Đi vào hoạt động trong không quân Mỹ vào cuối năm 1983, F-117 Nighthawk là máy bay cường kích phản lực đầu tiên trên thế giới, được chế tạo theo thiết kế tàng hình và nhằm thâm nhập mạng lưới phòng không dày đặc và tinh vi nhất thế giới của Liên Xô.Các hệ thống phòng không lúc bấy giờ của Liên Xô, đã khiến khả năng xâm nhập của máy bay Mỹ không có khả năng tàng hình, như máy bay ném bom B-52H và B-1B hoặc máy bay chiến đấu tấn công F-111 là rất thấp.Các hệ thống phòng không tiên tiến của Liên Xô, được đưa vào sử dụng không lâu trước khi F-117 ra đời, trong số đó có các máy bay đánh chặn MiG-31 và MiG-25, hệ thống phòng không tầm xa với radar mảng pha đầu tiên trên thế giới, cũng như radar chủ động dẫn đường cho tên lửa không đối không R-33, hệ thống phòng không tầm xa S-300.Mặc dù các máy bay khác dễ bị radar sóng dài phát hiện, nhưng đối với hầu hết các máy bay và hệ thống phòng không của Liên Xô, máy bay cường kích F-117 chỉ có thể bị phát hiện ở phạm vi sóng ngắn, điều này giúp nó có cơ hội tốt hơn để có thể thực hiện các đòn tấn công ở những nơi cần thiết.F-117 được thiết kế ngay từ đầu để có thể triển khai bom hạt nhân B57 và B61. Để tăng khả năng cho máy bay tàng hình có thể xuyên thủng hệ thống phòng thủ của Liên Xô, các đơn vị F-117 phải nhận được thông tin tình báo về vị trí của hệ thống phòng không của đối phương và lập kế hoạch cẩn thận để tránh các mối đe dọa tiềm tàng.Các máy bay F-117 sẽ được trang bị đầu đạn hạt nhân chiến thuật B57 hoặc B61, được chế tạo để tấn công các mục tiêu như tập trung nhiều binh lính và căn cứ quân sự của Liên Xô. Phương án tối ưu nhất cho máy bay F-117, là máy bay sẽ bay nhanh qua mục tiêu và thả một quả bom hạt nhân được sử dụng dù, để tăng thời gian thoát thân cho máy bay và quả bom sẽ được phát nổ ngay sau khi chạm đất.Mặc dù F-117 có tốc độ bay tối đa rất chậm, nhưng phương pháp này cho phép nó bay tương đối thấp để né tránh hệ thống phòng thủ và cảm biến của đối phương, giúp máy bay tránh được nguy cơ bị vướng vào vụ nổ hạt nhân hoặc sóng xung kích của nó.Tuy nhiên việc sử dụng F-117 để ném bom hạt nhân vào Liên Xô đã không xảy ra, nhưng máy bay cũng đã được sử dụng cho mục đích khác. Năm 1991 Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất nổ ra, những chiếc F-117 được tung ra tham chiến với số lượng lớn.Quân đội Mỹ đã coi các hệ thống radar bước sóng dài, của Iraq là mục tiêu ưu tiên hàng đầu và nhanh chóng bị vô hiệu hóa bởi máy bay trực thăng tấn công bay thấp, trong giai đoạn đầu của cuộc chiến. Sau đó những chiếc F-117 mới được xuất kích, nên khả năng tàng hình của máy bay cũng không được phát huy tối đa.Thực tế là Iraq thiếu tên lửa S-200, S-300, MiG-31, Su-27 và các hệ thống phòng không tiên tiến cho cuộc chiến không cân sức với Mỹ. Các vị trí tên lửa đất đối không và radar lạc hậu của Iraq, đã trở thành mục tiêu ngon ăn cho các máy bay không tàng hình như F-111.Vì F-117 có chi phí hoạt động rất cao, nên chỉ có 59 chiếc được chế tạo. Điều này có nghĩa là chúng chỉ thích hợp với những nhiệm vụ đặc biệt, để tấn công các mục tiêu cụ thể, cho đến khi phối hợp chặt chẽ với các đơn vị máy bay không tàng hình.Chi phí hoạt động cao và khả năng tương đối hạn chế của máy bay tàng hình F-117 đã khiến chúng phải nghỉ hưu sớm vào năm 2008. Và từ đó không quân Mỹ đã thiếu một máy bay chiến đấu tàng hình, có khả năng thực hiện các nhiệm vụ vận chuyển hạt nhân.F-35A được đưa vào trang bị từ năm 2015, có tiết diện radar tương tự như F-117, nhưng nhanh hơn nhiều và có hệ thống tác chiến điện tử vượt trội cũng như chi phí hoạt động thấp hơn. Mặc dù máy bay vẫn chưa sẵn sàng chiến đấu cường độ cao, nhưng được kì vong sẽ thay thế cho vị trí của F-117 trong tương lai. Nguồn ảnh: Pinterest. Sự thực ẩn giấu đằng sau lớp vỏ tàng hình của máy bay F-117 Nighthawk huyền thoại. Nguồn: Smithsonia.
