Theo Tạp chí Jane's Defence Weekly, chính phủ Vương quốc Anh đã xác nhận việc bán tàu sân bay trực thăng HMS Ocean cho Brazil với đơn giá 84 tỷ bảng Anh (khoảng 119 triệu USD). Nguồn ảnh: WikipediaTheo thỏa thuận được ký kết vào ngày 19/2, Hải quân Brazil sẽ sở hữu tàu sân bay 22.000 tấn vào tháng 6 năm nay. Hợp đồng bao gồm việc nâng cấp HMS Ocean bởi hãng Babcock và BAE System trước khi bàn giao. Nguồn ảnh: WikipediaĐiều đáng nói, HMS Ocean mới gia nhập Hải quân Hoàng gia Anh năm 1998, thực hiện hải trình 833.400km trong suốt "sự nghiệp" của mình. Quyết định loại biên chế con tàu trong năm 2018 đã được khẳng định trong báo cáo đánh giá Chiến lược Quốc phòng và An ninh 2015 (SDSR15) của Vương quốc Anh.. Nguồn ảnh: WikipediaOcean đã hoàn thành nhiệm vụ cuối cùng vào tháng 12/2017 và chính thức ngừng hoạt động tại Devonport vào cuối tháng 3 năm nay. Nguồn ảnh: UK Defence Journal.Đây có thể được xem là thương vụ mua bán tàu sân bay còn hoạt động rẻ nhất trong lịch sử (không tính tới vụ mua xác tàu Varyag giữa Trung Quốc với Ukraine). Như chúng ta đã biết, một chiếc tàu sân bay dù nhỏ nhất thế giới – HMTS Chakri Naruebet của Thái Lan cũng đã có giá lên tới gần 400 triệu USD, hay như tàu sân bay INS Vikramaditya mà Ấn Độ mua của Nga rồi đặt hàng nâng cấp xong xuôi cũng có giá tới khoảng 2 tỷ USD. Nguồn ảnh: WikipediaHMS Ocean được phân loại tàu tấn công đổ bộ hoặc cũng có thể gọi là tàu sân bay trực thăng. Nó được thiết kế cho nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động tác chiến đổ bộ đường biển. Tàu sân bay HMS Ocean có lượng giãn nước khoảng 21-22.000 tấn, dài 203,4m, trang bị động cơ diesel cung cấp dự trữ hành trình lên tới 13.000km. Nguồn ảnh: WikipediaTàu được thiết kế với hangar và sân bay lớn cho phép triển khai tới 18 trực thăng các loại. Đáng tiếc, nó không có boong phóng kiểu nhảy cầu để có thể sử dụng các máy bay tiêm kích cất hạ cánh đường băng ngắn như Harrier hay F-35B. Nguồn ảnh: WikipediaNgoài trực thăng, tàu sân bay HMS Ocean có thể chở 40 xe bọc thép, 4 tàu đổ bộ nhỏ LCVP cùng 830 lính thủy đánh bộ hoàng gia. Nguồn ảnh: WikipediaHỏa lực bảo vệ của nó khá "nhẹ nhàng" gồm 4 bệ pháo một nòng 30mm DS30M, 3 bệ pháo CIWS Phalanx 6 nòng và 12 khẩu đại liên. Nguồn ảnh: WikipediaMời độc giả xem video: Tàu sân bay HMS Ocean trong ngày cuối cùng trong biên chế Hải quân Hoàng gia Anh. (Nguồn Warship TV)
Theo Tạp chí Jane's Defence Weekly, chính phủ Vương quốc Anh đã xác nhận việc bán tàu sân bay trực thăng HMS Ocean cho Brazil với đơn giá 84 tỷ bảng Anh (khoảng 119 triệu USD). Nguồn ảnh: Wikipedia
Theo thỏa thuận được ký kết vào ngày 19/2, Hải quân Brazil sẽ sở hữu tàu sân bay 22.000 tấn vào tháng 6 năm nay. Hợp đồng bao gồm việc nâng cấp HMS Ocean bởi hãng Babcock và BAE System trước khi bàn giao. Nguồn ảnh: Wikipedia
Điều đáng nói, HMS Ocean mới gia nhập Hải quân Hoàng gia Anh năm 1998, thực hiện hải trình 833.400km trong suốt "sự nghiệp" của mình. Quyết định loại biên chế con tàu trong năm 2018 đã được khẳng định trong báo cáo đánh giá Chiến lược Quốc phòng và An ninh 2015 (SDSR15) của Vương quốc Anh.. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ocean đã hoàn thành nhiệm vụ cuối cùng vào tháng 12/2017 và chính thức ngừng hoạt động tại Devonport vào cuối tháng 3 năm nay. Nguồn ảnh: UK Defence Journal.
Đây có thể được xem là thương vụ mua bán tàu sân bay còn hoạt động rẻ nhất trong lịch sử (không tính tới vụ mua xác tàu Varyag giữa Trung Quốc với Ukraine). Như chúng ta đã biết, một chiếc tàu sân bay dù nhỏ nhất thế giới – HMTS Chakri Naruebet của Thái Lan cũng đã có giá lên tới gần 400 triệu USD, hay như tàu sân bay INS Vikramaditya mà Ấn Độ mua của Nga rồi đặt hàng nâng cấp xong xuôi cũng có giá tới khoảng 2 tỷ USD. Nguồn ảnh: Wikipedia
HMS Ocean được phân loại tàu tấn công đổ bộ hoặc cũng có thể gọi là tàu sân bay trực thăng. Nó được thiết kế cho nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động tác chiến đổ bộ đường biển. Tàu sân bay HMS Ocean có lượng giãn nước khoảng 21-22.000 tấn, dài 203,4m, trang bị động cơ diesel cung cấp dự trữ hành trình lên tới 13.000km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tàu được thiết kế với hangar và sân bay lớn cho phép triển khai tới 18 trực thăng các loại. Đáng tiếc, nó không có boong phóng kiểu nhảy cầu để có thể sử dụng các máy bay tiêm kích cất hạ cánh đường băng ngắn như Harrier hay F-35B. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngoài trực thăng, tàu sân bay HMS Ocean có thể chở 40 xe bọc thép, 4 tàu đổ bộ nhỏ LCVP cùng 830 lính thủy đánh bộ hoàng gia. Nguồn ảnh: Wikipedia
Hỏa lực bảo vệ của nó khá "nhẹ nhàng" gồm 4 bệ pháo một nòng 30mm DS30M, 3 bệ pháo CIWS Phalanx 6 nòng và 12 khẩu đại liên. Nguồn ảnh: Wikipedia
Mời độc giả xem video: Tàu sân bay HMS Ocean trong ngày cuối cùng trong biên chế Hải quân Hoàng gia Anh. (Nguồn Warship TV)