Theo báo QĐND, lực lượng vũ trang của Hà Nội trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến có 5 tiểu đoàn Vệ quốc đoàn, 1 đại đội cảnh vệ, 4 trung đội pháo ở các pháo đài Láng, Xuân Canh, Thổ Khối, Xuân Tảo, với tổng quân số hơn 2.500 người, được trang bị 1.516 súng trường, 3 trung liên, 1 đại liên, 1 bazôka 60mm, 1.000 lựu đạn, 80 bom ba càng, 200 chai xăng cơ-rếp, 7 khẩu pháo cao xạ, 1 khẩu sơn pháo 75mm, 1 khẩu pháo 25mm, 2 khẩu cối 60mm. Nguồn ảnh: Cục văn thư lưu trữ quốc gia.Và số vũ khí trên đã cùng quân và dân thủ đô bảo vệ từng ngôi nhà, góc phố Hà Nội trong suốt 60 ngày đêm vào mùa Đông năm 1946-1947 trước khi Trung đoàn Thủ Đô rút ra khỏi nội thành vào ngày 17/2/1946. Nguồn ảnh: Cục văn thư lưu trữ quốc gia.Trong số vũ khí quý giá trên không thể không kể đến khẩu trung liên ZB vz. 26 - một trong những vũ khí mạnh nhất của Trung đoàn Thủ Đô được trang bị vào tháng 12/1946. Khi đó, những khẩu súng trung liên như thế này là tài sản vô giá, giúp vệ quốc quân giành giật từng tấc đất thủ đô với thực dân Pháp. Nguồn ảnh: Zing News.Về nguồn gốc của ZB vz. 26 tại Việt Nam thì có rất nhiều cách lý giải khác nhau khi mẫu trung liên này khá phổ biến trong Quân đội Trung Quốc khi đó và cả phát xít Nhật Bản cũng sử dụng nó. Tuy nhiên có một điều chắc chắn là Quân đội Pháp sau khi trở lại Đông Dương không được trang bị ZB vz. 26. Nguồn ảnh: Fanda - TV Nova.Do đó nhiều khả năng những khẩu ZB vz. 26 có trong trang bị của quân đội ta khi đó có được là từ các kho vũ khí của Nhật Bản sau Cách mạng Tháng 8, bên cạnh đó ZB vz. 26 cũng có thể có nguồn gốc từ Trung Quốc khi quân của Tưởng Giới Thạch tiến vào miền bắc nước ta để giải giáp quân Nhật. Nguồn ảnh: Wikiwan.ZB vz. 26 là một dòng súng máy hạng nhẹ do Tiệp Khắc phát triển trong những năm 1920, nó là sự kết hợp của nhiều dòng súng máy khác nhau ở thời kỳ đó như Berthier, BAR M1918, Darne, Hotchkiss, Madsen và St.Etienne. Tuy nhiên không phải vì vậy mà ZB vz. 26 không có những thiết kế riêng của mình. Nguồn ảnh: www.roba.ee.Trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, ZB vz. 26 được xem là một trong những dòng súng máy phổ biến nhất tham gia nhiều cuộc chiến khác nhau từ Châu Âu, Châu Phi cho đến tận Châu Âu, mẫu trung liên này cũng nổi tiếng với độ tin cậy cao, cấu tạo đơn giản và rất dễ sản xuất. Chính vì lý do này mà ZB vz. 26 được sử dụng khá rộng rãi ở các nước Châu Á cụ thể ở đây là trong Quân đội Trung Quốc, bên cạnh đó người Nhật cũng có các biến thể khác nhau của ZB vz. 26 với thiết kế gần như tương tự. Nguồn ảnh: WikipediaZB vz. 26 sử dụng cơ chế nạp đạn bằng khí nén với hệ thống trích khí dài, ống trích khí nằm bên dưới nòng súng, bắn với bolt mở và chèn nghiêng để khóa cố định trước khi điểm hỏa. Nòng súng làm mát bằng không khí được khắc các rãnh tròn đồng