Chiến lũy phố Lê Ninh (ngã ba Đinh Liệt-Cầu Gỗ), các chiến sĩ: Cao Đa (nhìn ống nhòm), liên lạc viên Nguyễn Phúc (mũ sắt), Nguyễn Đình Văn (mũ cát trắng).Trung đội 2 Tiểu đoàn 102. Từ trái sang: liên lạc viên Hồ Quốc Cốc, chính trị viên Nguyễn Đình Truy, cứu thương Nguyễn Thị An, trung đội trưởng Nguyễn Trọng Hàm, trung đội phó Phạm Mùi, cứu thương Lều Thị Lương.Ngoài số lượng ít bom ba càng, bộ đội ta còn mưu trí dựng cọc lớn để chặn xe thiết giáp, xe tăng của quân Pháp.Ảnh: Hàng rào chống cơ giới ở Bạch Mai.Hà Nội 60 ngày đêm khói lửa.Đồng chí Ty, cán bộ tự vệ ở Bạch Mai.Phố Huế.Phố Mai Hắc Đế.Chiến lũy với bàn ghế trên đường phố Hà Nội.Bộ đội xây dựng chiến lũy trên đường Huyền Trân Công Chúa.Khói bốc cao tại ngã tư Trung Hiền.Một trong những trận đánh ác liệt nhất của chiến sĩ Hà Nội khi đó là trận chợ Đồng Xuân diễn ra vào giữa tháng 2/1947.Sáng sớm ngày 1/2, Pháp cho một tiểu đoàn với hơn 400 quân với 5 xe tăng yểm trợ, tiến công vào trận địa của Tiểu đoàn 101 ở khu vực chợ Đồng Xuân. Máy bay, pháo của địch oanh kích dữ dội khu vực phố Hàng Mã, Hàng Chiếu, Hàng Lược, Hàng Đường…, đốt cháy, phá hủy nhiều nhà cửa. Tiếp đó, bộ binh và xe tăng địch từ cầu Long Biên, Cửa Bắc, Cửa Đông ồ ạt tiến công vào chợ Đồng Xuân.Đợi địch vào tầm bắn hiệu quả, hỏa lực của ta bố trí trên các tầng gác nhả đạn, đồng thời ta khai hỏa hệ thống mìn bố trí trên các đường phố, khiến hàng chục tên địch bị tiêu diệt. Nhiều đợt tiến công liên tiếp của địch bị ta bẻ gãy.Lực lượng của ta ở trong chợ sau khi dùng hỏa lực tiêu diệt địch đã xông ra đánh giáp lá cà bằng báng súng, lưỡi lê, dao găm, dao thái thịt với bọn lính lê dương. Do lực lượng chênh lệch bất lợi cho ta nên địch đã chiếm được chợ Đồng Xuân.Có thể nói, trận đánh ngày 14/2/1947 ở chợ Đồng Xuân là trận đánh lớn nhất của Liên khu 1, thể hiện khí phách anh hùng và sự kết hợp giữa lòng quả cảm với trí thông minh, sáng tạo của các chiến sĩ cảm tử Thủ đô và của nhân dân ta trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.Tuy chiếm được chợ Đồng Xuân, song hơn 200 tên địch đã bị loại khỏi vòng chiến đấu.
Chiến lũy phố Lê Ninh (ngã ba Đinh Liệt-Cầu Gỗ), các chiến sĩ: Cao Đa (nhìn ống nhòm), liên lạc viên Nguyễn Phúc (mũ sắt), Nguyễn Đình Văn (mũ cát trắng).
Trung đội 2 Tiểu đoàn 102. Từ trái sang: liên lạc viên Hồ Quốc Cốc, chính trị viên Nguyễn Đình Truy, cứu thương Nguyễn Thị An, trung đội trưởng Nguyễn Trọng Hàm, trung đội phó Phạm Mùi, cứu thương Lều Thị Lương.
Ngoài số lượng ít bom ba càng, bộ đội ta còn mưu trí dựng cọc lớn để chặn xe thiết giáp, xe tăng của quân Pháp.
Ảnh: Hàng rào chống cơ giới ở Bạch Mai.
Hà Nội 60 ngày đêm khói lửa.
Đồng chí Ty, cán bộ tự vệ ở Bạch Mai.
Phố Huế.
Phố Mai Hắc Đế.
Chiến lũy với bàn ghế trên đường phố Hà Nội.
Bộ đội xây dựng chiến lũy trên đường Huyền Trân Công Chúa.
Khói bốc cao tại ngã tư Trung Hiền.
Một trong những trận đánh ác liệt nhất của chiến sĩ Hà Nội khi đó là trận chợ Đồng Xuân diễn ra vào giữa tháng 2/1947.
Sáng sớm ngày 1/2, Pháp cho một tiểu đoàn với hơn 400 quân với 5 xe tăng yểm trợ, tiến công vào trận địa của Tiểu đoàn 101 ở khu vực chợ Đồng Xuân. Máy bay, pháo của địch oanh kích dữ dội khu vực phố Hàng Mã, Hàng Chiếu, Hàng Lược, Hàng Đường…, đốt cháy, phá hủy nhiều nhà cửa. Tiếp đó, bộ binh và xe tăng địch từ cầu Long Biên, Cửa Bắc, Cửa Đông ồ ạt tiến công vào chợ Đồng Xuân.
Đợi địch vào tầm bắn hiệu quả, hỏa lực của ta bố trí trên các tầng gác nhả đạn, đồng thời ta khai hỏa hệ thống mìn bố trí trên các đường phố, khiến hàng chục tên địch bị tiêu diệt. Nhiều đợt tiến công liên tiếp của địch bị ta bẻ gãy.
Lực lượng của ta ở trong chợ sau khi dùng hỏa lực tiêu diệt địch đã xông ra đánh giáp lá cà bằng báng súng, lưỡi lê, dao găm, dao thái thịt với bọn lính lê dương. Do lực lượng chênh lệch bất lợi cho ta nên địch đã chiếm được chợ Đồng Xuân.
Có thể nói, trận đánh ngày 14/2/1947 ở chợ Đồng Xuân là trận đánh lớn nhất của Liên khu 1, thể hiện khí phách anh hùng và sự kết hợp giữa lòng quả cảm với trí thông minh, sáng tạo của các chiến sĩ cảm tử Thủ đô và của nhân dân ta trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Tuy chiếm được chợ Đồng Xuân, song hơn 200 tên địch đã bị loại khỏi vòng chiến đấu.