ngầm Diesel-điện do Mỹ chế tạo thuộc lớp Tench và được Đài Loan gọi là lớp Hai Shih, hai tàu tiếp theo mang số hiệu SS-793 và SS-794 là tàu ngầm Diesel-điện do Hà Lan chế tạo thuộc lớp Zwaardvis và được Đài Loan gọi là lớp Chien Lung. Đặc điểm chung của các tàu ngầm Đài Loan là đều đã quá cũ và lạc hậu. Ảnh: Tàu SS-794 của hải quân Đài Loan.Đặc biệt là hai tàu ngầm đầu tiên mang số hiệu SS-791 và ss-792 của Đài Loan, đây vốn dĩ là tàu ngầm Diesel-điện của hải quân Hoa Kỳ được đưa vào hoạt động kể từ cuối thế chiến thứ 2. Năm 1973, Đài Loan đã mua lại cả hai tàu này tái sử dụng cho lực lượng hải quân. Phải nói rằng việc có thể vận hành được những tàu ngầm từ thời thế chiến thứ 2 là cả một kỳ tích cũng như liều lĩnh của hải quân Đài Loan chứ chưa cần bàn đến khả năng có thể tác chiến của nó. Ảnh: Tàu ngầm SS-792 của Đài Loan.Tàu ngầm SS-791 vốn là tàu ngầm USS Cutlass được Mỹ hạ thủy năm 1944 và chính thức đưa vào biên chế hải quân Hoa Kỳ năm 1945, trong khi chiếc SS-792 vốn là tàu USS Tusk cũng được đưa vào biên chế hải quân Hoa Kỳ từ năm 1946. Tàu có lượng giãn nước đầy tải hơn 2400 tấn, dài 95m, rộng 8.3m, tốc độ tối đa khi nổi là hơn 20 hải lý/h trong khi lặn là gần 10 hải lý/h. Tầm hoạt động của tàu là 11.000 hải lý và độ sâu lặn tối đa 150m, thủy thủ đoàn 81 người (trong đó có 10 sĩ quan). Nó được trang bị 10 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm, trên lý thuyết là có thể sử dụng loại ngư lôi hạng nặng Mk-48 mod 6 mới của Mỹ. Tuy nhiên với khả năng của con tàu lạc hậu này, việc có thể mang ngư lôi tấn công là rất khó. Ảnh: Tàu ngầm SS-791 của Đài Loan.
Niềm hi vọng duy nhất của hải quân Đài Loan chỉ còn có thể trông cậy vào hai tàu ngầm Diesel-điện mua của Hà Lan, biên chế từ năm 1987 dù cho nó cũng chẳng còn hiện đại gì. Tàu ngầm lớp Chien Lung được Đài Loan đặt mua từ Hà Lan dựa trên thiết kế tàu ngầm lớp Zwaardvis từ năm 1982, tuy nhiên đến năm 1986 mới hạ thủy chiếc SS-793 đầu tiên và gia nhập biên chế hải quân Đài Loan từ năm 1987, không lâu sau đó, năm 1988 thì chiếc còn lại SS-794 cũng được đưa vào biên chế. Ảnh: Thủy thủ đoàn tàu ngầm SS-794.
Tàu có lượng giãn nước đầy tải 2660 tấn, dài 66.9m, rộng 8.4m, tốc độ tối đa 20 hải lý/h khi lặn và 12 hải lý/h khi nổi, lặn sâu tối đa 300m. Tàu có thủy thủ 67 người (trong đó có 8 sĩ quan), trang bị 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm. Đây chính là những tàu có kỳ vọng lớn nhất của hải quân Đài Loan, có khả năng tác chiến với các ngư lôi hạng nặng Mk-48 mod 6 sắp được mua từ Mỹ. Ảnh: Tàu ngầm SS-793 của Đài Loan.Tuy vậy, với những tàu ngầm cũ kỹ cùng số lượng quá ít ỏi của Đài Loan khó có thể làm khó được Trung Quốc. Nhất là việc Trung Quốc đã đưa vào hoạt động các máy bay tuần thám săn ngầm hiện đại KQ-200 hiện đại. Với các cảm biến điện tử, máy dò tín hiệu từ trường, radar quét bề mặt,... vô cùng mới cùng với việc các máy bay này thường xuyên hoạt động ở khu vực biển Đông cũng như gần Đài Loan tạo một sức uy hiếp vô cùng lớn đối với hạm đội tàu ngầm Đài Loan. Ảnh: Máy bay tuần thám săn ngầm KQ-200 của Trung Quốc Tất nhiên chúng ta không thể nói là hạm đội tàu ngầm của Đài Loan không hề có sức đe dọa