tâm để nâng cao khả năng tản nhiệt nên trông khá giống một mũi khoan, ngoài ra nếu thấy nòng súng quá nóng và không tản nhiệt kịp thì có thể thay nòng một cách nhanh chóng bằng một khớp nối ngay trên thân súng. Nguồn ảnh: smallarms.ruTrọng lượng của ZB vz. 26 là 10.5kg, dài 1.150mm và với nòng súng là 672mm. Hệ thống nhắm cơ bản của loại súng này điểm ruồi nhưng do hộp đạn nằm ngay trên thân súng nên nó được đặt lệch qua bên trái và được điều chỉnh bằng một nút xoay để phù hợp với phạm vi bắn. Nguồn ảnh: keywordhut.comHộp đạn của ZB vz. 26 được đặt ngay trên thân súng và nó sử dụng đạn tiêu chuẩn 7.92×57mm, hộp tiếp đạn của ZB vz. 26 được làm bằng thép có thể chứa 20 viên. Khe cắm hộp đạn tiếp đạn cũng được che chắn bằng một miếng che để chống bụi bẩn trong quá trình súng hoạt động. Nguồn ảnh: smallarms.ruBên cạnh khả năng chống bộ binh, ZB vz. 26 còn có thể được sử dụng như một khẩu súng máy phòng không với giá đỡ cố định, tầm bắn hiệu quả của khẩu trung liên này là 1.000m với tốc độ bắn lên đến 500 viên/phút, giới hạn duy nhất của nó là có hộp tiếp đạn hạn chế. Điều này cũng được khắc phục trong một số biến thể cải tiến ở mỗi nước. Nguồn ảnh: smallarms.ruTrong ảnh là một tổ đội súng máy ZB vz. 26 của Tiệp Khắc trong CTTG 2 với hai binh sĩ một xạ thủ và một binh sĩ nạp đạn do tốc độ bắn nhanh và nhưng số đạn lại hạn chế của dòng trung liên này. Nguồn ảnh: smallarms.ru.
Theo báo QĐND, lực lượng vũ trang của Hà Nội trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến có 5 tiểu đoàn Vệ quốc đoàn, 1 đại đội cảnh vệ, 4 trung đội pháo ở các pháo đài Láng, Xuân Canh, Thổ Khối, Xuân Tảo, với tổng quân số hơn 2.500 người, được trang bị 1.516 súng trường, 3 trung liên, 1 đại liên, 1 bazôka 60mm, 1.000 lựu đạn, 80 bom ba càng, 200 chai xăng cơ-rếp, 7 khẩu pháo cao xạ, 1 khẩu sơn pháo 75mm, 1 khẩu pháo 25mm, 2 khẩu cối 60mm. Nguồn ảnh: Cục văn thư lưu trữ quốc gia.
Và số vũ khí trên đã cùng quân và dân thủ đô bảo vệ từng ngôi nhà, góc phố Hà Nội trong suốt 60 ngày đêm vào mùa Đông năm 1946-1947 trước khi Trung đoàn Thủ Đô rút ra khỏi nội thành vào ngày 17/2/1946. Nguồn ảnh: Cục văn thư lưu trữ quốc gia.
Trong số vũ khí quý giá trên không thể không kể đến khẩu trung liên ZB vz. 26 - một trong những vũ khí mạnh nhất của Trung đoàn Thủ Đô được trang bị vào tháng 12/1946. Khi đó, những khẩu súng trung liên như thế này là tài sản vô giá, giúp vệ quốc quân giành giật từng tấc đất thủ đô với thực dân Pháp. Nguồn ảnh: Zing News.
Về nguồn gốc của ZB vz. 26 tại Việt Nam thì có rất nhiều cách lý giải khác nhau khi mẫu trung liên này khá phổ biến trong Quân đội Trung Quốc khi đó và cả phát xít Nhật Bản cũng sử dụng nó. Tuy nhiên có một điều chắc chắn là Quân đội Pháp sau khi trở lại Đông Dương không được trang bị ZB vz. 26. Nguồn ảnh: Fanda - TV Nova.
