Kể từ thời sử dụng máy bay với động cơ cánh quạt cho tới nay, cách thức thu hồi máy bay trên tàu sân bay dường như vẫn không có nhiều thay đổi, vẫn là dùng dây để móc lấy máy bay khi hạ cánh. Nguồn ảnh: Thearchive.Đến thời kỳ máy bay phản lực ra đời, các vụ tai nạn khi hạ cánh trên tàu sân bay còn tăng hơn nữa cả về số lượng lẫn quy mô. Nguồn ảnh: The Archive.Một nguyên tắc cơ bản khi hạ cánh đó là mọi loại máy bay đều phải đẩy công suất động cơ lên tối đa khi máy bay bắt đầu tiếp xúc với mặt sàn. Nguồn ảnh: Thearchive.Điều này sẽ giúp máy bay có đủ động năng để cất cánh lại nếu cáp hãm đà móc trượt nhưng cũng sẽ khiến các vụ tai nạn trở nên thảm khốc hơn vì khi đó chiếc máy bay đang có động năng cực lớn. Nguồn ảnh: Thearchive.Ở thời của máy bay phản lực, các công cụ hỗ trợ hạ cánh chỉ đơn thuần là vài ba dây móc hãm đà dưới đường băng thay vì lưới giữ chăng ngang đường băng như thời của máy bay sử dụng cánh quạt. Nguồn ảnh: Thearchive.Đơn giản là vì các loại máy bay phản lực có động năng quá lớn, nếu sử dụng lưới giữ lại được máy bay thì chắc chắn chiếc máy bay đó sẽ nát bươm và hư hỏng nặng. Ảnh: Một chiếc F-4 tan tành sau khi đâm vào lưới giữ. Nguồn ảnh: Thearchive.Một trong những vấn đề nguy hiểm khác khi cất - hạ cánh trên tàu sân bay đó là phần thượng tầng hay đảo chỉ huy. Phần thượng tầng này rất dễ bị các máy bay đâm vào khi mất lái. Nguồn ảnh: Age.Một chiếc phản lực của Không quân Thuỷ quân Lục chiến tránh phần thượng tần của máy bay và đâm thẳng ra phần rìa bên ngoài đường băng, phát nổ. Nguồn ảnh: Thearchive.Không quân Anh trục vớt một chiếc máy bay bị vo tròn sau khi hạ cánh trượt đường băng và lao thẳng xuống nước. Nguồn ảnh: Thearchive.Phản lực cơ được giữ bởi lưới trên tàu sân bay - cách thức này vừa nguy hiểm vừa tốn thời gian để... gỡ lưới dọn đường băng. Trong khoảng thời gian dọn đường băng này, chiếc tàu sân bay sẽ mất hoàn toàn khả năng triển khai và thu hồi máy bay. Nguồn ảnh: Thearchive.Một chiến đấu cơ của Không quân Thuỷ quân Lục chiến Mỹ đâm thẳng vào đảo chỉ huy bẹp dúm mũi, rất may không xảy ra hoả hoạn sau pha va chạm này và phần ca-bin có vẻ như vẫn còn nguyên vẹn. Nguồn ảnh: Thearchive.Phần đảo chỉ huy thường là nơi tụ tập nhiều nhân lực trên tàu nhất mỗi khi có hoạt động triển khai - thu hồi máy bay nên những pha tai nạn vào khu vực này cũng thường dẫn tới thương vong lớn. Nguồn ảnh: Thearchive. Mời độc giả xem Video: Phản lực cơ F/A-18 cất cánh từ tàu sân bay Mỹ.
Kể từ thời sử dụng máy bay với động cơ cánh quạt cho tới nay, cách thức thu hồi máy bay trên tàu sân bay dường như vẫn không có nhiều thay đổi, vẫn là dùng dây để móc lấy máy bay khi hạ cánh. Nguồn ảnh: Thearchive.
Đến thời kỳ máy bay phản lực ra đời, các vụ tai nạn khi hạ cánh trên tàu sân bay còn tăng hơn nữa cả về số lượng lẫn quy mô. Nguồn ảnh: The Archive.
Một nguyên tắc cơ bản khi hạ cánh đó là mọi loại máy bay đều phải đẩy công suất động cơ lên tối đa khi máy bay bắt đầu tiếp xúc với mặt sàn. Nguồn ảnh: Thearchive.
Điều này sẽ giúp máy bay có đủ động năng để cất cánh lại nếu cáp hãm đà móc trượt nhưng cũng sẽ khiến các vụ tai nạn trở nên thảm khốc hơn vì khi đó chiếc máy bay đang có động năng cực lớn. Nguồn ảnh: Thearchive.
Ở thời của máy bay phản lực, các công cụ hỗ trợ hạ cánh chỉ đơn thuần là vài ba dây móc hãm đà dưới đường băng thay vì lưới giữ chăng ngang đường băng như thời của máy bay sử dụng cánh quạt. Nguồn ảnh: Thearchive.
Đơn giản là vì các loại máy bay phản lực có động năng quá lớn, nếu sử dụng lưới giữ lại được máy bay thì chắc chắn chiếc máy bay đó sẽ nát bươm và hư hỏng nặng. Ảnh: Một chiếc F-4 tan tành sau khi đâm vào lưới giữ. Nguồn ảnh: Thearchive.
Một trong những vấn đề nguy hiểm khác khi cất - hạ cánh trên tàu sân bay đó là phần thượng tầng hay đảo chỉ huy. Phần thượng tầng này rất dễ bị các máy bay đâm vào khi mất lái. Nguồn ảnh: Age.
Một chiếc phản lực của Không quân Thuỷ quân Lục chiến tránh phần thượng tần của máy bay và đâm thẳng ra phần rìa bên ngoài đường băng, phát nổ. Nguồn ảnh: Thearchive.
Không quân Anh trục vớt một chiếc máy bay bị vo tròn sau khi hạ cánh trượt đường băng và lao thẳng xuống nước. Nguồn ảnh: Thearchive.
Phản lực cơ được giữ bởi lưới trên tàu sân bay - cách thức này vừa nguy hiểm vừa tốn thời gian để... gỡ lưới dọn đường băng. Trong khoảng thời gian dọn đường băng này, chiếc tàu sân bay sẽ mất hoàn toàn khả năng triển khai và thu hồi máy bay. Nguồn ảnh: Thearchive.
Một chiến đấu cơ của Không quân Thuỷ quân Lục chiến Mỹ đâm thẳng vào đảo chỉ huy bẹp dúm mũi, rất may không xảy ra hoả hoạn sau pha va chạm này và phần ca-bin có vẻ như vẫn còn nguyên vẹn. Nguồn ảnh: Thearchive.
Phần đảo chỉ huy thường là nơi tụ tập nhiều nhân lực trên tàu nhất mỗi khi có hoạt động triển khai - thu hồi máy bay nên những pha tai nạn vào khu vực này cũng thường dẫn tới thương vong lớn. Nguồn ảnh: Thearchive.
Mời độc giả xem Video: Phản lực cơ F/A-18 cất cánh từ tàu sân bay Mỹ.