nào tuy nhiên nhìn nhận một cách thực tế thì lực lượng này không có quá nhiều khả năng. Cộng với việc eo biển Đài Loan quá nhỏ và không phải là chiến trường lý tưởng để sử dụng tàu ngầm, thời gian vượt biển cũng không quá dài nên các tàu ngầm Đài Loan cũng khó có cơ hội tác chiến hay làm tổn thương quá nhiều đến đội tàu mặt nước của Trung Quốc cũng như là đội tàu đổ bộ. Ảnh: Tàu đổ bộ Trung Quốc và các tàu hộ tống.Vấn đề thay máu đội tàu ngầm lạc hậu cũng là một vấn đề khó của Đài Loan hiện nay khi mà Mỹ không còn chế tạo tàu ngầm Diesel-điện trong khi tiếp cận đến các tàu ngầm Diesel-điện của các nước khác lại rất khó khăn do sức ép từ Trung Quốc. Đài Bắc sau nhiều nỗ lực đã có gắng thực hiện một chương trình phát triển một loại tàu ngầm tự đóng trong nước và đến nay quá trình này cũng đang được rục rịch thực hiện. Video Ngư lôi MK-48 của Mỹ xé nát mục tiêu
Trong một bài viết mới được phát hành của Sina - một tờ báo của Trung Quốc, đã đánh giá về khả năng của hải quân Đài Loan trong việc răn đe đội tàu đổ bộ Đại lục, trong đó có nói qua về lực lượng tàu ngầm Đài Loan. Người Trung Quốc cho rằng bất kể là sở hữu trong tay siêu ngư lôi Mk-48 mod 6 của Mỹ thì tàu ngầm Đài Loan cũng chẳng có sức mạnh gì quá lớn để làm tổn thương các tàu Trung Quốc. Ảnh: Tàu ngầm số hiệu 794 và 792 của hải quân Đài Loan.
Những ngày vừa qua, mối quan hệ Trung Quốc - Hoa Kỳ lại một lần nữa nóng lên với việc Hoa Kỳ trình quốc hội thông qua hợp đồng bán 18 quả ngư lôi hạng nặng Mk-48 mod 6 cho Đài Loan để trang bị cho các tàu ngầm hải quân. Loại ngư lôi này vô cùng hiện đại, có tốc độ cao và sức công phá khủng khiếp, có thể đánh chìm những tàu chiến vạn tấn chỉ với một phát bắn. Người ta cho rằng việc Đài Loan sở hữu loại ngư lôi này sẽ đe dọa rất lớn đối với đội tàu mặt nước Trung Quốc. Ảnh: Nạp ngư lôi Mk-48 lên tàu ngầm Mỹ
Theo tờ báo này cho biết, lực lượng tàu ngầm của Đài Loan có khả năng tác chiến đã quá lạc hậu, và sức răn đe của nó đối với các tàu mặt nước Trung Quốc là tương đối hạn chế. Ảnh: Tàu ngầm mang số hiệu 791 của Đài Loan.
Lực lượng tàu ngầm Đài Loan hiện nay đang vận hành 4 chiếc mang số hiệu lần lượt là SS-791 Hai Shih (Hải Sư), SS-792 Hai Pao (Hải Báo), SS-793 Hai Lung (Hải Long) và SS-794 Hai Hu (Hải Hổ). Trong đó hai chiếc đầu tiên mang số hiệu SS-791 và SS-792 là tàu ngầm Diesel-điện do Mỹ chế tạo thuộc lớp Tench và được Đài Loan gọi là lớp Hai Shih, hai tàu tiếp theo mang số hiệu SS-793 và SS-794 là tàu ngầm Diesel-điện do Hà Lan chế tạo thuộc lớp Zwaardvis và được Đài Loan gọi là lớp Chien Lung. Đặc điểm chung của các tàu ngầm Đài Loan là đều đã quá cũ và lạc hậu. Ảnh: Tàu SS-794 của hải quân Đài Loan.
Đặc biệt là hai tàu ngầm đầu tiên mang số hiệu SS-791 và ss-792 của Đài Loan, đây vốn dĩ là tàu ngầm Diesel-điện của hải quân Hoa Kỳ được đưa vào hoạt động kể từ cuối thế chiến thứ 2. Năm 1973, Đài Loan đã mua lại cả hai tàu này tái sử dụng cho lực lượng hải quân. Phải nói rằng việc có thể vận hành được những tàu ngầm từ thời thế chiến thứ 2 là cả một kỳ tích cũng như liều lĩnh của hải quân Đài Loan chứ chưa cần bàn đến khả năng có thể tác chiến của nó. Ảnh: Tàu ngầm SS-792 của Đài Loan.