Đi vào hoạt động trong không quân Mỹ vào cuối năm 1983, F-117 Nighthawk là máy bay cường kích phản lực đầu tiên trên thế giới, được chế tạo theo thiết kế tàng hình và nhằm thâm nhập mạng lưới phòng không dày đặc và tinh vi nhất thế giới của Liên Xô.
Các hệ thống phòng không lúc bấy giờ của Liên Xô, đã khiến khả năng xâm nhập của máy bay Mỹ không có khả năng tàng hình, như máy bay ném bom B-52H và B-1B hoặc máy bay chiến đấu tấn công F-111 là rất thấp.
Các hệ thống phòng không tiên tiến của Liên Xô, được đưa vào sử dụng không lâu trước khi F-117 ra đời, trong số đó có các máy bay đánh chặn MiG-31 và MiG-25, hệ thống phòng không tầm xa với radar mảng pha đầu tiên trên thế giới, cũng như radar chủ động dẫn đường cho tên lửa không đối không R-33, hệ thống phòng không tầm xa S-300.
Mặc dù các máy bay khác dễ bị radar sóng dài phát hiện, nhưng đối với hầu hết các máy bay và hệ thống phòng không của Liên Xô, máy bay cường kích F-117 chỉ có thể bị phát hiện ở phạm vi sóng ngắn, điều này giúp nó có cơ hội tốt hơn để có thể thực hiện các đòn tấn công ở những nơi cần thiết.
F-117 được thiết kế ngay từ đầu để có thể triển khai bom hạt nhân B57 và B61. Để tăng khả năng cho máy bay tàng hình có thể xuyên thủng hệ thống phòng thủ của Liên Xô, các đơn vị F-117 phải nhận được thông tin tình báo về vị trí của hệ thống phòng không của đối phương và lập kế hoạch cẩn thận để tránh các mối đe dọa tiềm tàng.
Các máy bay F-117 sẽ được trang bị đầu đạn hạt nhân chiến thuật B57 hoặc B61, được chế tạo để tấn công các mục tiêu như tập trung nhiều binh lính và căn cứ quân sự của Liên Xô.
Phương án tối ưu nhất cho máy bay F-117, là máy bay sẽ bay nhanh qua mục tiêu và thả một quả bom hạt nhân được sử dụng dù, để tăng thời gian thoát thân cho máy bay và quả bom sẽ được phát nổ ngay sau khi chạm đất.
Mặc dù F-117 có tốc độ bay tối đa rất chậm, nhưng phương pháp này cho phép nó bay tương đối thấp để né tránh hệ thống phòng thủ và cảm biến của đối phương, giúp máy bay tránh được nguy cơ bị vướng vào vụ nổ hạt nhân hoặc sóng xung kích của nó.
Tuy nhiên việc sử dụng F-117 để ném bom hạt nhân vào Liên Xô đã không xảy ra, nhưng máy bay cũng đã được sử dụng cho mục đích khác. Năm 1991 Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất nổ ra, những chiếc F-117 được tung ra tham chiến với số lượng lớn.
Quân đội Mỹ đã coi các hệ thống radar bước sóng dài, của Iraq là mục tiêu ưu tiên hàng đầu và nhanh chóng bị vô hiệu hóa bởi máy bay trực thăng tấn công bay thấp, trong giai đoạn đầu của cuộc chiến. Sau đó những chiếc F-117 mới được xuất kích, nên khả năng tàng hình của máy bay cũng không được phát huy tối đa.
Thực tế là Iraq thiếu tên lửa S-200, S-300, MiG-31, Su-27 và các hệ thống phòng không tiên tiến cho cuộc chiến không cân sức với Mỹ. Các vị trí tên lửa đất đối không và radar lạc hậu của Iraq, đã trở thành mục tiêu ngon ăn cho các máy bay không tàng hình như F-111.
Vì F-117 có chi phí hoạt động rất cao, nên chỉ có 59 chiếc được chế tạo. Điều này có nghĩa là chúng chỉ thích hợp với những nhiệm vụ đặc biệt, để tấn công các mục tiêu cụ thể, cho đến khi phối hợp chặt chẽ với các đơn vị máy bay không tàng hình.
Chi phí hoạt động cao và khả năng tương đối hạn chế của máy bay tàng hình F-117 đã khiến chúng phải nghỉ hưu sớm vào năm 2008. Và từ đó không quân Mỹ đã thiếu một máy bay chiến đấu tàng hình, có khả năng thực hiện các nhiệm vụ vận chuyển hạt nhân.
F-35A được đưa vào trang bị từ năm 2015, có tiết diện radar tương tự như F-117, nhưng nhanh hơn nhiều và có hệ thống tác chiến điện tử vượt trội cũng như chi phí hoạt động thấp hơn. Mặc dù máy bay vẫn chưa sẵn sàng chiến đấu cường độ cao, nhưng được kì vong sẽ thay thế cho vị trí của F-117 trong tương lai. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sự thực ẩn giấu đằng sau lớp vỏ tàng hình của máy bay F-117 Nighthawk huyền thoại. Nguồn: Smithsonia.