Theo thông tin được truyền thông Nga đăng tải, tổ chức Taliban dù chưa thực sự nắm quyền kiểm soát toàn bộ Afghanistan, đã bắt đầu đe dọa quốc gia láng giềng là Uzbekistan.Mặc dù việc đe dọa quốc gia láng giềng này, là đi ngược hoàn toàn với những phát ngôn về việc muốn "hợp tác sâu rộng" với quốc tế và với tất cả các nước, đã được Taliban tuyên bố từ trước đó. Tuy nhiên, các tay súng Taliban cũng không phải là không có lý do, để "gây sự" với Uzbekistan.Chuyên gia quân sự của tờ Avia phân tích rằng, Taliban tỏ ra không ưa gì người láng giềng Uzbekistan, do quốc gia này đã đón nhận rất nhiều tàn quân của quân chính phủ Afghanistan cũ.Trong số này, có không ít người đã sử dụng máy bay trực thăng, máy bay cường kích để bay sang Uzbekistan lánh nạn. Phía Taliban cho rằng, các phương tiện này sau đó đã được Uzbekistan chuyển lại cho quân kháng chiến Afghanistan, gây khó khăn trong việc bình định hoàn toàn quốc gia này dưới tay Taliban.Đây không phải là một cáo buộc không có căn cứ. Trong thời gian Taliban tiến hành tấn công trên toàn lãnh thổ Afghanistan, nhiều hình ảnh vệ tinh đã cho thấy, ít nhất 50 máy bay, trực thăng các loại của quân đội Afghanistan bay sang Uzbekistan di tản.Nếu toàn bộ số phương tiện này được bàn giao cho quân kháng chiến Afghanistan, đây sẽ là lực lượng không quân mạnh vượt trội so với Taliban, gây khó khăn rất lớn cho các tay súng khủng bố trong cuộc xung đột tương lai.Tính tới thời điểm hiện tại, lãnh thổ Afghanistan đã gần như nằm trọn trong tay Taliban. Tàn quân Afghanistan hiện chỉ còn nắm quyền kiểm soát vài tỉnh ở phía Bắc nước này.Tuy nhiên, về mặt lý thuyết, Taliban chưa nhận được sự chuyển giao quyền lực một cách chính thống từ chính quyền cũ, vậy nên tổ chức này vẫn chưa được thực sự công nhận là nhà nước kế thừa của chế độ Afghanistan trước đây.Giới phân tích cho rằng, quân kháng chiến Afghanistan dù đã mất gần như toàn bộ lãnh thổ nước này, mất thủ đô Kabul, nhưng lại vẫn có thể được coi là nhà nước hợp pháp có tính kế thừa duy nhất của Afghanistan.Việc quân kháng chiến vẫn còn tồn tại, không khác gì một cái gai trong mắt Taliban, cản trở mọi nỗ lực nắm quyền kiểm soát cao nhất của tổ chức này trên mảnh đất Afghanistan.Về lý mà nói, các quốc gia láng giềng của Afghanistan đều có quan hệ ngoại giao với chính quyền nước này từ trước đó. Và việc Uzbekistan trả lại máy bay, trực thăng cho quân kháng chiến Afghanistan, cũng là diều dễ hiển.Thậm chí, quân kháng chiến Afghanistan đã yêu cầu trợ giúp của chính phủ Nga. Nếu Moscow đồng ý hỗ trợ quân kháng chiến Afghanistan, nhiều khả năng cuộc chiến giữa lực lượng này và Taliban sẽ kéo dài thêm nhiều năm nữa. Nguồn ảnh: Pinterest. Giờ khắc cuối cùng trước khi Taliban chiếm toàn bộ quyền kiểm soát thủ đô Kabul của Afghanistan. Nguồn: Wion.
Theo thông tin được truyền thông Nga đăng tải, tổ chức Taliban dù chưa thực sự nắm quyền kiểm soát toàn bộ Afghanistan, đã bắt đầu đe dọa quốc gia láng giềng là Uzbekistan.
Mặc dù việc đe dọa quốc gia láng giềng này, là đi ngược hoàn toàn với những phát ngôn về việc muốn "hợp tác sâu rộng" với quốc tế và với tất cả các nước, đã được Taliban tuyên bố từ trước đó. Tuy nhiên, các tay súng Taliban cũng không phải là không có lý do, để "gây sự" với Uzbekistan.
Chuyên gia quân sự của tờ Avia phân tích rằng, Taliban tỏ ra không ưa gì người láng giềng Uzbekistan, do quốc gia này đã đón nhận rất nhiều tàn quân của quân chính phủ Afghanistan cũ.
Trong số này, có không ít người đã sử dụng máy bay trực thăng, máy bay cường kích để bay sang Uzbekistan lánh nạn. Phía Taliban cho rằng, các phương tiện này sau đó đã được Uzbekistan chuyển lại cho quân kháng chiến Afghanistan, gây khó khăn trong việc bình định hoàn toàn quốc gia này dưới tay Taliban.
Đây không phải là một cáo buộc không có căn cứ. Trong thời gian Taliban tiến hành tấn công trên toàn lãnh thổ Afghanistan, nhiều hình ảnh vệ tinh đã cho thấy, ít nhất 50 máy bay, trực thăng các loại của quân đội Afghanistan bay sang Uzbekistan di tản.
Nếu toàn bộ số phương tiện này được bàn giao cho quân kháng chiến Afghanistan, đây sẽ là lực lượng không quân mạnh vượt trội so với Taliban, gây khó khăn rất lớn cho các tay súng khủng bố trong cuộc xung đột tương lai.
Tính tới thời điểm hiện tại, lãnh thổ Afghanistan đã gần như nằm trọn trong tay Taliban. Tàn quân Afghanistan hiện chỉ còn nắm quyền kiểm soát vài tỉnh ở phía Bắc nước này.
Tuy nhiên, về mặt lý thuyết, Taliban chưa nhận được sự chuyển giao quyền lực một cách chính thống từ chính quyền cũ, vậy nên tổ chức này vẫn chưa được thực sự công nhận là nhà nước kế thừa của chế độ Afghanistan trước đây.
Giới phân tích cho rằng, quân kháng chiến Afghanistan dù đã mất gần như toàn bộ lãnh thổ nước này, mất thủ đô Kabul, nhưng lại vẫn có thể được coi là nhà nước hợp pháp có tính kế thừa duy nhất của Afghanistan.
Việc quân kháng chiến vẫn còn tồn tại, không khác gì một cái gai trong mắt Taliban, cản trở mọi nỗ lực nắm quyền kiểm soát cao nhất của tổ chức này trên mảnh đất Afghanistan.
Về lý mà nói, các quốc gia láng giềng của Afghanistan đều có quan hệ ngoại giao với chính quyền nước này từ trước đó. Và việc Uzbekistan trả lại máy bay, trực thăng cho quân kháng chiến Afghanistan, cũng là diều dễ hiển.
Thậm chí, quân kháng chiến Afghanistan đã yêu cầu trợ giúp của chính phủ Nga. Nếu Moscow đồng ý hỗ trợ quân kháng chiến Afghanistan, nhiều khả năng cuộc chiến giữa lực lượng này và Taliban sẽ kéo dài thêm nhiều năm nữa. Nguồn ảnh: Pinterest.
Giờ khắc cuối cùng trước khi Taliban chiếm toàn bộ quyền kiểm soát thủ đô Kabul của Afghanistan. Nguồn: Wion.