Một trong những chiếc chiến đấu cơ cánh cụp cánh xòe nổi danh nhất lịch sử, là cường kích MiG-27 do tập đoàn Mikoyan của Liên Xô thiết kế.Loại cường kích cơ này bắt đầu được thiết kế từ thập niên 60 của thế kỷ trước, tới năm 1970 bắt đầu thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên, và được đưa vào sản xuất 5 năm sau đó.Ở thời điểm ra đời, thiết kế của cường kích Mikoyan MiG-27 mang tính thời thượng rất cao, với hệ thống cánh cụp cánh xòe để tăng hiệu năng sử dụng trong thực chiến.Được phát triển nối tiếp theo sự thành công của máy bay chiến đấu MiG-23, cường kích MiG-27 cũng có chung nhiệm vụ chính, đó là tấn công mục tiêu mặt đất ở độ cao thấp, với hỏa lực dồn dập nhất có thể.Dù là một thiết kế thành công, bản thân MiG-27 lại không nối tiếp được sự phổ biến như máy bay MiG-23, nó chỉ được sử dụng số lượng lớn trong lực lượng Không quân Liên Xô và Nga, không thể phổ biến ra nước ngoài.Đơn giản là do, khi MiG-27 ra đời bản thân Su-22 và MiG-23 vẫn còn quá hiện đại, lực lượng không quân nhiều nước trên thế giới nhận thấy, việc nâng cấp lên phiên bản MiG-27 vào thời điểm đó là thừa thãi.Thiết kế của cường kích MiG-27 tận dụng gần như toàn bộ thiết kế cũ của MiG-23, tuy nhiên phần mũi máy bay được sửa lại. Cụ thể, phần mũi của MiG-27 không chứa radar, để giúp tăng tối đa tầm nhìn cho phi công.Thiết kế này đặc biệt phù hợp với nhiệm vụ cường kích, khi mà phi công điều khiển chiếc MiG-27 có tầm nhìn mặt đất rất tốt ngay cả khi máy bay đang bay ở trạng thái cân bằng, giúp phi công phán đoán tình huống tốt hơn.Hệ thống cánh cụp cánh xòe, cũng cho phép cường kích MiG-27 có khả năng bay với tốc độ siêu âm lên tới Mach 1,7. Đây là tốc độ cực cao, vượt qua mọi loại cường kích đang được sử dụng phổ biến ngày nay như A-10 của Mỹ hay Su-25 của Nga.Khi bay ở độ cao thấp hoặc trong trường hợp tấn công mục tiêu mặt đất, hai cánh chính của MiG-27 sẽ được mở rộng tối đa. Lúc này, sải cánh của máy bay sẽ có độ rộng lên tới 37 mét vuông, cho phép MiG-27 "hãm" tốc độ tối thiểu xuống mức cực thấp, đảm bảo tấn công mục tiêu mặt đất với độ chính xác cao.Tương tự như những loại cường kích cùng thời, vũ khí chính của MiG-27 là khẩu pháo hàng không 30mm cực kỳ hiện đại với 6 nòng xoay, kèm theo cơ số đạn dự trữ 260 viên.Một vài phiên bản của MiG-27 được trang bị khẩu pháo hàng không tự động GSh-23 cỡ nòng 23mm, cùng với cơ số đạn dự phòng 200 viên. Máy bay cũng đi kèm 7 giá treo vũ khí dưới cánh, mang theo được tối đa 4 tấn bom, tên lửa các loại.Đáng tiếc là loại cường kích cơ này lại không quá phổ biến. Dù được sản xuất tới hơn 1000 chiếc, MiG-27 chỉ được sử dụng tại Liên Xô, sau này là Nga, Ukraine và Ân Độ. Tuy nhiên tới nay, toàn bộ dàn MiG-27 của những quốc gia này cũng đã được cho nghỉ hưu. Nguồn ảnh: Pinterest. Cường kích MiG-27 gặp tai nạn thảm khốc trong lúc cất cánh. Nguồn: Garag22.
