Năm 1945, sau khi được quân đồng minh hồi sức, thực dân Pháp âm mưu chiếm giữ các nước thuộc địa ở khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. Ngày 23/9/1945, Pháp nổ súng gây hấn ở Sài Gòn rồi mở rộng đánh chiếm Nam Bộ, Nam Trung Bộ, tìm cách đưa ra quân ra Bắc Bộ. Chúng gây ra nhiều cuộc xung đột, khiêu khích ở Hà Nội. Ảnh: Bản đồ Hà Nội thời bấy giờ.Mặc dù Bác hồ và chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ nỗ lực cứu vãn hòa bình, tránh đổ máu, nhượng bộ nhiều quyền lợi cho thực dân Pháp. Thế nhưng, chúng được đà càng lấn tới, liên tục vào giữa tháng 12/1946 nổ súng gây hấn nhiều nơi tại Hà Nội.Trước tình hình căng thẳng này, ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra "Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến". Ngay trong đêm ngày 19/12, các lực lượng quân dân Thủ đô đồng loạt nổ súng tấn công các cơ quan đầu não của Pháp. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chính thức bắt đầu. Ảnh: Các chiến sĩ Vệ quốc đoàn tuyên thệ.Lực lượng vũ trang của Hà Nội lúc ấy có 5 tiểu đoàn Vệ quốc đoàn, 1 đại đội cảnh vệ, 4 trung đội pháo cao xạ ở các pháo đài Láng, Xuân Canh, Thổ Khối, Xuân Tảo, với tổng quân số hơn 2.500 người, trang bị 1.516 súng trường, 3 trung liên, 1 đại liên, 1 bazôka 60mm, 1.000 lựu đạn, 80 bom ba càng, 200 chai xăng cơ-rếp, 7 khẩu pháo cao xạ, 1 khẩu sơn pháo 75mm, 1 khẩu pháo 25mm, 2 khẩu cối 60mm. Ảnh: bộ đội ta xây dựng hầm hào bảo vệ Bắc bộ phủ - Đây là nơi làm việc của Hồ Chủ tịch và chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước ngày Toàn quốc kháng chiến.Bàn kế hoạch tác chiến và chuẩn bị chiến đấu ở chợ Đồng Xuân.Lúc này, quân Pháp ở Bắc Vĩ tuyến 16 đã lên đến 30.000. Riêng Hà Nội là 6.500 tên. Vũ khí của chúng có 5.000 súng trường, 600 tiểu liên, 150 trung liên và đại liên, 42 khẩu pháo các loại, 22 xe tăng, 40 thiết giáp, 30 máy bay và một số tàu chiến trực trên sông Hồng. Ảnh: Dựng chiến lũy trước chợ Đồng Xuân.Ngoài ra, nhiều gia đình Pháp kiều được trang bị vũ khí và tổ chức thành hàng trăm ổ chiến đấu độc lập tại các khu phố. Ảnh: Chiến lũy không chỉ bao cát, đất mà cả bàn, ghế, giường tủ.Phố Hàng Bồ.Phố Hàng Bài.Phố Hàng Chiếu.Phố Hàng Đường.Khung cảnh đổ nát ở phố Hàng Nón sau những trận chiến dữ dội giữa chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô với quân Pháp xâm lược.Phố Hàng Thiếc.Phố Hàng Bè.Phố Hàng Chĩnh.Ngày đó, trận đánh diễn ra ác liệt khắp thành Hà Nội. Ví dụ như tại Bắc Bộ Phủ, chỉ vài giờ sau khi lệnh tiến công của quân ta được phát đi, quân Pháp huy động 300 lính lê dương với 8 xe tăng, 10 xe thiết giáp, 2 khẩu sơn pháo 75mm, nhiều súng cối…mở cuộc tiến công đầu tiên vào Bắc Bộ phủ. ẢNh: Các chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô đang chiến đấu với kẻ địch.Hết đêm 19/12/1946, sang ngày 20/12, địch tiếp tục tiến công Bắc Bộ phủ lần thứ 3. Với tinh thần chiến đấu kiên cường, ta tiếp tục đẩy lùi đợt tấn công thứ 3 của địch vào trưa ngày 20/12. Trong cuộc chiến bảo vệ Bắc Bộ Phủ, ta có 45 đồng chí hy sinh, nhưng quân Pháp đã bị diệt 130 tên, bị bắn cháy 4 xe tăng, 1 xe zíp và 2 xe vận tải.Chiến lũy trên đường phố.Trung đội phó Viết Phương cùng đồng đội trên chiến lũy Hà Trung.