Do đó nhiều khả năng những khẩu ZB vz. 26 có trong trang bị của quân đội ta khi đó có được là từ các kho vũ khí của Nhật Bản sau Cách mạng Tháng 8, bên cạnh đó ZB vz. 26 cũng có thể có nguồn gốc từ Trung Quốc khi quân của Tưởng Giới Thạch tiến vào miền bắc nước ta để giải giáp quân Nhật. Nguồn ảnh: Wikiwan.
ZB vz. 26 là một dòng súng máy hạng nhẹ do Tiệp Khắc phát triển trong những năm 1920, nó là sự kết hợp của nhiều dòng súng máy khác nhau ở thời kỳ đó như Berthier, BAR M1918, Darne, Hotchkiss, Madsen và St.Etienne. Tuy nhiên không phải vì vậy mà ZB vz. 26 không có những thiết kế riêng của mình. Nguồn ảnh: www.roba.ee.
Trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, ZB vz. 26 được xem là một trong những dòng súng máy phổ biến nhất tham gia nhiều cuộc chiến khác nhau từ Châu Âu, Châu Phi cho đến tận Châu Âu, mẫu trung liên này cũng nổi tiếng với độ tin cậy cao, cấu tạo đơn giản và rất dễ sản xuất. Chính vì lý do này mà ZB vz. 26 được sử dụng khá rộng rãi ở các nước Châu Á cụ thể ở đây là trong Quân đội Trung Quốc, bên cạnh đó người Nhật cũng có các biến thể khác nhau của ZB vz. 26 với thiết kế gần như tương tự. Nguồn ảnh: Wikipedia
ZB vz. 26 sử dụng cơ chế nạp đạn bằng khí nén với hệ thống trích khí dài, ống trích khí nằm bên dưới nòng súng, bắn với bolt mở và chèn nghiêng để khóa cố định trước khi điểm hỏa. Nòng súng làm mát bằng không khí được khắc các rãnh tròn đồng tâm để nâng cao khả năng tản nhiệt nên trông khá giống một mũi khoan, ngoài ra nếu thấy nòng súng quá nóng và không tản nhiệt kịp thì có thể thay nòng một cách nhanh chóng bằng một khớp nối ngay trên thân súng. Nguồn ảnh: smallarms.ru
Trọng lượng của ZB vz. 26 là 10.5kg, dài 1.150mm và với nòng súng là 672mm. Hệ thống nhắm cơ bản của loại súng này điểm ruồi nhưng do hộp đạn nằm ngay trên thân súng nên nó được đặt lệch qua bên trái và được điều chỉnh bằng một nút xoay để phù hợp với phạm vi bắn. Nguồn ảnh: keywordhut.com
Hộp đạn của ZB vz. 26 được đặt ngay trên thân súng và nó sử dụng đạn tiêu chuẩn 7.92×57mm, hộp tiếp đạn của ZB vz. 26 được làm bằng thép có thể chứa 20 viên. Khe cắm hộp đạn tiếp đạn cũng được che chắn bằng một miếng che để chống bụi bẩn trong quá trình súng hoạt động. Nguồn ảnh: smallarms.ru
Bên cạnh khả năng chống bộ binh, ZB vz. 26 còn có thể được sử dụng như một khẩu súng máy phòng không với giá đỡ cố định, tầm bắn hiệu quả của khẩu trung liên này là 1.000m với tốc độ bắn lên đến 500 viên/phút, giới hạn duy nhất của nó là có hộp tiếp đạn hạn chế. Điều này cũng được khắc phục trong một số biến thể cải tiến ở mỗi nước. Nguồn ảnh: smallarms.ru
Trong ảnh là một tổ đội súng máy ZB vz. 26 của Tiệp Khắc trong CTTG 2 với hai binh sĩ một xạ thủ và một binh sĩ nạp đạn do tốc độ bắn nhanh và nhưng số đạn lại hạn chế của dòng trung liên này. Nguồn ảnh: smallarms.ru.