Một trong những chiếc chiến đấu cơ cánh cụp cánh xòe nổi danh nhất lịch sử, là cường kích MiG-27 do tập đoàn Mikoyan của Liên Xô thiết kế.
Loại cường kích cơ này bắt đầu được thiết kế từ thập niên 60 của thế kỷ trước, tới năm 1970 bắt đầu thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên, và được đưa vào sản xuất 5 năm sau đó.
Ở thời điểm ra đời, thiết kế của cường kích Mikoyan MiG-27 mang tính thời thượng rất cao, với hệ thống cánh cụp cánh xòe để tăng hiệu năng sử dụng trong thực chiến.
Được phát triển nối tiếp theo sự thành công của máy bay chiến đấu MiG-23, cường kích MiG-27 cũng có chung nhiệm vụ chính, đó là tấn công mục tiêu mặt đất ở độ cao thấp, với hỏa lực dồn dập nhất có thể.
Dù là một thiết kế thành công, bản thân MiG-27 lại không nối tiếp được sự phổ biến như máy bay MiG-23, nó chỉ được sử dụng số lượng lớn trong lực lượng Không quân Liên Xô và Nga, không thể phổ biến ra nước ngoài.
Đơn giản là do, khi MiG-27 ra đời bản thân Su-22 và MiG-23 vẫn còn quá hiện đại, lực lượng không quân nhiều nước trên thế giới nhận thấy, việc nâng cấp lên phiên bản MiG-27 vào thời điểm đó là thừa thãi.
Thiết kế của cường kích MiG-27 tận dụng gần như toàn bộ thiết kế cũ của MiG-23, tuy nhiên phần mũi máy bay được sửa lại. Cụ thể, phần mũi của MiG-27 không chứa radar, để giúp tăng tối đa tầm nhìn cho phi công.
Thiết kế này đặc biệt phù hợp với nhiệm vụ cường kích, khi mà phi công điều khiển chiếc MiG-27 có tầm nhìn mặt đất rất tốt ngay cả khi máy bay đang bay ở trạng thái cân bằng, giúp phi công phán đoán tình huống tốt hơn.
Hệ thống cánh cụp cánh xòe, cũng cho phép cường kích MiG-27 có khả năng bay với tốc độ siêu âm lên tới Mach 1,7. Đây là tốc độ cực cao, vượt qua mọi loại cường kích đang được sử dụng phổ biến ngày nay như A-10 của Mỹ hay Su-25 của Nga.
Khi bay ở độ cao thấp hoặc trong trường hợp tấn công mục tiêu mặt đất, hai cánh chính của MiG-27 sẽ được mở rộng tối đa. Lúc này, sải cánh của máy bay sẽ có độ rộng lên tới 37 mét vuông, cho phép MiG-27 "hãm" tốc độ tối thiểu xuống mức cực thấp, đảm bảo tấn công mục tiêu mặt đất với độ chính xác cao.
Tương tự như những loại cường kích cùng thời, vũ khí chính của MiG-27 là khẩu pháo hàng không 30mm cực kỳ hiện đại với 6 nòng xoay, kèm theo cơ số đạn dự trữ 260 viên.
Một vài phiên bản của MiG-27 được trang bị khẩu pháo hàng không tự động GSh-23 cỡ nòng 23mm, cùng với cơ số đạn dự phòng 200 viên. Máy bay cũng đi kèm 7 giá treo vũ khí dưới cánh, mang theo được tối đa 4 tấn bom, tên lửa các loại.
Đáng tiếc là loại cường kích cơ này lại không quá phổ biến. Dù được sản xuất tới hơn 1000 chiếc, MiG-27 chỉ được sử dụng tại Liên Xô, sau này là Nga, Ukraine và Ân Độ. Tuy nhiên tới nay, toàn bộ dàn MiG-27 của những quốc gia này cũng đã được cho nghỉ hưu. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cường kích MiG-27 gặp tai nạn thảm khốc trong lúc cất cánh. Nguồn: Garag22.