Tàu ngầm SS-791 vốn là tàu ngầm USS Cutlass được Mỹ hạ thủy năm 1944 và chính thức đưa vào biên chế hải quân Hoa Kỳ năm 1945, trong khi chiếc SS-792 vốn là tàu USS Tusk cũng được đưa vào biên chế hải quân Hoa Kỳ từ năm 1946. Tàu có lượng giãn nước đầy tải hơn 2400 tấn, dài 95m, rộng 8.3m, tốc độ tối đa khi nổi là hơn 20 hải lý/h trong khi lặn là gần 10 hải lý/h. Tầm hoạt động của tàu là 11.000 hải lý và độ sâu lặn tối đa 150m, thủy thủ đoàn 81 người (trong đó có 10 sĩ quan). Nó được trang bị 10 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm, trên lý thuyết là có thể sử dụng loại ngư lôi hạng nặng Mk-48 mod 6 mới của Mỹ. Tuy nhiên với khả năng của con tàu lạc hậu này, việc có thể mang ngư lôi tấn công là rất khó. Ảnh: Tàu ngầm SS-791 của Đài Loan.
Niềm hi vọng duy nhất của hải quân Đài Loan chỉ còn có thể trông cậy vào hai tàu ngầm Diesel-điện mua của Hà Lan, biên chế từ năm 1987 dù cho nó cũng chẳng còn hiện đại gì. Tàu ngầm lớp Chien Lung được Đài Loan đặt mua từ Hà Lan dựa trên thiết kế tàu ngầm lớp Zwaardvis từ năm 1982, tuy nhiên đến năm 1986 mới hạ thủy chiếc SS-793 đầu tiên và gia nhập biên chế hải quân Đài Loan từ năm 1987, không lâu sau đó, năm 1988 thì chiếc còn lại SS-794 cũng được đưa vào biên chế. Ảnh: Thủy thủ đoàn tàu ngầm SS-794.
Tàu có lượng giãn nước đầy tải 2660 tấn, dài 66.9m, rộng 8.4m, tốc độ tối đa 20 hải lý/h khi lặn và 12 hải lý/h khi nổi, lặn sâu tối đa 300m. Tàu có thủy thủ 67 người (trong đó có 8 sĩ quan), trang bị 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm. Đây chính là những tàu có kỳ vọng lớn nhất của hải quân Đài Loan, có khả năng tác chiến với các ngư lôi hạng nặng Mk-48 mod 6 sắp được mua từ Mỹ. Ảnh: Tàu ngầm SS-793 của Đài Loan.
Tuy vậy, với những tàu ngầm cũ kỹ cùng số lượng quá ít ỏi của Đài Loan khó có thể làm khó được Trung Quốc. Nhất là việc Trung Quốc đã đưa vào hoạt động các máy bay tuần thám săn ngầm hiện đại KQ-200 hiện đại. Với các cảm biến điện tử, máy dò tín hiệu từ trường, radar quét bề mặt,... vô cùng mới cùng với việc các máy bay này thường xuyên hoạt động ở khu vực biển Đông cũng như gần Đài Loan tạo một sức uy hiếp vô cùng lớn đối với hạm đội tàu ngầm Đài Loan. Ảnh: Máy bay tuần thám săn ngầm KQ-200 của Trung Quốc
Tất nhiên chúng ta không thể nói là hạm đội tàu ngầm của Đài Loan không hề có sức đe dọa nào tuy nhiên nhìn nhận một cách thực tế thì lực lượng này không có quá nhiều khả năng. Cộng với việc eo biển Đài Loan quá nhỏ và không phải là chiến trường lý tưởng để sử dụng tàu ngầm, thời gian vượt biển cũng không quá dài nên các tàu ngầm Đài Loan cũng khó có cơ hội tác chiến hay làm tổn thương quá nhiều đến đội tàu mặt nước của Trung Quốc cũng như là đội tàu đổ bộ. Ảnh: Tàu đổ bộ Trung Quốc và các tàu hộ tống.
Vấn đề thay máu đội tàu ngầm lạc hậu cũng là một vấn đề khó của Đài Loan hiện nay khi mà Mỹ không còn chế tạo tàu ngầm Diesel-điện trong khi tiếp cận đến các tàu ngầm Diesel-điện của các nước khác lại rất khó khăn do sức ép từ Trung Quốc. Đài Bắc sau nhiều nỗ lực đã có gắng thực hiện một chương trình phát triển một loại tàu ngầm tự đóng trong nước và đến nay quá trình này cũng đang được rục rịch thực hiện.
Video Ngư lôi MK-48 của Mỹ xé nát mục tiêu