Năm 1945, sau khi được quân đồng minh hồi sức, thực dân Pháp âm mưu chiếm giữ các nước thuộc địa ở khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. Ngày 23/9/1945, Pháp nổ súng gây hấn ở Sài Gòn rồi mở rộng đánh chiếm Nam Bộ, Nam Trung Bộ, tìm cách đưa ra quân ra Bắc Bộ. Chúng gây ra nhiều cuộc xung đột, khiêu khích ở Hà Nội. Ảnh: Bản đồ Hà Nội thời bấy giờ.
Mặc dù Bác hồ và chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ nỗ lực cứu vãn hòa bình, tránh đổ máu, nhượng bộ nhiều quyền lợi cho thực dân Pháp. Thế nhưng, chúng được đà càng lấn tới, liên tục vào giữa tháng 12/1946 nổ súng gây hấn nhiều nơi tại Hà Nội.
Trước tình hình căng thẳng này, ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra "Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến". Ngay trong đêm ngày 19/12, các lực lượng quân dân Thủ đô đồng loạt nổ súng tấn công các cơ quan đầu não của Pháp. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chính thức bắt đầu. Ảnh: Các chiến sĩ Vệ quốc đoàn tuyên thệ.
Lực lượng vũ trang của Hà Nội lúc ấy có 5 tiểu đoàn Vệ quốc đoàn, 1 đại đội cảnh vệ, 4 trung đội pháo cao xạ ở các pháo đài Láng, Xuân Canh, Thổ Khối, Xuân Tảo, với tổng quân số hơn 2.500 người, trang bị 1.516 súng trường, 3 trung liên, 1 đại liên, 1 bazôka 60mm, 1.000 lựu đạn, 80 bom ba càng, 200 chai xăng cơ-rếp, 7 khẩu pháo cao xạ, 1 khẩu sơn pháo 75mm, 1 khẩu pháo 25mm, 2 khẩu cối 60mm. Ảnh: bộ đội ta xây dựng hầm hào bảo vệ Bắc bộ phủ - Đây là nơi làm việc của Hồ Chủ tịch và chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước ngày Toàn quốc kháng chiến.
Bàn kế hoạch tác chiến và chuẩn bị chiến đấu ở chợ Đồng Xuân.
Lúc này, quân Pháp ở Bắc Vĩ tuyến 16 đã lên đến 30.000. Riêng Hà Nội là 6.500 tên. Vũ khí của chúng có 5.000 súng trường, 600 tiểu liên, 150 trung liên và đại liên, 42 khẩu pháo các loại, 22 xe tăng, 40 thiết giáp, 30 máy bay và một số tàu chiến trực trên sông Hồng. Ảnh: Dựng chiến lũy trước chợ Đồng Xuân.
Ngoài ra, nhiều gia đình Pháp kiều được trang bị vũ khí và tổ chức thành hàng trăm ổ chiến đấu độc lập tại các khu phố. Ảnh: Chiến lũy không chỉ bao cát, đất mà cả bàn, ghế, giường tủ.
Phố Hàng Bồ.
Phố Hàng Bài.
Phố Hàng Chiếu.
Phố Hàng Đường.
Khung cảnh đổ nát ở phố Hàng Nón sau những trận chiến dữ dội giữa chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô với quân Pháp xâm lược.
Phố Hàng Thiếc.
Phố Hàng Bè.
Phố Hàng Chĩnh.
Ngày đó, trận đánh diễn ra ác liệt khắp thành Hà Nội. Ví dụ như tại Bắc Bộ Phủ, chỉ vài giờ sau khi lệnh tiến công của quân ta được phát đi, quân Pháp huy động 300 lính lê dương với 8 xe tăng, 10 xe thiết giáp, 2 khẩu sơn pháo 75mm, nhiều súng cối…mở cuộc tiến công đầu tiên vào Bắc Bộ phủ. ẢNh: Các chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô đang chiến đấu với kẻ địch.
Hết đêm 19/12/1946, sang ngày 20/12, địch tiếp tục tiến công Bắc Bộ phủ lần thứ 3. Với tinh thần chiến đấu kiên cường, ta tiếp tục đẩy lùi đợt tấn công thứ 3 của địch vào trưa ngày 20/12. Trong cuộc chiến bảo vệ Bắc Bộ Phủ, ta có 45 đồng chí hy sinh, nhưng quân Pháp đã bị diệt 130 tên, bị bắn cháy 4 xe tăng, 1 xe zíp và 2 xe vận tải.
Chiến lũy trên đường phố.
Trung đội phó Viết Phương cùng đồng đội trên chiến lũy Hà Trung.